HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -
HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -
2.1.1. Tư duy biện chứng duy vật và năng lực tư duy biện chứng duy vật
2.1.1.1. Tư duy biện chứng duy vật
Trong triết học Mác - Lênin, tư duy “là sản phẩm cao nhất của cái vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lý luận” [97, tr.1295]. Tư duy trở thành một trong những khái niệm trung tâm của triết học, sự hình thành, phát triển của nó gắn liền với quá trình giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lịch sử, nhất là triết học hiện đại về mối quan hệ biện chứng giữa tư duy và tồn tại. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như: biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý” [111, tr.1369].
Tư duy xuất hiện trong quá trình hoạt động sản xuất xã hội của con người và phản ánh khái quát, gián tiếp, tích cực và sáng tạo về thế giới khách quan. Ở giai đoạn nhận thức lý tính, sự vật, hiện tượng được tư duy con người phản ánh gián tiếp thơng qua các hình thức khái niệm, phán đốn và suy luận. Khái qt hóa, trừu tượng hóa là hai thao tác cơ bản của tư duy có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tính khái quát, gián tiếp của tư duy biểu hiện ở chỗ nó đi từ một hình thức liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau này đến một hình thức khác sâu sắc hơn, chung hơn. Tùy theo mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, tư duy phản ánh sự vật, hiện tượng trên những góc độ khác nhau và do đó hình thành những loại hình tư duy cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, về phạm vi phản ánh, có loại hình tư duy kinh tế, chính trị, quân sự; về cấp độ tư duy, có tư duy kinh nghiệm, lý luận, khoa học; về phương pháp tư duy, có tư duy biện chứng và siêu hình. Trong mỗi loại hình tư duy chủ thể ln tích cực tiếp nhận, tích lũy tri thức, sáng tạo trong tư duy.