D. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
1. Giá bỏ thầu quá thấp
Giá bỏ thầu quá thấp so với giá dự toán đã gây nên sự sửng sốt cho các nhà thầu đối thủ, chủ đầu tư và cơ quan tư vấn thiết kế. Đối với nhà thầu trúng thầu nhiều khi không được vui lắm vì biết rằng với giá như vậy họ sẽ khơng có lãi mà cịn bị lỗ nặng.
Với các dự án có vốn đầu tư từ NSNN, thoạt nghe thì Nhà nước là người được lợi do tiết kiệm được khi giá chào thầu thấp hơn nhiều so với giá dự tốn cơng trình. Thực tế khơng diễn ra như vậy, chất lượng cơng trình là 1 vùng đệm hầu như khơng có giới hạn để nhà thầu điều chỉnh chi phí cho phù hợp với mức giá bỏ thầu. Do vậy, để hạ giá thành, nhà thầu chỉ việc thay thế bằng vật tư rẻ tiền, cắt xén công đoạn và khối lượng thực hiện và cuối cùng giải quyết khâu nghiệm thu với giám sát Bên A bằng giải pháp "phong bì".
Các dự án có vốn vay hoặc từ nguồn ODA thì hầu hết các nhà thầu chính là nhà thầu nước ngồi do có lợi thế về quy chế của tổ chức tín dụng, giải pháp bí quyết cơng nghệ, tiềm lực tài chính, kinh nghiệm lâu năm, uy tín trên thương trường quốc tế. Giá cơng trình là giá trên mặt bằng quốc tế được xác định thông qua đấu thầu quốc tế. Khi bỏ thầu thấp, tưởng rằng các nhà thầu nước ngoài sẽ chịu lỗ nhưng thực chất vẫn thu được lợi nhuận cao, khoản lỗ sẽ do các nhà thầu phụ gánh chịu.
Sau khi thắng thầu, nhà thầu chính nước ngồi thường thực hiện cơng trình cùng với 1 số nhà thầu phụ trong nước. Song vì thiếu quy định của pháp luật, quy chế đấu thầu hiện hành của Việt Nam chỉ quy định việc đấu thầu giữa 2 Bên A và Bên B cịn việc chuyển thầu giữa các Bên B thì chưa có hướng dẫn nên các hạng mục "ngon ăn, dễ làm" được chuyển cho các bên phụ là nhà thầu nước ngồi, các hạng mục "khó nhai" mới đến lượt các nhà thầu phụ trong nước.
Thế nhưng để trở thành nhà thầu phụ đâu phải là chuyện đơn giản. Giải pháp phổ biến là các nhà thầu phụ Việt Nam tranh nhau hạ giá, kết quả nhà thầu chính nước ngồi có khi chỉ mất khơng đến 50% chi phí đã dự tốn cho phần cơng việc mà nhà thầu phụ Việt Nam đảm nhận. Khi thực hiện các cơng trình loại này, nhà thầu chính nước ngồi hầu như khơng chấp nhận cách làm cắt xén trong công việc nên nhà thầu phụ Việt Nam đành phải làm theo đúng quy chuẩn và cam kết chất lượng sản phẩm mà nếu tính đúng, tính đủ thì phía Việt Nam lỗ to.
Để có giá bỏ thầu rất thấp, nhà thầu phụ Việt Nam đành phải "ngậm bồ hòn làm ngọt", giảm hoặc bỏ qua chi phí khấu hao hết; giảm định mức khốn chi phí lao động cho các đội và người lao động; đưa vào khai thác 1 số vật tư, tài sản cịn sót lại từ thời bao cấp hoặc cắt giảm chi phí về bảo hiểm, chi phí an tồn lao động.
Vơ hình chung, nhà thầu phụ Việt Nam đã tự rút ruột tài sản và năng lực của mình để làm giàu cho các nhà thầu chính nước ngồi.
Điều dễ nhận thấy là các thầu phụ Việt Nam bỏ giá thầu thấp hầu hết là DNNN còn tư nhân và liên doanh nước ngồi khơng bao giờ chấp nhận thực hiện cơng việc nếu biết trước là phải bù lỗ.
Khơng có lợi nhuận để tái đầu tư nên các nhà thầu phụ Việt Nam không nâng cao được năng lực cạnh tranh trong đấu thầu. Cái "vòng luẩn quẩn" làm thuê lại tiếp diễn.
Bộ Xây dựng Viện Kinh tế xây dựng
GIÁ TRÚNG THẦU BỎ QUÁ THẤP SO VỚI GIÁ GÓI THẦU
ĐƯỢC DUYỆT TRONG KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU CỦA 1 SỐ DỰ ÁN GẦN ĐÂYTT hoặc gói thầuTên dự án Giá gói thầuđược duyệt Giá trúng thầu So sánh(%) Ghi chú (TĐ:Thẩm định) TT hoặc gói thầuTên dự án Giá gói thầuđược duyệt Giá trúng thầu So sánh(%) Ghi chú (TĐ:Thẩm định)