3. Lập kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị ưu tiên
3.3. Lập kế hoạch nâng cấp chuỗi
Trong phát triển chuỗi giá trị, quan trọng nhất là làm thế nào để liên kết (nông dân - hợp tác xã - DN) được bền vững, tránh hiện tượng phá vỡ hợp đồng hay bẻ kèo. Muốn giảm rủi ro, cần phải minh bạch hóa thơng tin theo hai cách, thông qua hợp đồng đối với các sản phẩm có chất lượng đặc thù, và đa dạng hóa khách hàng.
Lâu nay, nông dân quen với việc chờ thương lái đến mua, nên rất bị động. Vậy nên, với các sản phẩm có khối lượng lớn, nơng dân cần chủ động tổ chức mang ra chợ đầu mối để bán. Với các địa phương khơng có chợ đầu mối nơng sản, chính quyền cần hỗ trợ thành lập hay kết nối…
Đối với nhiều doanh nghiệp, hợp tác với nơng dân là vấn đề mới mẻ, cịn đối với nơng dân kinh nghiệm đàm phán hợp đồng cũng cịn rất hạn chế, vì vậy cần có đơn vị hỗ trợ kết nối, tư vấn đào tạo về thị trường. Công tác khuyến nông cũng cần được đổi mới phương pháp và nội dung để hỗ trợ nông dân sản xuất hàng hóa, tham gia vào chuỗi giá trị hiệu quả hơn.
Nhà nước cũng cần tập trung vào việc xây dựng tiêu chuẩn, thương hiệu và hệ thống dịch vụ chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm. Nhưng cốt lõi là các doanh nghiệp và HTX nhận thức được và cần áp dụng công nghệ quản trị hiện đại như truy xuất nguồn gốc vào quản lý chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu thất bại của thị trường cạnh tranh hiện nay… Với sự thay đổi của cách mạng công nghiệp 4.0, một số doanh nghiệp và HTX trên thế giới đã bắt đầu ứng dụng công nghệ kết nối vạn vật (IoT), công nghệ blockchain trong quản trị chuỗi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp. Việc truy xuất nguồn gốc đang ngày càng trở nên quan trọng trong quản trị thương hiệu.
26
Nhìn tổng thể, muốn phát triển chuỗi giá trị nông, lâm sản và thuỷ sản bền vững không thể thiếu được vai trị kiến tạo của Nhà nước thơng qua việc ban hành các chính sách mang tính tổng hợp. Chẳng hạn như, cần có gói chính sách hỗ trợ tài chính để cải thiện năng lực thu mua sản phẩm cho người dân, đặc biệt là tạo cơ hội cho các hộ nhỏ tham gia chuỗi giá trị. Hay như cần cải cách các hiệp hội ngành hàng; thúc đẩy mối quan hệ hợp tác công - tư trong liên kết chuỗi; đổi mới cơ chế thu hút đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực nơng nghiệp; quy hoạch vùng sản xuất nông sản theo hướng tập trung, hiện đại; tăng cường liên kết các viện/trường với các doanh nghiệp tạo điều kiện chuyển giao công nghệ vào chuỗi giá trị…
Hiện nay, người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn tới chứng nhận chất lượng nơng sản thể hiện qua bao bì, nhãn mác. Theo nghiên cứu mới đây của ADB/Malica, các chuỗi sản phẩm hữu cơ có chứng nhận bằng hệ thống bảo đảm chất lượng có sự tham gia (PGS) được người tiêu dùng biết đến nhiều nhất (51%), tiếp đến là hệ thống quản lý chất lượng VietGAP với khoảng 32%.
Tuy nhiên, người tiêu dùng lại chưa hiểu biết nhiều về tiêu chuẩn và quy trình thực hành sản xuất. Vậy nên, nếu hình thành được một mơ hình thể chế quản trị thị trường nông sản sẽ giúp cải thiện khả năng minh bạch thông tin kết nối người sản xuất và tiêu dùng.
Kế hoạch nâng cấp chuỗi cần đưa ra được các nguồn lực cho các hoạt động như nhân lực, thời gian, địa điểm, kinh phí… và cả sự hỗ trợ từ bên ngồi.
Bảng 3.3: Lập kế hoạch nâng cấp chuỗi
Thời Tổ Kinh phí
TT Hoạt Số Địa gian chức Đề Nguồn ưu động ĐVT lượng điểm thực thực Tổng Ngân Dân xuất hỗ trợ tiên hiện hiện sách góp hỗ
trợ 1 2 3
27 …
Gia tăng giá trị bằng cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Bởi họ xứng đáng phải có được cơ hội tiêu thụ sản phẩm một cách minh bạch với chất lượng và giá cả tương thích. Đó là con đường tất yếu để khơng cịn lặp lại điệp khúc, đến mùa là giải cứu nông sản nữa.
Các giải pháp gia tăng giá trị của chuỗi giá trị sản phẩm:
- Có thể tăng tỷ lệ lợi nhuận bằng cách tạo ra sản phẩm mới mà người tiêu dùng yêu thích hoặc cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm hiện có hoặc vừa tạo sản phẩm mới vừa cải tiến quy trình sản xuất, hợp tác, liên kết trong sản xuất.
- Cải tiến quy trình sản xuất cụ thể có 6 phương án
1. Tăng năng suất Tăng sản lượng Tăng giá trị gia Tỷ lệ lợi nhuận
tăng cao hơn
2. Nâng cao hiệu quả Giảm chi phí đầu Tăng giá trị gia Tỷ lệ lợi nhuận
sản xuất vào tăng cao hơn
3. Cải tiến chất lượng Tăng giá bán Tăng giá trị gia Tỷ lệ lợi nhuận
tăng cao hơn
4. Cải tiến marketing Tăng sản lượng Tăng giá trị gia Tỷ lệ lợi nhuận
Tăng giá bán tăng cao hơn
5. Đảm nhận các Phân phối lại giá Tỷ lệ lợi nhuận
chức năng khác trong trị gia tăng cao hơn
chuỗi (vận chuyển, sơ chế/chế biến)
6. Thành lập tổ/nhóm Giảm chi phí sản Phân phối lại giá Tỷ lệ lợi nhuận
xuất trị gia tăng cao hơn
Phương án số 1 chỉ hiệu quả nếu người tiêu dùng sẵn sàng mua nhiều hơn, phương án này cũng là phương án truyền thống nhưng chưa hẳn là phương án
28
hiệu quả nhất. Nói chung, tỷ lệ lợi nhuận chỉ tăng khi người mua có nhu cầu mua sản phẩm. Họ mua nông sản nhiều hơn hoặc với giá cao hơn.