3. Lập kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị ưu tiên
3.4. Kế hoạch giám sát các hoạt động trong chuỗi
Trên cơ sở kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, các nhà quản lý cần lập kế hoạch giám sát các hoạt động trong chuỗi. Kế hoạch giám sát cần thể hiện rõ được các chỉ số đặt ra, mức độ hoàn thành so với các mục tiêu, thời gian triển khai các hoạt động, cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Bảng 3.4: Kế hoạch giám sát đánh giá các hoạt động trong Chuỗi giá trị nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Chỉ số Thời gian thực Người/ Người/tổ
hiện tổ chức
TT Hoạt động hoàn chức
thực
thành Bắt đầu Kết thúc hiện giám sát 1
2 …
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015), Tài liệu tập huấn lớp kinh tế hợp tác, Hà Nội.
2. Viện đào tạo Doanh nhân Việt, Tài liệu tập huấn về chuỗi giá trị, Dự án “Phát triển kinh tế xã hội có lồng ghép giới”, Hà Nội
3. Trần Ngọc Hùng (2014), Bài giảng Chuỗi giá trị, phân tích chuỗi giá trị và lập kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị.
Câu hỏi thảo luận
1. Anh/chị hãy cho biết thực trạng công tác xây dựng chuỗi giá trị Nông, Lâm sản và Thủy sản tại địa bàn nơi anh/chị công tác?
2. Xây dựng sơ đồ chuỗi sản phẩm cho các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản?
3. Anh/chị sẽ làm gì để nâng cao giá trị gia tăng cho chuỗi sản phẩm anh/ chị vừa xây dựng?
29
Phụ lục
Bài học kinh nghiệm thực tiễn: Chương trình liên kết 1000 hợp tác xã và hộ nơng dân của tập đồn Vingroup
Tập đồn Vingroup- doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản đã chính thức cơng bố thơng tin về Dự án nơng nghiệp VinEco với số vốn đầu tư ban đầu 2.000 tỷ đồng. Bước đầu vào lĩnh vực trồng trọt, áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hàng đầu trên thế giới để cung cấp rau quả hữu cơ và rau quả sạch cho thị trường theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. “Sứ mệnh của VinEco là cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an tồn vì sức khỏe của người dân Việt và các thế hệ tương lai, tiến tới việc đưa một số nông, lâm, thuỷ sản thế mạnh Việt Nam ra thế giới”- Vingroup khẳng định
Để đảm bảo chất lượng, VinEco sẽ quy hoạch các vùng sản xuất theo mơ hình tập trung và khép kín. Tất cả các khâu từ nghiên cứu, cơng nghệ giống, sản xuất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch đến chế biến, vận chuyển… đều được thực hiện theo quy trình khoa học, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí về chất lượng và an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Mới đây, tập đồn Vingroup đã chính thức khởi động “Chương trình liên kết 1.000 hợp tác xã và hộ nơng dân” để cung ứng nông, lâm, thuỷ sản sạch cho thị trường. Chương trình chính thức triển khai từ 1/9/2016 với tổng ngân sách khoảng 300 tỷ đồng cho năm đầu tiên. Điều kiện tham gia là các hộ sản xuất có quy mơ tối thiểu trên 1 ha, cam kết sản xuất nơng, lâm, thuỷ sản sạch, an tồn, ưu tiên những hộ sản xuất đã đạt tiêu chuẩn VietGap hoặc chuyên sản xuất trái cây đặc sản theo vùng miền. Giữa nỗi lo “thực phẩm bẩn” hàng ngày thì động thái trên đã phần nào giúp người tiêu dùng yên tâm.
“Cam kết của Vingroup đưa ra chính là giúp nông dân sản xuất và thu lời hiệu quả nhất trên chính mảnh ruộng của họ. Đổi lại, chúng tơi có nơng phẩm sạch, đa dạng và chủ động cung cấp cho thị trường. Đây là quan hệ kinh tế đơi bên cùng có lợi (win – win) nên nếu được triển khai đúng, chắc chắn sẽ bền vững”, đại diện VinEco - đơn vị trực tiếp triển khai chương trình hỗ trợ nơng dân cho biết.
30
Cụ thể, công ty VinEco hỗ trợ về đào tạo kiến thức, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an tồn. Các nơng hộ tham gia ký kết sẽ được kiểm soát quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất thông qua đội ngũ kỹ thuật “nằm vùng”. Ngoài ra, cơng ty cịn đảm bảo thu mua đúng quy trình, giá cả một cách ổn định nhất. Đặc biệt, đối với những hộ sản xuất đủ điều kiện, VinEco sẽ hỗ trợ tài chính tối đa 300 triệu đồng/hộ để giúp trang bị cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, vốn, giống. Với việc kiểm sốt khép kín từ đồng ruộng đến siêu thị, Chương trình sẽ cắt giảm được tối đa các khâu trung gian, tập trung nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản cung ứng ra thị trường.
Sau 3 tháng triển khai, chương trình đã thu hút được sự tham gia của 250 hộ sản xuất đầu tiên thuộc các lĩnh vực Rau, Nấm, Gạo, Trái cây và con số này đang gia tăng hàng ngày. Bà Vũ Tuyết Hằng, Tổng Giám đốc VinEco, cho biết trong thời gian tới Cơng ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh mơ hình liên kết này lên 1.000 hộ.
Mơ hình chuỗi liên kết ở tỉnh Quảng Ngãi:
Mấy năm gần đây, nhà máy Mì Sơn Hải và Tịnh Phong (thuộc CTCP Nông, lâm, thuỷ sản thực phẩm Quảng Ngãi) đã ký nhiều hợp đồng liên kết với các hộ nơng dân trồng mì (sắn) thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Minh Long, Sơn Hà, Ba Tơ, Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi).
Số diện tích mì của các hộ dân đưa vào liên kết lên đến hơn 10 nghìn ha. Thực hiện các cam kết tại hợp đồng liên kết, các nhà máy hỗ trợ nơng dân vốn đầu tư phát triển cây mì cao sản, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, bao tiêu sản phẩm… Hiệu quả đem lại từ cây mì đối với bà con nơng dân vì vậy khá cao so với các cây trồng khác.
Tương tự, việc liên kết giữa Nhà máy đường Thổ Phong thuộc CTCP Đường Quảng Ngãi với nơng dân trồng mía tại khu vực lân cận cũng được đẩy mạnh thời gian qua. Công ty là đầu mối cung ứng vốn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm cho nơng dân nhằm vừa phát triển bền vững các vùng mía tập trung chuyên canh, vừa đảm bảo tăng năng suất, sản lượng, qua đó giúp bà con có thu nhập cao và ổn định hơn trước…
31
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, nhờ đẩy mạnh các mơ hình chuỗi liên kết trong nơng nghiệp mà hoạt động của các nhà máy cũng ổn định hơn. Các mơ hình liên kết nói trên cũng tạo điều kiện thuận để nông dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị nơng sản, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho bà con nơng dân… Mơ hình cho thấy cả hai bên tham gia đều có lợi và hài lịng nhất là các hộ nông dân địa phương.
Các mô hình liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nơng nghiệp với doanh nghiệp làm đầu mối đóng vai trị chính trong chuỗi giá trị đang được chứng minh là mơ hình phù hợp trong sản xuất nơng nghiệp hiện đại. Giúp trình độ sản xuất được cải thiện và quy mô sản phẩm tăng lên.
Doanh nghiệp thì kiểm sốt được chất lượng sản phẩm tốt hơn việc mua trôi nổi trên thị trường. Có quy hoạch vùng sản phẩm và thuận lợi hơn khi ứng dụng khoa học công nghệ theo quy mô lớn, giúp tăng giá trị sản phẩm và nâng cao lợi nhuận.
Đồng thời, nó được cho là có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Không những đem lại hiệu quả kinh tế lớn mà nó cịn góp phần vào việc đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, bởi sự liên kết là rất chặt chẽ trong từng khâu sản xuất. Chính vì thế mơ hình này đang được các ngành, địa phương quan tâm thúc đẩy, DN và người dân thấy được lợi ích thì tham gia ngày càng nhiều.
Mơ hình chuỗi liên kết ở tỉnh Bình Định:
HTX dịch vụ tổng hợp Cát Tài (huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định). HTX có diện tích 150 ha sản xuất cây lạc L14. HTX đã chủ động liên kết với công ty thực phẩm Tất Thắng (Đăk Lăk), cơng ty Biffa (Bình Định), Cơng ty cổ phần sản xuất và XNK Quang Dũng (khu kinh tế Nhơn Hôi - Quy Nhơn) bao tiêu đầu ra ổn định cho bà con nông dân. Năng suất giống lạc L14 trung bình đạt 96 tạ/ ha diện tích sản xuất. Để giúp cho HTX phát triển chuỗi giá trị cây lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân, Liên minh HTX Việt Nam cam kết hỗ trợ HTX đầu tư mua máy thu hoạch lạc; tư vấn định hướng chế biến sâu các sản phẩm từ lạc
32
như dầu lạc, kẹo lạc các loại bánh từ lạc; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đóng gói bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ xúc tiến thương mại…
Bên cạnh chuỗi giá trị lạc, tỉnh Bình Định cịn phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ dừa của HTX nông nghiệp Ngọc An. HTX đã thực hiện chế biến sâu các sản phẩm từ quả dừa như dầu dừa tinh khiết, bánh tráng dừa. Hiện nay, trên địa bàn xã Hồi Thanh Tây có 150 ha đất trồng dừa, trong đó có 130 ha đất dừa đang cho thu hoạch. Dừa Tam Quan được trồng trên đất cát pha, có tính axit nên cho ra sản phẩm dầu dừa chất lượng tốt nhất cả nước. HTX đã đầu tư hệ thống máy bóc vỏ, tách cùi và chế biến dầu dừa theo công nghệ ép lạnh đảm bảo chất lượng tốt nhất. HTX có định hướng sẽ chế biến đa dạng các sản phẩm từ dừa như kẹo dừa, sữa dừa và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ sợi dừa, gáo dừa. Tham gia xây dựng chuỗi giá trị, Liên minh HTX Việt Nam sẽ hỗ trợ HTX mua máy hái dừa, hỗ trợ xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm tìm đầu ra ổn định…
33
CHUYÊN ĐỀ 2. KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI