- Khảo sát từ phía HS
4. Kết quả thử nghiệm và bình luận Đề tài đã thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học cho
chủ đề trong mạch nội dung Địa lí 4, thử nghiệm 01 chủ đề ở mạch nội dung Nam Bộ: Hoạt động sản xuất của người dân vùng Nam Bộ. Tác giả đã tiến hành thử nghiệm tại trường tiểu học Nguyễn Thị Định (Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh). Thử nghiệm được tổ chức cho 36
HS lớp 4 – nhóm thử nghiệm. Một nhóm được chọn làm nhóm đối chứng khơng có tác động thử nghiệm, có 37 HS lớp 4.
Sau thử nghiệm, tác giả tiến hành khảo sát với GV và HS ở 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, kết quả như sau:
Đối với GV
Biểu đồ 4.1. Mức độ khả thi của các hoạt động trải nghiệm đã thử nghiệm trong dạy học Địa lí 4
Kết quả cho thấy, 100% giáo viên được khảo sát nhận định rằng các hoạt động trải nghiệm được tổ chức thử nghiệm tại trường là khả thi và rất khả thi. Ngoài ra, khảo sát mong muốn của giáo viên về việc học sinh tham gia các Hoạt động trải nghiệm trong học tập Địa lí 4, 100% giáo viên được khảo sát mong muốn học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm trong học tập môn học. GV cho rằng, “HS cảm thấy thích thú khi tham gia các hoạt động trải nghiệm. Tiết học sinh động hơn, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh nhiều hơn”, “HS rất tò mị, hứng thú và u thích các hoạt động trải nghiệm như đề tài đã thiết kế”.
Đối với HS
Bảng 4.1. Hứng thú và mong muốn của HS nhóm thử nghiệm đối với hoạt động trải nghiệm đã tham gia
Nội dung Hứng thú Mong muốn
Thích Khơng thích Muốn tham gia Khơng muốn tham gia
Số lượng 35/36 1/36 35/36 1/36
Tỉ lệ 97.22% 1.78% 97.22% 1.78%
Hầu hết HS (35/36) tham gia học tập bằng hoạt động trải nghiệm khi học Địa lí 4 bày tỏ thái độ thích tham gia hoạt động trải nghiệm và mong muốn được học Địa lí 4 bằng những hoạt động trải nghiệm nhiều hơn nữa. HS nêu lí do các em có mong muốn học Địa lí 4 bằng hoạt động trải nghiệm như “hình ảnh đẹp, video clip hay”, “được xem bản đồ và làm mơ hình bằng đất sét”, “được đóng vai và thảo luận nhóm rất vui”,… Kết quả khảo sát cho thấy, các hoạt
83 28.57% 71.43% 0% Rất khả thi Khả thi Không khả thi
động trải nghiệm do đề tài thiết kế đã tạo được hứng thú, thu hút, hấp dẫn HS tham gia vào các hoạt động học tập.
Bảng 4.2. Tổng hợp số liệu điểm làm bài của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng
Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm trung bình
Số lượng các điểm NTN 1 2 5 5 8 5 5 4 1 6,1666667 Số lượng các điểm NĐC 1 5 5 10 8 5 1 1 1 5,243243
Từ bảng 3.2, có thể nhận thấy, sau thực nghiệm, điểm trung bình kết quả làm bài của Nhóm thử nghiệm (6,167) cao hơn Nhóm đối chứng (5,243). Đồng thời, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê.
5. Kết luận
Dạy học Địa lí 4 bằng hoạt động trải nghiệm thuận lợi để hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực khoa học như chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đã đặt ra. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, HS phát huy vai trị học tập chủ động, tích cực của mình, các em có cơ hội thể hiện những điều mình đã biết, sử dụng vốn kinh nghiệm của mình để tìm hiểu và khám phá những tri thức mới, mang những điều học được vận dụng vào thực tiễn. Việc học sẽ trở nên có ý nghĩa hơn và hấp dẫn các em hơn, để thấy rằng, học “không phải để chuẩn bị cho tương lai”, mà học “chính là cuộc sống”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, học tập Địa lí thơng qua hoạt động trải nghiệm mang đến sự hấp dẫn, lôi cuốn HS tham gia vào bài học. Việc dạy học Địa lí bằng hoạt động trải nghiệm được đánh giá là khả thi, giúp nâng cao hiệu quả dạy học môn học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể. Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Lịch sử và Địa lí (cấp
tiểu học). Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Hướng dẫn dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thơng
2018 mơn Lịch sử và Địa lí (tiểu học). Hà Nội.
Kolb, D.A. (1984). Experiential learning: experience as the source of learning and
development, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
Võ Trung Minh. (2015). Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa
học ở tiểu học. Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục. Chuyên ngành Lí luận và lịch sử
giáo dục. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh. 84
Trần Thanh Dư. (2018). Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội lớp Ba tại các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn
thạc sĩ.