2.1. Thu thập thông tin thị trường và thông tin cộng đồng
- Thu thập thơng tin là q trình tập hợp thơng tin theo những tiêu chí cụ thể nhằm làm rõ những vấn đề, nội dung liên quan đến lĩnh vực nhất định. Đó là q trình xác định nhu cầu thơng tin, tìm nguồn thơng tin, thực hiện tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu đã được định trước.
- Thông tin thị trường là tất cả các thông tin về mua và bán các sản phẩm và dịch vụ. Thông tin thị trường không chỉ là thơng tin về giá cả và số lượng mà cịn bao gồm cả các thông tin liên quan đến thị trường đầu ra và đầu vào sản phẩm.
- Thông tin thị trường nông nghiệp là thông tin về cầu và cung của nông sản, vật tư đầu vào và các dịch vụ có liên quan.
- Các hộ thường tự quyết định phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh cho riêng mình. Thơng tin thị trường có thể giúp họ hoạt động nào là phù hợp trong suốt quá trình sản xuất, từ lập kế hoạch sản xuất cho đến khi bán sản phẩm
để trả lời các câu hỏi sau: các hộ nên sản xuất cái gì và bao nhiêu? Có nên canh tác trái vụ không? Nên trồng những cây nào? Nên áp dụng hình thứ sau thu hoạch nào? Có nên lưu kho sản phẩm không? Bán sản phẩm ở đâu, cho ai?...
Nội dung dưới đây hướng dẫn phương pháp thu thập thông tin thị trường và thông tin cộng đồng
2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
- Dữ liệu thứ cấp có nguồn gốc từ những dữ liệu đã được cơng bố, phân tích. Các nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm:
54 tạp chí, nhật báo, internet...
- Dữ liệu phi văn bản như: bản ghi âm, ghi hình, chương trình truyền hình...
Ưu điểm dữ liệu thứ cấp
- Tiết kiệm thời gian và tiền bạc, công sức so với dữ liệu sơ cấp; - Có thể cung cấp dữ liệu nhan chóng cho các hộ;
- Có thể dẫn đến những thơng tin hữu ích giúp các hộ quyết định hướng sản xuất.
Nhược điểm dữ liệu thứ cấp
- Tiếp cận khó để lấy thơng tin cần thiết; - Thơng tin khơng chính xác;
Các bước thu thập thơng tin thứ cấp
Bước 1: Xác định loại dữ liệu cần lấy có ở dạng dữ liệu thứ cấp hay không?
+ Các tờ báo uy tín là nguồn hữu ích có các thông tin về thị trường, báo cáo tổng hợp, phân tích về thị trường chính xác;
+ Các sách giáo khoa về các chủ đề cụ thể có thể cung cấp chỉ dẫn rõ ràng về các loại nơng sản mình muốn tìm kiếm;
+ Các thơng tin trên internet cho mình các nguồn thơng tin phong phú về thị trường, những thông tin về các đối thủ cạnh tranh...
Bước 2: Tìm kiếm chính xác dữ liệu thứ cấp
+ Với những dữ liệu thứ cấp do Nhà nước, địa phương phát hành thì việc tìm thơng tin dễ dàng hơn qua ủy ban nhân dân, qua các website thơng tin dữ liệu,tạp chí...
+ Với những dữ liệu trên inernet có thể sử dụng cơng cụ tìm kiếm, giúp tìm những từ khóa liên quan đến câu hỏi.
55
- Mở máy tính có kết nối intermet và mở trình duyệt internet
- Vào các trang web tìm kiếm thơng tin như: http://google.com.vn;
http://yahoo.com; http://ask.com; … như hình minh họa dưới đây
Trang http://google.com.vn
Trang http://yahoo.com.vn
- Gõ từ hay cụm từ cần tìm vào ơ tìm kiếm Một số trường hợp, có thể tìm thấy các trang chủ của các trang trại cạnh tranh, hiệp hội thương mại. 2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Đây là loại dữ liệu quan trọng nhất, là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và trực tiếp từ các địa điểm muốn tìm hiểu.
- Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp ghi lại các sự kiện hoặc các hành vi của con người, sự việc. Phương pháp này có thể kết hợp với phương pháp khác để kiểm tra độ chính xác của dữ liệu thu thập. Có thể chia ra:
- Quan sát trực tiếp là tiến hành quan sát khi sự kiện đang diễn ra. Ví dụ: Quan sát các khu chợ bán nơng sản.
- Quan sát gián tiếp là tiến hành quan sát kết quả hay tác động của hành động, chứ không trực tiếp quan sát hành động.
56
- Quan sát ngụy trang có nghĩa là đối tượng được nghiên cứu khơng hề biết họ đang bị quan sát. Ví dụ: quan sát đối thủ cạnh tranh, thái độ khách hàng.
- Quan sát cơng khai có nghĩa là đối tượng được nghiên cứu biết họ đang bị quan sát.
Khi quan sát thị trường, mục đích thu được kết quả:
- Các thơng tin về nơng sản đang có, về khách hàng, và các nhà sản xuất kinh doanh hiện đang có trên thị trường.
- Cung cấp thơng tin về thực trạng và nhu cầu đối với các loại hàng hóa, dịch vụ, số lượng, chất lượng, giá cả.
Giúp xác định những nông sản đang thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay những nông sản hiện đang thừa thải trên thị trường, có nhiều người bán hơn người mua.
Từ đó, có thể chọn ra những nơng sản đang thiếu và tránh đầu tư vào những nông sản đang thừa.
Quan sát để tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện có tại địa phương và suy nghĩ xem có thể bổ sung sản xuất nơng sản gì hoặc có thay đổi gì cho nơng sản để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp phỏng vấn đòi hỏi phải trao đổi với khách hàng để lấy được thơng tin cần thiết, thường dưới hình thức hỏi đáp.
+ Phương pháp này linh hoạt hơn phương pháp quan sát, nhanh hơn và đôi khi đỡ tốn kém hơn. Tuy nhiên phương pháp này lại phụ thuộc vào câu trả lời của khách hàng về hành vi của mình và thường lời nói và hành động của người ta không phải lúc nào cũng thống nhất.
Phiếu điều tra là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về khách hàng phổ biến nhất. Ba hình thức điều tra chính là qua thư, điện thoại và trực tiếp.
57 Ưu điểm:
- Có thể điều tra với số lượng lớn, có thể dùng hình ảnh minh họa - Thuận lợi cho người hỏi vì họ có thời gian suy nghĩ, có thể trả lời lúc rảnh rỗi
- Chi phí điểu tra thấp Nhược điểm:
- Tỷ lệ trả lời thấp
- Mất nhiều thời gian đợi thư
- Khơng kiểm sốt được người trả lời
- Người trả lời có thể khơng phải là đối tượng nhắm tới
Gửi bảng câu hỏi đã soạn sẵn, kèm phong bì dán tem đến người muốn tìm hiểu qua đường bưu điện hay qua thư điện tử.
Nếu mọi việc trôi chảy, đối tượng điều tra sẽ trả lời và gửi lại bảng câu hỏi điều tra qua đường bưu điện.
Áp dụng khi chủ hộ cần tìm hiểu đối tượng ở quá xa, hay sống phân tán, khu riêng khó vào...
Phỏng vấn qua điện thoại Ưu điểm:
- Phương pháp sẽ thu thập thơng tin một cách nhanh chóng và độ linh hoạt cũng cao hơn.
- Tỷ lệ trả lời có xu hướng cao hơn so với hình thức thư điều tra và có thể xác định ngay ai trả lời.
- Dễ thiết lập làm quen hơn.
- Có thể linh hoạt trong đặt câu hỏi. Nhược điểm:
58
- Chi phí bình qn đầu người cao hơn hình thức thư điều tra. - Đối tượng có thể khơng muốn tiết lộ qua điện thoại.
- Thời gian phỏng vấn có thể bị hạn chế vì người trả lời khơng sẵn lịng nói chuyện lâu qua điện thoại.
Phỏng vấn trực tiếp
Gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng hỏi được soạn sẵn. Áp dụng khi muốn thu thập nhiều dữ liệu, và kết hợp với quan sát (áp dụng muốn điều tra về khách hàng)
Ưu điểm:
Có thể giải thích những câu hỏi khó, gợi mở vấn đề và có thể xốy sâu vào vấn đề nếu cần thiết.
Nhược điểm: - Tốn kém. - Mất thời gian.
- Địi hỏi kỹ năng nói chuyện lấy thơng tin.
2.2. Các hoạt động tạo thu nhập và ý tưởng kinh doanh của hộ
2.2.1. Sản xuất trồng trọt, chăn ni
Sản xuất nói chung là q trình làm việc của chúng ta nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm để tiêu dùng cho bản thân, gia đình hoặc để bán kiếm tiến
Một số loại hình sản xuất nơng nghiệp điển hình - Trồng trọt: lúa, ngơ, khoai, sắn, cây ăn quả, rừng,… - Chăn nuôi: gia súc, gia cầm,…
Sản xuất trồng trọt là việc chúng ta sử dụng nhiều yếu tố khác nhau trong trồng trọt như đất đai, lao động, giống, phân bón, nước,… để tạo ra các sản phẩm.
Sản xuất chăn nuôi là việc chúng ta sử dụng các yếu tố trong chăn nuôi như đất đai, lao động, con giống, thức ăn,… để tạo ra sản phẩm.
59 2.2.2. Buôn bán
Buôn bán là việc chúng ta mua một số loại sản phẩm hàng hóa do người khác sản xuất ra đem về bán để kiếm tiền lời.
Một số loại hình bn bán:
- Bán lẻ: tức là mua hàng với số lượng ít và bán lẻ cho từng người hàng ngày như bán hàng tạp hóa,…
- Bán bn: tức là mua hàng với số lượng lớn và bán sỉ lại cho những người bán lẻ như bán thức ăn chăn ni, phân bón, vật liệu xây dựng,…
- Đại lý: tức ta bán hàng hóa cho các cơng ty để kiếm hoa hồng như đại lý thức ăn chăn nuôi, đại lý thuốc thú y, đại lý thuốc bảo vệ thực vật, đại lý phân bón,…
2.2.3. Ngành nghề dịch vụ
Dịch vụ là việc chúng ta cung cấp cho thị trường/khách hàng một hoặc một số hoạt động/dịch vụ để thu lợi ích, như: dịch vụ làm đất, cày bừa; dịch vụ thú y; dịch vụ bảo vệ thực vật; dịch vụ xay xát gạo; dịch vụ vận chuyển;… 2.2.4. Cách tìm ý tưởng sản xuất kinh doanh tốt
Có nhiều cách để tìm ra ý tưởng kinh doanh: ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:
- Trong nội tại các hộ: các đồ dùng, vật dụng,… - Từ vườn, ruộng: cây trồng, con vật nuôi; - Từ đi lại tìm thấy ở nơi khác;
- Từ giao tiếp, hỏi bạn bè; - Từ ti vi, báo đài;
- Từ những khó khăn của điều kiện tự nhiên; - Từ những người đã làm những ngành nghề này; - Từ tay nghề của bản thân họ;…
60
Trong đời sống hàng ngày của chúng ta xuất hiện nhiều và rất nhiều ý tưởng kinh doanh. Tuy nhiên một ý tưởng kinh doanh tốt phải được xuất phát từ hai khía cạnh sau:
- Khía cạnh theo hướng bản thân mình hoặc gia đình mình:
Nếu chúng ta hay gia đình chúng ta có kinh nghiệm hay đã từng sản xuất thành công một loại sản phẩm nào đó như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ thì chúng ta nên chọn sản xuất kinh doanh các loại hình đó.
- Khía cạnh theo hướng khách hành/thị trường
Thị trường là yếu tố/tín hiệu quan trọng, quyết định đến việc lựa chọn loại hình/sản phẩm sản xuất kinh doanh của các hộ. Hãy sản xuất kinh doanh những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà thị trường cần chứ khơng làm cái gì chúng ta có. 2.3. Lập và triển khai kế hoạch phát triển sản xuất
2.3.1. Lợi ích của việc lập kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất của hộ là điều kiện cơ bản để thực hiện có hiệu quả phương hướng sản xuất kinh doanh, là công cụ giúp cho người quản lý/chủ hộ chỉ đạo sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học. Mặt khác, kế hoạch cịn giúp cho các h ộ tập trung khai thác mọi tiềm năng của mình để nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Nhờ có kế hoạch mà hộ tránh được những rủi ro đồng thời chủ động ứng phó với những sự biến động bất thường. Kế hoạch còn giúp các chủ hộ có cơ sở để kiểm tra các hoạt động của mình, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, của các đối thủ cạnh tranh để có các giải pháp thích hợp.
Đối với chủ hộ, kế hoạch là công cụ để thay đổi tư duy, suy nghĩ kiểu cũ sang tư duy có tính tốn, cân nhắc. Khi lập kế hoạch sẽ tạo cho họ thói quen ghi chép lại hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ, của gia đình, lợi nhuận và tình hình tiêu thụ sản phẩm,... Ngồi ra, họ có thể chủ động hơn về vốn, lợi dụng những thế mạnh, những cơ hội và đối mặt với những đe dọa.
61
Tóm lại, lập kế hoạch sản xuất đóng vai trị quan trọng và ảnh hưởng đến những kết quả và hiệu quả của các hoạt động sản xuất trong tương lai. Chính vì vậy, công tác lập kế hoạch sản xuất của hộ cần được coi trọng và tiến hành một cách thường xuyên để đảm bảo cho sự thành công trong tương lai.
2.3.2. Các loại kế hoạch sản xuất của hộ
Căn cứ vào tiêu chỉ thời gian, kế hoạch sản xuất có thể chia thành 3 loại: - Kế hoạch ngắn hạn: Kế hoạch hàng năm, kế hoạch thời vụ, kế hoạch tháng, quý, kế hoạch phân công…
+ Kế hoạch ngắn hạn (Kế hoạch hằng năm): Xác định các chỉ tiêu, hoạt động cụ thể và các biện pháp thực hiện trong một năm và là kế hoạch cụ thể hóa kế hoạch trung hạn.
+ Các loại kế hoạch hàng năm của trang trại như: kế hoạch ngành trồng trọt, kế hoạch ngành chăn nuôi, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch máy móc thiết bị vật tư, kế hoạch lao động, kế hoạch phân phối và tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tài chính…
+ Kế hoạch thời vụ sản phẩm trồng trọt: Kế hoạch thời vụ xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ, công việc cần phải làm trong từng vụ, từng mùa nhất định.
+ Tùy thuộc vào thời vụ dài hay ngắn khác nhau, tùy thuộc vào thời vụ của các loại cây trồng mà các trang trại tổ chức sản xuất mà có các loại kế hoạch thời vụ trồng trọt như:
+ Kế hoạch thời vụ lớn như kế hoạch vụ đông xuân, kế hoạch vụ hè thu … + Kế hoạch thời vụ được phân theo từng công đoạn của quy trình sản xuất: kế hoạch làm đất, kế hoạch gieo trồng, kế hoạch chăm sóc, kế hoạch thu hoạch, vận chuyển, chế biến…
+ Để xây dựng kế hoạch thời vụ phải dựa vào kế hoạch hàng năm của hộ, trước hết là kế hoạch sản phẩm trồng trọt và phải dựa vào thời vụ của từng loại cây trồng đặc biệt là dựa vào quy trình sản xuất của từng loại cây trồng.
62
Ngồi ra cịn có kế hoạch phân cơng lao động đi kèm để thực hiện các kế hoạch sản xuất ngắn hạn trên.
- Kế hoạch trung hạn: từ 3 – 5 năm;
Là kế hoạch nhằm triển khai, cụ thể hóa kế hoạch dài hạn. Trong kế hoạch 3 – 5 năm có đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng năm kế hoạch.
Kế hoạch trung hạn thường có các loại chủ yếu: kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch lao động, kế hoạch mua sắm và sử dụng vật tư.
- Kế hoạch dài hạn: trên 5 năm.
Đây là một kế hoạch định hướng cho sự hình thành và phát triển của hộ. Kế hoạch dài hạn thường tập trung vào những nội dung sau:
+ Xây dựng mục tiêu tổng quát dài hạn của trang trại như các chỉ tiêu về quy mô hộ, số lượng lao động, mức thu nhập của hộ và đời sống của người lao động.
+ Định hình phương hướng sản xuất kinh doanh: diện tích đất đai, cơ cấu sản phẩm sản xuất, sản phẩm sản xuất chính và bổ sung của hộ.
+Những yêu cầu về vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật cần để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
+ Những biện pháp chủ yếu về tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và thời gian thực hiện.
2.3.3. Xác định các căn cứ lập kế hoạch sản xuất + Nhu cầu thị trường