Khái niệm kinh tế hộ

Một phần của tài liệu Tài liệu kỹ năng xây dựng chuỗi giá trị nông, lâm sản (Trang 36)

1. Kinh tế hộ trong sự phát triển cộng đồng nông thôn

1.1. Khái niệm kinh tế hộ

Kinh tế hộ có nguồn gốc từ các mối quan hệ gia đình, trong các hoạt động kinh tế mà các thành viên gia đình cùng tham gia, tạo ra nền tảng kinh tế cho hộ gia đình cùng phát triển. Tuy nhiên trong kinh tế học, khái niệm gia đình và kinh tế hộ có sự khác biệt tương đối, sự khác biệt đó được luận giải như sau:

Trên góc độ pháp lý, gia đình được hiểu là một đơn vị xã hội cơ bản, bao gồm những người cùng huyết tộc, cùng sống trong một ngôi nhà, ăn chung, hoạt động kinh tế chung (nếu có) và cùng gánh vác nghĩa vụ của tồn gia đình với xã hội. Gia đình là cơ sở của kinh tế hộ nói chung. Trong lịch sử phát triển của xã hội lồi người từ trước đến nay, gia đình thường có từ một đến hai thế hệ là phổ biến và chiếm phần đa số.

Trên góc độ các chủ thể kinh tế, khái niệm “hộ kinh tế” có thể hiểu rộng hơn khái niệm “gia đình” ở một số khía cạnh như: hộ kinh tế bao gồm cả những người cùng hay không cùng huyết thống tạo nên; trong một hộ kinh tế, những thành viên có thể khơng cùng sống chung trong một mái nhà và có thể gồm nhiều gia đình cùng sống và làm việc chung với nhau. Khái niệm gia đình khơng bao hàm những nội dung này.

Giữa gia đình và hộ kinh tế tuy có nhiều nét giống nhau, gắn bó với nhau, song khơng phải là một, do đó khơng nên quan niệm “gia đình” và “hộ kinh tế” là một. Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng khái niệm kinh tế hộ, với các lập luận như sau:

Thứ nhất, kinh tế hộ là kinh tế gia đình, nói cách khác gia đình là nền tảng của kinh tế hộ. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ mang tính ước lệ, bởi bản chất kinh

34

tế của gia đình và sự phát triển của kinh tế gia đình như thế nào, thì chưa được lý giải một cách thấu đáo?

Thứ hai, Kinh tế hộ là một loại hình tổ chức kinh tế độc lập, nhưng chưa được xác định rõ địa vị pháp lý trong xã hội. Kinh tế hộ ở đây chưa xác định về quy mơ, tính chất pháp lý, và chưa đề cập đến sự khác nhau giữa hộ gia đình theo Bộ luật Dân sự với hộ là một đơn vị kinh tế dựa trên nền tảng của một hay một số người cùng tham gia.

Do cách nhìn nhận về vị trí, vai trị của kinh tế hộ cịn khác nhau nên đã có nhiều quan niệm khơng đồng thuận với nhau. Ví dụ coi kinh tế hộ là khu vực có năng suất thấp, kém hiệu quả, hoặc chỉ là một bộ phận của hệ thống các đơn vị tiêu dùng, hay chỉ là một bộ phận kinh tế phụ của xã hội,…

Chúng tơi cho rằng, “kinh tế hộ là một loại hình đơn vị kinh tế cơ sở trong xã hội dựa trên nền tảng các mối quan hệ gia đình, nảy sinh và thay đổi trong quá trình phát triển của mỗi nền kinh tế và luôn chứa đựng các mối quan hệ kinh tế mang tính gia đình được pháp luật thứa nhận”.

Các yếu tố vật chất của kinh tế hộ gia đình bao gồm: lao động, vốn liếng, đất đai và các tư liệu sản xuất khác, kết cấu hạ tầng, các nguồn thu nhập… thuộc quyền sở hữu của các thành viên trong hộ.

Ngồi các yếu tố vật chất nói trên, kinh tế hộ cịn chứa đựng các giá trị kinh tế khác như: kinh nghiệm kinh doanh lâu năm, bí quyết, kinh nghiệm quản lý của chủ hộ, chữ “tín” và thương hiệu của hộ (nếu có),…

Các mối quan hệ về kinh tế của hộ bao gồm: Phân công làm việc trong hộ, sử dụng các nguồn lực vật chất do chính hộ tạo ra và tự phân chia lợi ích giữa các thành viên trong hộ từ kết quả tạo ra; tự quyết định các quan hệ hợp tác kinh tế giữa hộ với các tổ chức kinh tế trong xã hội, với Nhà nước, các tổ chức, cá nhận khác có liên quan trong xã hội.

Là một loại hình vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội trong mỗi quốc gia, kinh tế hộ chiếm đa số tuyệt đối so với các lại hình kinh tế khác và ln

35

thể hiện sức sống mãnh liệt, tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động của cộng đồng, xã hội. Chính vì vậy, khi nền kinh tế phát triển đa dạng thì kinh tề hộ cũng ngày càng đa dạng về ngành nghề và lĩnh vực hoạt động, sản phầm hàng hóa do kinh tế hộ làm gia ngày càng phong phú hơn, kinh tế hộ hòa nhập sâu hơn với các tổ chức kinh tế khác thông qua mối quan hệ liên kết, tác nhân trong các chuỗi giá trị sản phẩm và hoạt động kinh tế. Kinh tế thị trường phát triển làm cho kinh tế hộ ngày càng năng động, thích nghi và phát triển phù hợp với những nguyên tắc như: tự quyết định sử dụng tư liệu sản xuất, cạnh tranh, hiệu quả kinh tế, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính với xã hội theo quy định vủa pháp luật, tự do gia nhập thị trường, tăng năng suất, khơng ngừng chun mơn hóa và tập trung hóa sản xuất.

1.1.2. Khái niệm kinh tế hộ nông dân

Hộ nông dân: Theo Ellis, năm 1988: Hộ nơng dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, ln nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về bản chất được đặc trưng bởi sự tham gia vào thị trường với mức độ hồn hảo khơng cao.

Như vậy, hộ nông dân là những hộ chủ yếu sồng ở nông thơn, sinh sống bằng nghề nơng là chính, ngành nghề sản xuất của hộ gắn liền với tập quán của làng xã. Một khi sản xuất kinh doanh của họ gặp khó khăn, họ sẽ thay đổi mặt hàng sản xuất hoặc giảm bớt quy mơ sản xuất, thậm chí giảm bớt nhu cầu cần thiết để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh và sự tồn tại của hộ.

Kinh tế hộ nơng dân: là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, nguồn vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, có chung ngân quỹ, ở chung một nhà, ăn chung, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển. 1.2. Vị trí, vai trị của kinh tế hộ gia đình trong cộng đồng nơng thơn

Kinh tế hộ gia đình là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nông thôn Việt Nam. Hộ gia đình nơng thôn thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng

36

trọt với chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ. Sớm nhận thức rõ vai trị của nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân trong q trình đổi mới và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển. Từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI (1988), hộ nơng dân đã thực sự được trao quyền tự chủ trong sản xuất, và do đó đã khơi dậy nhiều nguồn lực và tiềm năng để kinh tế hộ gia đình phát triển; người nơng dân gắn bó với ruộng đất hơn, chủ động đầu tư vốn để thâm canh tăng vụ, ruộng đất được sử dụng tốt hơn... Nghị quyết Trung ương 6 lần 1 (khoá VIII) với chủ trương tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhất là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã khẳng định nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực có vai trị cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã xác định kinh tế hộ gia đình là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết cho chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị định số 66/HĐBT ngày 2-3-1992; Luật Doanh nghiệp (2005) đã khẳng định: Chủ hộ chịu trách nhiệm vô hạn về vốn và kết quả kinh doanh của mình, mặt khác Nhà nước cũng có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh có số vốn phù hợp với quy mơ để hộ gia đình có thể chuyển thành doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và các hoạt động theo pháp luật. Theo đó, kinh tế hộ gia đình thích ứng với cơ chế thị trường ngày càng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn. Xuất hiện nhiều hộ gia đình sản xuất theo phương thức trang trại gia đình, trong các lĩnh vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản...

Kinh tế hộ gia đình đang có cơ hội, điều kiện phát triển mạnh mẽ khi chúng ta thực hiện q trình xây dựng nơng thơn mới. Xây dựng nông thôn mới là một nội dung quan trọng của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn. Ngày 16-4-2009, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 491 ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới. Bộ tiêu chí quy định việc thực hiện nơng thơn mới ở nước ta gồm 7 vùng, với 5 nội dung, 19 tiêu chí. Trong đó, phát

37

triển kinh tế hộ gia đình, đa dạng hóa ngành nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thơn là những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồn nhân lực, vừa là nguồn của cải vật chất (chưa nói tới tinh thần) cho cuộc chiến, đồng thời lại là nơi sản xuất vật chất để bảo đảm cuộc sống không những cho gia đình (chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ gia đình làm kinh tế vườn theo lối tự túc, tự cấp), mà cịn đóng vai trị là hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam (trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu cũ).

Vai trị của kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao động sản xuất, nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực phát triển. Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của Chỉ thị 100, ngày 31-01-1981 của Ban Bí thư về cải tiến cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã.

Tiếp theo đó, Nghị quyết 10, ngày 05 – 04 - 1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nơng nghiệp đã tạo cơ sở quan trọng để kinh tế hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp.

Đối với khu vực nơng, lâm trường, nhờ có Nghị định số 12/NĐ-CP, ngày 03-2-1993 về sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, các nông, lâm trường đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước đối với với quản lý sảnxuất, kinh doanh, các gia đình nơng, lâm trường viên cũng được nhận đất khoán và hoạt động dưới hình thức kinh tế hộ. Tuy những đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi, nhưng việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản. Động lực mới cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện.

Vai trị của kinh tế hộ được phân tích chủ yếu về mặt kinh tế qua những nội dung sau:

38

Thứ nhất, vai trò sở hữu tư nhân đối với các loại tư liệu sản xuất: một trong những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường là thừa nhận về tính pháp lý của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, được pháp luật bảo hộ. Trong đó kinh tế hộ là một bộ phận đại diện rộng lớn cho sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, do đó kinh tề hộ có ảnh hưởng tới sự phát triển của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Vì vậy nó giữ vai trò quan trọng đối với sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Thứ hai, vai trị về tính trách nhiệm và tự giác cá nhân của các thành viên gia đình đối với hoạt động kinh doanh của kinh tế hộ: mọi chủ thể, mọi cá nhân tham gia kinh tế thị trường đều phải lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế làm cơ sở để quyết định các hành vi đầu tư kinh doanh, trong khi tính hiệu quả của hành vi kinh tế lại phụ thuộc rất nhiều vào tính chất sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hành vi kinh doanh đó có hợp lý hay khơng? Chính vì vậy, trong kinh doanh các chủ thể kinh tế thường rất chú trọng đến việc khai thác triệt để các nguồn lực tự có, ln tìm cách tăng năng suất, thực hành tiết kiệm các khoản chi phí trong từng cơng đoạn của tồn bộ q trình kinh doanh. Để làm tốt những địi hỏi này thì tính trách nhiệm và tự giác cá nhân đối với kết quả kinh doanh phải rất cao. Kinh tế hộ với nền tảng là quan hệ gia đình có đủ điều kiện để thực hiện các điều kiện trên đây, và đó là lợi thế của nó so với các hình thức kinh tế khác, nhất là đối với các doanh nghiệp lớn, có tính chất sở hữu phức tạp như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể.

Thứ ba, kinh tế hộ được xem như một môi trường “tập hợp các nguồn lực”: trong tập hợp đó, kinh tế hộ có khả năng duy trì và tái tạo nguồn lực lao động một cách tự nhiên và là một đặc trưng khác biệt so với các loại hình kinh tế khác. Chính vì vậy, vai trị của kinh tế hộ trong việc tái tạo, duy trì và phát triển nguồn nhân lực là rất rõ ràng.

Bên cạnh khả năng trên, kinh tế hộ cịn có khả năng tích tụ về vốn, kỹ thuật tới mức độ nhất định theo năng lực kinh doanh của các thành viên trong gia đình. Theo thời gian, từng cộng đồng gia đình thường hướng tời tích tụ tiền bạc, tài sản

39

và các khả năng tài chính khác. Chính năng lực này đã tạo ra mơi trường để kinh tế hộ tích tụ các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động kinh doanh khi có cơ hội.

Xét về tích tụ và phát triển, những hộ tham gia hoạt động kinh doanh cùng các loại hình kinh tế khác trong xã hội, thường là những đơn vị kinh tế nhỏ, nhưng ít rủi ro và dần sẽ mở rộng quy mơ, tích lũy vốn để trở thành trang trại, doanh nghiệp tư nhân có quy mơ kinh tế lớn hơn, có sức cạnh tranh trên thị trường. Lịch sử cũng đã cho thấy các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa sở dĩ tích lũy được tư bản là do bắt nguồn từ kết quả kinh doanh dựa trên quy mơ và quan hệ gia đình với tư cách pháp nhân là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Chính vì vậy, kinh tế hộ là mơi trường để tích tụ tư bản và phát triển kinh doanh từ nhỏ tới lớn, từ hẹp đến rộng.

Thư tư, vai trò làm vệ tinh cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn: trong lịch sử phát triển kinh tế của xã hội loài người từ trước đến nay, người ta chứng kiến rất nhiều thực tiễn về sự tham gia của kinh tế hộ vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lớn. Chẳng hạn hộ có thể tham gia vào các hoạt động như làm gia công, cung cấp một số dịch vụ đầu vào cho doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh doanh của mình, qua đó hộ thu được lợi ích vật chất từ doanh nghiệp và doanh nghiệp có thêm nguồn lực để mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, đó chính là vai trị của kinh tế hộ đối với doanh nghiệp. Vai trị này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá trình mở

Một phần của tài liệu Tài liệu kỹ năng xây dựng chuỗi giá trị nông, lâm sản (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)