Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học

Một phần của tài liệu Tích hợp An toan giao thong trong môn GDCD (Trang 37 - 41)

kỹ năng của môn học

KTĐG có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về mức độ đạt được thời những thông tin cần thiết về mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục bộ môn, giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học, giúp giáo viên có những thông tin phản hồi để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy, từ đó nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường phổ thông. KTĐG có tính vai trò, có ý nghĩa đối với cả giáo viên và học sinh. .

10/20/14

1. Đối với học sinh

Thứ nhất: Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập:

Qua KTĐG thông báo cho từng học sinh biết được trình độ tiếp thu kiến thức và những kỹ năng môn học của mình so với yêu cầu của chương trình cũng như sự tiến bộ của họ trong quá trình học tập, nhằm thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập.

KTĐG giúp học sinh phát hiện những thiếu hụt kiến thức, kĩ năng so với yêu cầu và nguyên nhân sai sót cần phải bổ sung, điều chỉnh trong hoạt động học.

Thứ hai: KTĐG để phân loại, xếp loại học sinh:

Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh để các em nhận ra sự tiến bộ, hạn chế của mình từ đó khuyến khích, động viên các em học tập, có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, kịp thời. Đồng thời, qua đó giáo dục học sinh nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện.

10/20/14

Thứ ba: KTĐG là thước đo kết quả học tập của học sinh trong học tập bộ môn.

Việc KTĐG thường xuyên (bao gồm KTĐG của giáo viên và hoạt động tự

KTĐG của học sinh) tạo nên mối “liên hệ ngược” giúp các em tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình, trên các mặt sau:

Về kiến thức: giúp các em phát hiện những thiếu sót, “lỗ hổng” trong kiến thức và kĩ năng, để kịp thời điều chỉnh phương pháp học tập đạt kết quả cao hơn.

Về kĩ năng: học sinh có điều kiện rèn luyện các kĩ năng tưư duy từ đơn giản đến phức tạp: biết tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử, hiểu sâu sắc các sự kiện, hiện tượng lịch sử, qua đó biết tự phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.

Về giáo dục : có tác dụng gio dục rất lớn góp phần hình thành những phẩm chất ý chí tự gíac vươn lên trong học tập, củng cố lòng tự tin vào khả năng của

mình, tính chủ động, khắc phục sự thụ động chủ quan, tự mãn, biến phê phán và biết hợp tác trong học tập…

10/20/14

2. Đối với giáo viên

Một là: Giúp giáo viên có những thông tin về mức độ hiểu nắm vững và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng của học nắm vững và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh đạt hay chưa đạt so với mục tiêu môn học đề ra. Từ những “mối lên hệ ngược” này giáo viên điều chỉnh các hoạt động dạy học, tìm ra những biện pháp cải tiến,

nâng cao chất lượng dạy học.

Hai là: Thông qua KTĐG giúp giáo viên tự đánh giá hiệu quả những cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp quả những cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học của mình..

10/20/14

Một phần của tài liệu Tích hợp An toan giao thong trong môn GDCD (Trang 37 - 41)