Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự đổi mới đến hiệu suất nhân viên (Trang 58 - 62)

Việc đánh giá sơ bộ các thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm mục đích xem xét sự phù hợp của thang đo cho phân tích EFA ở bước tiếp theo. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo ở trên cho thấy bốn thành phần của biến đổi mới với 16 biến quan sát và 9 biến quan sát của biến phụ thuộc được sử dụng cho EFA bên dưới. Khi phân tích EFA tác giả sẽ tập trung vào một số tiêu chí như KMO; hệ số tải nhân tố; tổng phương sai trích và Eigenvalue.

4.4.1 Phân tích EFA với thang đo các nhân tố đổi mới

Nghiên cứu đã được tiến hành phân tích EFA các nhân tố của biến đổi mới với 16 biến quan sát và kết quả được thể hiện như sau:

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s

Kiểm định KMO và Bartlett's

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin .851

Kiểm định xoay Bartlett's

Chi-Square xấp xỉ 1.744E3 Bậc tự do df 120 Mức ý nghĩa Sig. .000

(Nguồn: Kết quả EFA với các thang đo nghiên cứu – Phụ Lục 7)

Dựa vào kết quả phân tích từ bảng 4.8 cho thấy hệ số KMO = 0.851 (≥ 0.80 tốt). Đều này cho thấy độ lớn của hệ số tương quan từng thành phần giữa các biến quan sát trong tổng thể tương đối tốt. Bên cạnh đó, thống kê chi – Square đạt mức 1.744E3 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 (<0.05). Vì vậy, với giả thuyết H0 (ma trận tương quan là ma trận đơn vị) đặt ra trong bài nghiên cứu này bị bác bỏ nghĩa là các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố là phù hợp.

Phân tích EFA với các thang đo của biến đổi mới được thể hiện qua bảng 4.8 bên dưới cho thấy 16 biến quan sát được trích thành 4 nhân tố tại giá trị có Eigenvalue = 1.493 (>1) phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo. Vì vậy, về mặt nhân tố, thang đo này phù hợp. Bên cạnh đó, kết quả EFA với hệ số tải nhân tố của 16 biến quan sát đều lớn hơn 0.6, tổng phương sai trích là 67.171% lớn hơn 50%, vì vậy, mơ hình với 4 nhân tố độc lập trên là phù hợp, cụ thể như sau:

Bảng 4.9: Kết quả phân tích EFA (1)

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 IO3 .864 .767 .803 .846 IO2 .864 IO1 .823 IO4 .812 IT4 IT2 .767 IT1 .747 IT3 .744 IT5 .659 IPr3 IPr2 .759 IPr1 .757 IPr4 .726 IP2 IP3 .834 IP1 .768 Eigenvalue 5.304 2.141 1.809 1.493 Phương sai trích (%) 19.135 18.672 15.258 14.106 Cronbach’s Alpha .892 .829 .779 .819

(Nguồn: Kết quả EFA với các thang đo nghiên cứu – Phụ Lục 7)

Kết quả bảng 4.9 cho thấy nhóm 4 nhân tố độc lập trong mơ hình nghiên cứu cụ thể như sau:

Nhân tố 1: Đổi mới tổ chức có 4 biến quan sát ( IO1, IO2, IO3, IO4) nên tên gọi là đổi mới tổ chức, ký hiệu là TOCHUC.

Nhân tố 2: Đổi mới cơng nghệ có 5 biến quan sát (IT1, IT2, IT3, IT4, IT5) nên tên gọi là đổi mới công nghệ, ký hiện là CONGNGHE.

Nhân tố 3: Đổi mới quy trình có 4 biến quan sát (IPr1, IPr2, IPr3, IPr4) nên tên gọi là đổi mới quy trình, ký hiệu là QUYTRINH.

Nhân tố 4: Đổi mới sản phẩm có 3 biến quan sát (IP1, IP2, IP3) nên tên gọi là đổi mới sản phẩm, ký hiệu là SANPHAM.

4.4.2 Phân tích EFA với thang đo các nhân tố hiệu suất nhân viên Bảng 4.10: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Bảng 4.10: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin .889 Kiểm định xoay Bartlett's Chi-Square xấp xỉ 691.660 Bậc tự do df 36 Mức ý nghĩa Sig. .000

(Nguồn: Kết quả EFA với các thang đo nghiên cứu – Phụ lục 7)

Bảng 4.11: Kết quả phân tích EFA (2)

Biến quan sát Nhân tố 1 EP9 .713 EP8 .710 EP5 .706 EP1 .695 EP2 .683 EP7 .670 EP3 .649 EP4 .646 EP6 .626 Eigenvalue 4.843 Phương sai trích (%) 53.813 Cronbach’s Alpha .853

Sau khi kiểm định thang đo hiệu suất nhân viên bằng cơng cụ Cronbach’s Alpha thì 9 biến quan sát của hiệu suất nhân viên được tiếp tục được đưa vào kiểm định EFA. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO = 0.889 (>0.5), sig =0.000 (<0.05) (Bảng 4.10) chứng tỏ các biến quan sát của hiệu suất nhân viên có mối quan hệ tương quan với nhau trong tổng thể. Tổng phương sai trích là 53,813% > 50% (bảng 4.11). Đều này chứng tỏ 53,813% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 1 nhân tố được tạo ra.

Kết quả việc sử dụng phép xoay nhân tố với varimax cho kết quả bảng 4.11 cho thấy tất cả hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5. Như vậy dựa vào kết quả từ bảng 4.10 và 4.11 cho thấy cả 9 biến quan sát đều đạt yêu cầu và trích thành 1 nhân tố tại Eigenvalue là 4.139, cụ thể gồm có 9 biến quan sát của hiệu suất nhân viên (EP1, EP2, EP3, EP4, EP5, EP6, EP7, EP8, EP9), ký hiệu là HIEUSUAT.

Bảng 4.12: Tóm tắt kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và EFA

Thang đo Thành phần Số biến quan sát Cronbach’s Alpha Tổng phƣơng sai trích (%) Đánh giá Đổi mới Công nghệ 5 .829 67.171 Đạt yêu cầu Tổ chức 4 .892 Quy trình 4 .779 Sản phẩm 3 .819

Hiệu suất NV 9 .853 53.813 Đạt yêu cầu

( Nguồn: Kết quả EFA với các thang đo nghiên cứu – Phụ lục 6, phụ lục 7)

Như vậy, các kết quả thu được từ việc phân tích hệ số độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) bên trên cho thấy tất cả các biến đều phù hợp về giá trị và độ tin cậy để phân tích hồi quy. Các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu về sự tác động của đổi mới đến hiệu suất của nhân viên làm việc tại phịng cơng nghệ của những Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học (sản xuất) trong khu công nghệ cao Quận 9, TP. HCM đã đề cập trong chương 2 là phù hợp.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự đổi mới đến hiệu suất nhân viên (Trang 58 - 62)

w