Việt Nam hiện nay - những hạn chế và nguyên nhân
3.1.2.1. Hạn chế
Một là, năng lực tiếp thu tri thức, vận dụng phương pháp luận biện chứng duy
vật trong học tập, rèn luyện chưa đồng đều
Năng lực tiếp nhận, vận dụng tri thức của học viên chưa đồng đều, chất lượng học tập chưa cao, các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, trừu tượng hóa, năng lực chuyển hóa tri thức thu nhận từ bài giảng của thầy, cơ thành vốn kiến thức của bản thân cịn dừng lại ở mức độ nhất định, một bộ phận học viên chưa tận dụng triệt để thời gian cho tự học, vận dụng phương pháp chưa phù hợp với từng môn, gắn kết chưa sát giữa học lý thuyết với thực hành. Năng lực tư duy BCDV của học viên đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP đã có sự phân hóa trong q trình học tập, rèn luyện, những học viên chịu khó học tập, rèn luyện có kết quả học tập khá tốt thì sự phát triển năng lực tư duy BCDV diễn ra đúng hướng và sáng tạo. Ngược lại, những học viên có kết quả học tập thấp thì sự phát triển năng lực tư duy BCDV hạn chế, mặc dù điểm chuẩn đầu vào của mọi học viên, về cơ bản là như nhau hoặc chênh nhau không đáng kể ở từng học viên. Thực tế cho thấy, kết quả học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn thường thấp hơn các môn chuyên ngành [Bảng 1. 3; 1. 4].
Rèn luyện, trau dồi phương pháp, kỹ năng chun mơn, nghiệp vụ là mục đích,
yêu cầu cơ bản trong chương trình đào tạo nhằm hình thành, phát triển kỹ năng cho học viên. Để rèn luyện, phát triển phương pháp học tập tích cực, học viên cần được trang bị phương pháp luận BCDV. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học viên chưa nắm vững và vận dụng sáng tạo phương pháp luận BCDV vào lựa chọn phương pháp luận nghiên cứu chuyên ngành và tổ chức thực hành hiệu quả. Hạn chế đó được biểu hiện ở chỗ, trong q trình học tập, nghiên cứu khoa học chuyên mơn, một số học viên cịn mắc lỗi dập khn, máy móc, trong tiếp nhận tri thức không biết chọn lọc vận dụng phương pháp thích hợp và thiếu sáng tạo trong xử lý các tính huống tập bài. Trong thực tập vẫn cịn một số học viên sử dụng phương pháp tiếp cận ở từng đối tượng cụ thể chưa phù hợp, khả năng kết hợp mềm dẻo các phương pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập cịn hạn chế. Vì vậy, kết quả thi nghiệp vụ ngoại giao, đối ngoại quốc phòng kết quả đạt yêu cầu là: 24, 59%. Sự hạn chế về trình độ tư duy của học viên thể hiện rất rõ ở khả năng phân tích, tổng hợp, phát hiện tình hình, đề xuất các giải
pháp tư tưởng và tổ chức để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong học tập còn chưa kịp thời, đạt hiệu quả chưa cao. Kết quả “Chất lượng của đội ngũ cán bộ mới ra trường khơng đồng điều, kiến thức nền và trình độ ngoại ngữ cịn hạn chế, việc vận dụng lý luận được trang bị vào thực tiễn hoạt động còn lúng túng” [43, tr. 26]. Để xây dựng kế hoạch học tập, học viên một mặt phải có khả năng nắm chắc nội dung học tập, mặt khác phải có khả năng phân tích, tổng hợp, khái qt chính xác thực chất tình hình, nhiệm vụ có liên quan. Sự hạn chế về những khả năng đó là một trong những nhân tố làm hạn chế trực tiếp đến năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập.
Trong quá trình học tập, rèn luyện tại Học viện KHQS, khơng ít học viên chưa biết vận dụng sáng tạo các nguyên tắc, quan điểm BCDV vào rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ nên chất lượng, hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ cịn thấp. Họ cho rằng, học tốt mơn ngoại ngữ và chuyên ngành ngoại giao là yếu tố quyết định, cái đích hướng tới trong học tập rèn luyện của mình, từ đó học viên coi trọng học tập chuyên ngành, xem nhẹ các môn học khác. Một số học viên phương pháp phát hiện và giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện năng lực chun mơn, nghiệp vụ cịn hạn chế. Vì vậy, các kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ, như: kĩ năng ngơn ngữ, kỹ năng xử lý các tình huống trong quan hệ ngoại giao; kỹ năng thuyết trình, kỹ năng gắn lý luận với thực tiễn phiên dịch của học viên còn nhiều hạn chế. Kết quả học tập của học viên QHQT về QP cho thấy: các môn cơ sở giỏi là 10, 92% và không đạt là 5, 92%; các môn chuyên ngành giỏi là: 23, 28% và không đạt là không % [Bảng 1.6; 1.7]. Trong thực tập đề cao phương pháp diễn dịch theo kiểu “dịch viết” khi thực hiện dịch nói cịn nhiều lúng túng, thiếu tự tin.
Để tìm hiểu kỹ sự hạn chế về năng lực tư duy của học viên hiện nay, tác giả luận án đã trao đổi với lãnh đạo, chỉ huy các hệ quản lý học viên, hầu hết cho rằng: học viên còn chậm trong phát hiện ra những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết, chưa xác định đúng những đơn vị tri thức trong học tập, rèn luyện nên thường hay dàn trải, chưa hiểu bản chất và cách thức ghi nhớ một chiều. Do đó, khơng ít học viên tỏ ra thiếu vững tin vào khả năng phát triển tư duy của chính mình. Có tới 5,88 % học viên được hỏi cho rằng sự trưởng thành của mỗi học viên tuỳ thuộc vào thời cơ, vận may. Với số học viên sự lựa chọn hình thức thi tốt nghiệp là: 84, 83%; làm khóa tốt nghiệp hàng năm là: 15,17% còn khiêm tốn so với kết quả học tập [Bảng 1. 5]. Đại hội Đảng bộ Quân đội
lần thứ XI nhiệm kỳ (2020 - 2025) khẳng định: Việc dạy và học ngoại ngữ trong quân đội chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Một số học viên chưa nhận thức đúng ý nghĩa, vai trò của từng mơn học trong chương trình đào tạo, chỉ đề cao chun mơn, xem nhẹ việc rèn luyện kỹ năng mềm. Vì vậy, học viên cịn thiếu kỹ năng sống, kỹ năng phát hiện và xử lí tình huống, rèn luyện nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng các phương pháp làm việc của họ vẫn cịn nặng tính tự phát, chưa tn thủ các nguyên tắc, phương pháp luận BCDV. Nhiều học viên trong quá trình thực tập chuyên mơn, kỹ năng giao tiếp với cơng việc cịn yếu, chưa tự tin nên ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập và chất lượng làm việc sau khi ra trường; một bộ phận học viên cịn yếu về kỹ năng ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết. Cụ thể, thi mơn dịch tiếng Anh quân sự 2 đánh giá điểm cịn tỷ lệ 1,77% khơng đạt u cầu [Bảng 1.4].
Bên cạnh đó, vốn tri thức về đất nước học, dẫn luận ngôn ngữ, khoa học giao tiếp, lý luận quan hệ quốc tế của nhiều học viên còn yếu. Họ chưa tận dụng thời gian, công sức học tập nghiêm túc các môn khoa học hỗ trợ chuyên môn, đến khi sắp tốt nghiệp mới lo lắng, vội vã đi làm đề cương và ôn luyện theo kiểu “mùa vụ”. Kết quả khảo thí học viên đại học NNQS tốt nghiệp năm 2019 - 2020 có 1.9% năng lực ngoại ngữ cịn hạn chế ở một số kỹ năng; 28,6% năng lực trung bình; 1,0% yếu kỹ năng nghe. Trong học tập, rèn luyện cịn có những biểu hiện siêu hình, chủ quan, chỉ chú ý tới học tập lý thuyết; ít chú ý tới học tập, rèn luyện thực hành, thực tập.
Hai là, chất lượng học tập, nhất là học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Lơgic học của học viên Học viện KHQS cịn hạn chế
Các mơn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những mơn học trực tiếp trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học đối với việc phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên, nhưng hiện nay, tâm lý chung của học viên ngại học các môn khoa học xã hội và nhân văn, nhất là các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lơgic học. Nghiên cứu kết quả học tập các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy, một số học viên khi học các môn này cốt là để trả thi. Do vậy, tỷ lệ học viên đạt điểm thi giỏi mơn này có nhưng rất ít, sự hạn chế về tri thức khoa học, nhất là tri thức khoa học về thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển
năng lực tư duy BCDV của học viên đào tạo sĩ quan QHQT về QP hiện nay [Bảng 1. 3; 1. 6]
Một số học viên còn chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của tư duy khái niệm nên năng lực tu duy còn hạn chế. Do hạn chế về tư duy khái niệm nên trong học tập, nghiên cứu, họ chưa giải quyết hiệu quả sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập cấu thành khái niệm như chủ quan và khách quan, nội hàm và ngoại diên, trừu tượng và cụ thể, nguyên nhân kết quả…Những mâu thuẫn biện chứng này quy định cơ sở tồn tại, nguồn gốc, động lực vận động và phát triển của khái niệm; học viên chưa đi sâu nghiên cứu lịch sử phát triển biện chứng của khái niệm, chưa phân biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm có quan hệ hợp và quan hệ khơng hợp. Vì vậy, năng lực phán đoán, suy luận ra tri thức mới chưa đảm bảo tính thuyết phục, năng lực sử dụng hình thức phán đốn, suy luận ra phương thức mới trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn còn chưa thực sự đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Điều này, dẫn tới học viên cịn bị mắc lỗi tư duy khơng lơgic, khả năng tư duy khái quát hóa, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp, tách bản chất ra khỏi hiện tượng, cái chung ra khỏi cái riêng, đi sâu vào bản chất, quy luật bên trong của đối tượng trong học tập, nghiên cứu khoa học còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, lúng túng trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan. Điều này được thể hiên trong hoạt động thực tập, nghiên cứu khoa học ở một số học viên thường sao chép, kế thừa theo kiểu “nguyên xi” tư tưởng củ các nhà khoa học, chưa nắm bắt bản chất, nội dung tư tưởng để diễn đạt theo cách riêng của mình; thậm chí cịn làm sai lệch vấn đề trong quá trình kế thừa. Chẳng hạn, khi được hỏi vì sao các em phải học lơgic học thì 16, 67% học viên cho rằng là để trình bày tư tưởng lơgic; 83, 33% cho rằng cần dùng trong nghiên cứu, phiên dịch, biên dịch, do vậy, học viên chưa thấy hết được ý nghĩa của các môn khoa học rèn luyện tư duy BCDV đối với sĩ quan NNQS và QHQT về QP và cuộc sống [Bảng 1.9].
Kết quả đó phản ánh năng lực tư duy BCDV ở học viên hiện nay phát triển chưa tương xứng với điểm tuyển sinh đầu vào của học viên. Thực tế cho thấy, yếu tố khách quan dù cần thiết đến mức nào đi nữa, nhưng tách rời yếu tố chủ quan, thiếu ý thức tự nguyện, tự giác trong học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy BCDV thì chỉ bù đắp được phần nào năng lực tư duy, chứ không thể nào làm thay đổi căn bản
năng lực tư duy BCDV của họ. Kết quả điều tra cho thấy, có 63,72% hứng thú, 27, 45% bình thường, 8, 83% khơng thích học các mơn khoa học xã hội và nhân văn; nhận thức về vị trí, vai trị của các mơn lý luận Mác - Lênin đối với chuyên ngành đào tạo NNQS và QHQT về QP, có 65, 69% cho rằng quan trọng và 27, 45% cho rằng bình thường, khơng quan trọng là: 6, 86% [Bảng 1.9].
Nhiều học viên chưa có phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học phù hợp, còn bị ảnh hưởng bởi phương pháp học tập ở bậc phổ thơng. Điều này cho thấy độ nhanh nhạy và thích ứng với cái mới cịn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, khi nghiên cứu khái niệm, nhiều học viên chỉ dựa trên những định nghĩa khoa học theo giáo trình chuẩn học thuộc định nghĩa theo kiểu máy móc; chưa đi sâu nghiên cứu tính biện chứng của q trình hình thành khái niệm; chưa hiểu hết giá trị khoa học và ý nghĩa của khái niệm trong lĩnh vực khoa học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, hầu như học viên khi nhận thức khái niệm cịn siêu hình, phiến diện mới chỉ dừng lại ở nắm bắt được nội hàm ít quan tâm đến ngoại diên, thậm chí khơng biết xác định nên khơng thể hiểu được các hình thức tồn tại của đối tượng và khái niệm phản ánh trong nghiên cứu, phiên dịch, biên dịch chưa sát với ngữ cảnh. Số lượng học viên làm khóa luận tốt nghiệp cịn ít, tỉ lệ 15.17% [Bảng 1.5].
Năng lực tư duy phản biện ở học viên còn nhiều hạn chế, khả năng đặt ra những giả định trái ngược phản biện lại với chính mình và tiếp nhận thơng tin từ bền ngồi khơng xi chiều, hay cách tiếp cận suy xét vấn đề theo nhiều chiều cạnh khác nhau một cách lơgic có cơ sở khoa học trong nghiên cứu, phiên dịch, biên dịch, quan hệ ngoại giao quốc phòng còn chưa được chú ý. Nhiều học viên còn ngại tranh luận trước giáo viên, trước lớp học; cịn có tư tưởng thụ động, tự ti. Hạn chế đó khơng chỉ ảnh hưởng tới kết quả học tập, rèn luyện của học viên, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng rèn luyện, phát triển năng lực tư duy phản biện trong công tác sau này. Kết quả điều tra cho thấy, có 4,91% [ Bảng 1.9]. Bên cạnh đó, cịn có một số bộ phận học viên vi phạm các quy luật của tư duy lôgic nên trong học tập, nghiên cứu khoa học, thực tập chun mơn cịn chưa phản ánh hết chính xác bản chất đối tượng, đối tác mắc lỗi đánh tráo khái niệm, lỗi ngụy biện: còn nhầm lẫn chủ đề nghiên cứu; hoặc còn thiếu bản lĩnh, lập trường khoa học khơng quyết đốn, do dự, nước đơi. Vì vậy, kết quả học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ cịn thấp.
Chẳng hạn, vẫn cịn có 1,77% học viên có kết quả thi mơn dịch tiếng Anh quân sự không đạt yêu cầu [ Bảng 1.4].
Ba là, năng lực vận dụng tri thức vào thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học
ở một số học viên còn lúng túng
Vốn hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ ở một bộ phận học viên Học viện KHQS còn yếu và thiếu, điều này được thể hiện rõ nhất ở chỗ, trong quá trình thực tập, năng lực tiếp cận cơng việc cịn chậm so với u cầu bài tập thực tiễn hiện nay. Trong học tập tiếp thu nhiều đơn vị kiến thức cịn có khoảng cách hay đã lạc hậu so với thực tế, nên khi về cơ sở thực tập tiếp cận cơng việc cịn chậm so với mục tiêu đào tạo, khả năng cập nhật về nội dung, phương pháp học tập, nghiên cứu ở mỗi học viên còn chưa linh hoạt, thiếu mềm dẻo. Nhiều học viên cịn chưa thật tích cực rèn luyện thành thạo các kỹ năng làm việc như: cách lập kế hoạch, khả năng hợp đồng giải quyết chưa khoa học, lựa chọn phương pháp làm việc, sử dụng phương tiện kỹ thuật và vận dụng tri thức còn hạn chế. Chính vì vậy, học viên chưa làm cho khoảng cách giữa lý luận với thực tế yêu cầu, nhiệm vụ rút ngắn hơn, chưa phát huy được tính năng động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện. Học viên chưa thật nhanh nhạy cặp nhật những nội dung mới của thực tiến, khái quát độ khác nhau giữa tri thức đã biết với chưa biết trong thực hành, thực tập đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực nghiệp vụ ở học viên. Thực tế chứng minh rằng, chỉ khi chủ thể tư duy có vốn tri thức và hiểu biết sâu, rộng, phong phú thì họ mới có khả năng tư duy sáng tạo, mềm dẻo linh hoạt. Nên sự hiểu biết hạn chế của một số học viên là một trong những yếu tố kìm hãm năng lực vận dụng sáng