1.2 .Các văn bản quy phạm pháp luật
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GĨP VỐN BẰNG QUYỀN
3.1.4. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai vớ
với các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan
Để đảm bảo tính thống nhất giữa Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp với Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan cần thực hiện các yêu cầu sau:
Thứ nhất, tính thống nhất trong pháp luật về góp vốn bằng QSDĐ theo nghĩa
hẹp thể hiện ở việc các quy phạm trong mỗi chế định về góp vốn bằng QSDĐ theo Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư không mâu thuẫn, trùng lặp, chồng chéo nhau. Mặt khác, góp vốn bằng QSDĐ theo nghĩa rộng bao gồm các quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan như pháp luật dân sự, đất đai, lao động, tài chính, ngân hàng. Bởi vậy, để làm được điều này, quan trọng là phải tách bạch giữa quản lý nhà nước về đất đai với quản lý các giao dịch, thực hiện các quyền của NSDĐ trong đó có góp vốn bằng QSDĐ. Giao dịch về QSDĐ chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật như Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Thương mại… trong đó, nội dung và điều kiện giao dịch là do Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp điều chỉnh, cịn về trình tự, thủ tục lại do Luật Đất đai điều chỉnh. Vì vậy, cần tránh trường hợp trong một văn bản luật vừa có quy phạm loại này, vừa có quy phạm loại kia, trong khi mục đích ban hành của đạo luật đó là để điều chỉnh quan hệ khác. Luật Đất đai là một điển hình, bởi Luật này được ban hành để phục vụ hoạt động quản lý trong lĩnh vực đất đai mang tính hành chính. Nói như vậy khơng có nghĩa là trong Luật Đất đai khơng có quy phạm điều chỉnh các lĩnh vực khác. Vấn đề đặt ra là không phải lúc nào những quy phạm dân sự trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn cũng phù hợp với Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp. Trên thực tế đã xảy ra trường hợp nếu áp dụng Bộ luật Dân sự, thì giao dịch QSDĐ có
hiệu lực, nhưng nếu áp dụng Luật Đất đai thì giao dịch QSDĐ khơng có hiệu lực. Đây là vấn đề khơng chỉ gây khó khăn cho cơ quan quản lý về đất đai, mà còn cả cơ quan giải quyết tranh chấp, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Để kh c phục sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật cùng điều chỉnh giao dịch QSDĐ nói chung và góp vốn bằng QSDĐ nói riêng, nên xây dựng Luật Đất đai theo hướng: Luật Đất đai với tư cách là luật công, chỉ điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, còn giao dịch về QSDĐ và tài sản gắn liền với đất thì để Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bất động sản, pháp luật về hợp đồng điều chỉnh.
Thứ hai, cần phải xác định rõ mối quan hệ giữa luật chung với luật chuyên ngành cũng như phạm vi, ranh giới giữa luật chung với luật chuyên ngành cùng điều chỉnh quan hệ góp vốn bằng QSDĐ. Theo đó, Bộ luật Dân sự điều chỉnh những vấn đề chung của góp vốn như chủ thể, nguyên tắc giao kết hợp đồng, còn những vấn đề mang tính khác biệt, cần có quy định cụ thể trong luật chuyên ngành (Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…). Có như vậy mới đảm bảo sự thống nhất trong nội dung pháp luật cũng như q trình áp dụng pháp luật về góp vốn bằng QSDĐ.