XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 148 - 159)

NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY

Môi trường học tập, rèn luyện tốt là cơ sở để định hướng, phát huy tính tích cực, tự giác của mỗi học viên Học viện KHQS trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện để phát triển năng lực tư duy BCDV của bản thân mình đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo và thực tiễn công tác sau khi ra trường. Môi trường học tập, rèn luyện ở Học viện trực tiếp góp phần xây dựng động cơ, thái độ, hành vi đúng đắn, ý thức kỷ luật, đoàn kết của mỗi học viên trong quá trình học tập, rèn luyện, phát triển năng

lực tư duy BCDV. Thực hiện giải pháp này, cần tập trung vào các nội dung, biện pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức về vai trị mơi trường học tập, rèn luyện đối với

phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên.

Đây là biện pháp rất quan trọng để tạo ra sự thống nhất, đồng thuận trong nhận thức của các tổ chức, các lực lượng, mọi thành viên trong Học viện về vai trò của việc xây dựng môi trường học tập, rèn luyện đối với phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS đào tạo sĩ quan chuyên ngành NNQS và QHQT về QP. Thơng qua đó, làm cho q trình học tập, rèn luyện trở thành q trình tự giác, tích cực, chủ động của mỗi cán bộ, giảng viên, học viên ở Học viện KHQS. Mặt khác, các tổ chức, các lực lượng có đồng thuận cao về nhận thức là cơ sở để chỉ đạo, định hướng và tổ chức có hiệu quả các hoạt động học tập, rèn luyện. Xây dựng môi trường học tập, rèn luyện ở Học viện nhằm phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS, nâng cao nhận thức về vai trò tầm quan trọng của vấn đề này đối với phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên đòi hỏi phải tăng cường giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng, phát triển mơi trường văn hóa qn sự. Thông qua các nội dung giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt, học tập, qua giao ban hội ý, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm GD-ĐT của Học viện để giáo dục, quán triệt làm cho cấp uỷ và người chỉ huy các cấp và toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của môi trường học tập, rèn luyện là điều kiện thuận lợi, chiếc nôi ni dưỡng q trình hình thành, phát triển hồn thiện nhân cách người học viên - sĩ quan tương lai, trong đó có năng lực tư duy BCDV của họ.

Các cấp ủy đảng, cán bộ, giáo viên phải coi xây dựng môi trường học tập, rèn luyện là một mặt công tác thường xuyên để nâng cao chất lượng GD-ĐT, phát triển và hồn thiện phẩm chất, nhân cách học viên, trong đó có phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS; có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những tiêu cực làm vẩn đục mơi trường đó. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải phát huy tinh thần trách nhiệm trong tổ chức, xây

dựng và phát huy vai trị tiền phong gương mẫu trong cơng tác làm gương để học viên noi theo trong học tập, rèn luyện nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đào tạo; biết kết hợp xây dựng môi trường với các mặt hoạt động khác của các cơ quan, khoa, hệ học viên; thực hiện nhất quán nguyên tắc xây đi đôi với chống trong quá trình tổ chức thực hiện. Nhân các sự kiện quan trọng của đất nước, Đảng, Nhà nước, Quân đội, Học viện, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tập thể để học viên phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình. Thực tiễn cho thấy, việc tổ chức xây dựng và hoạt động của các câu lạc bộ ngoại ngữ, ngoại giao, tham gia dự thi Olympic trong nước và quốc tế, đặc biệt là thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu khoa học... là những sân chơi trí tuệ, tạo nguồn năng lượng mới và những điều kiện cần thiết để học viên có thể phát triển tài năng, trí tuệ, phát triển năng lực tư duy BCDV.

Hai là, xây dựng và phát huy vai trị của các yếu tố cấu thành mơi trường học

tập, rèn luyện

Thực chất đây là việc xây dựng đồng bộ và phát huy vai trị tích cực của các thành tố cấu thành môi trường học tập, rèn luyện, trong đó tập trung vào thành tố quan trọng và chủ yếu đó là, xây dựng các quan hệ tốt đẹp, hệ thống các hình thái hoạt động học tập, rèn luyện và xây dựng hệ thống các thiết chế, cơ sở vật chất của môi trường học tập, rèn luyện ở Học viện. Xây dựng các quan hệ phong phú, lành mạnh ở Học viện, bao gồm: quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo, giữa chỉ huy và phục tùng, quan hệ giữa giảng viên với học viên, quan hệ giữa cán bộ quản lý với học viên, quan hệ giữa học viên với học viên... Các quan hệ học tập, rèn luyện phải được xây dựng trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội; phải được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc nhưng cũng rất linh hoạt, hiệu quả, tạo lập bầu khơng khí dân chủ, đồn kết, kỷ luật và sáng tạo, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi học viên học tập, rèn luyện, công tác để phát triển năng lực tư duy BCDV của họ.

Xây dựng hệ thống các hình thái hoạt động NNQS và ngoại giao quốc phịng, tạo lập mơi trường thực hành gắn với hoạt động hàng ngày của học viên ở Học viện, thực chất là việc tổ chức các hoạt động xây dựng, kiện tồn và duy trì hoạt động của

các tổ chức lãnh đạo, chỉ huy, các tổ chức quần chúng, Hội đồng quân nhân, các cơ quan chức năng tham mưu theo đúng nguyên tắc tổ chức, quy chế làm việc; thực hiện khen thưởng, kỷ luật khách quan, bình đẳng, cơng khai, nghiêm minh, kịp thời; thực hiện tốt các chế độ hoạt động trong các cơ quan, khoa, giáo viên, đơn vị quản lý học viên... Thông qua các hình thái hoạt động quân sự, đối ngoại quốc phòng mà các giá trị của tri thức được truyền dẫn đến học viên ngày càng phong phú, đa dạng, sinh động, giàu chất sáng tạo, nhân văn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc sẽ góp phần to lớn trong giáo dục, rèn luyện phát triển năng lực tư duy BCDV của họ. Xây dựng hệ thống thiết chế học tập, rèn luyện phải được tiến hành đồng bộ cả hoạt động xây dựng hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, các tổ chức quần chúng với hệ thống các quy chế, quy tắc sinh hoạt, hoạt động, làm việc của các tổ chức. Bảo đảm tốt các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu khoa học của học viên. Xây dựng cảnh quan môi trường Học viện xanh, sạch, đẹp có tính sáng tạo cao để phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên.

Xây dựng mối quan hệ cởi mở giữa thầy và trò vừa là đồng chí, đồng nghiệp trong tương lai, tạo sự bình đẳng, giao lưu tương tác trong học tập theo hướng lấy việc học làm trung tâm, trang bị những tri thức mà học viên có nhu cầu, phù hợp với thực tiễn. Xây dựng tinh thần ý thức, động cơ học tập say mê, cầu thị, xóa bỏ những yếu tố tiêu cực, áp đặt, làm cho học viên lười suy nghĩ, trông chờ, ỷ lại, thụ động. Đánh giá chất lượng kết quả tự học tập, rèn luyện phải thực chất lấy kết quả đánh giá của đồng chí, đồng đội làm cơ sở quan trọng, lấy kết quả thực hành, thực tập có tính quyết định. Phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của học viên, gắn học tập, rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo người sĩ quan tương lai.

Thực hiện dân chủ, công bằng trong đánh giá kết quả học tập. Do tính đặc thù của hoạt động đối ngoại quốc phòng đòi hỏi sự vận dụng tổng hợp tri thức trong giao tiếp với đối tượng, đối tác quân sự, ngoại giao phong phú, đa dạng, để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ sau này, giúp học viên thật yên tâm, gắn bó với cái nghề binh nghiệp, tích cực học tập, rèn luyện, phát triển năng lực tư duy BCDV, thì trong quá trình học tập phải dân chủ, công khai, khách quan và đúng tiêu chí, cần có sự kết hợp chặt chẽ tồn diện giữa điểm học tập, nghiên cứu khoa học thực hành, thực tập và tham gia hoạt

động phong trào. Thực hiện thống nhất, đồng bộ chính sách ưu tiên phong quân hàm và lựa chọn nơi cơng tác cho học viên có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học.

Xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh chỉ có ý nghĩa thiết thực khi gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của xã hội và của Học viện. Vì vậy, mục tiêu, kế hoạch, chương trình xây dựng mơi trường văn hố qn sự phải bám sát đặc điểm tình hình của Học viện và của học viên đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP; phải tính tốn hết được những thuận lợi và khó khăn trong q trình xây dựng, từ đó mới tạo lập và định hướng cho sự phát triển các giá trị trong môi trường học tập, rèn luyện. Phải đẩy mạnh dân chủ các hình thức hoạt động; tạo lập một cơ chế đồng bộ để phát huy quyền dân chủ và trách nhiệm của cán bộ, giảng viên và học viên trong xây dựng Học viện. Thực hiện tốt vấn đề đó sẽ làm cho mỗi cơ quan, khoa, đơn vị thực sự trở thành cái "nôi" chứa đựng và phát triển các giá trị văn hoá, đào luyện ra đội ngũ cán bộ vừa "hồng" vừa "chuyên", đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thư viện, nhà truyền thống, phịng Hồ Chí Minh, các câu lạc bộ phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học, giải trí của học viên. Thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về thơng tin, thời sự, báo chí, truyền hình... cho học viên Học viện Khoa học Quân sự theo quy định hiện hành, đảm bảo cho học viên có điều kiện thuận lợi tiếp cận hệ thống thơng tin về kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại quốc phịng một cách phong phú, đa dạng, kịp thời; thơng qua đó bổ sung vốn hiểu biết, phát triển, hoàn thiện các phẩm chất năng lực tư duy BCDV của học viên. Tất cả các yếu tố nêu trên đều là cơ sở “vật chất”, là cái nền móng vững chắc để từ trên nền móng ấy, tư duy BCDV phát triển, nếu thiếu các yếu tố nêu trên, hoặc có nhưng chất lượng khơng tốt thì đương nhiên, tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS không thể phát triển đầy đủ.

Thường xuyên quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giảng viên và học viên; hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GD-ĐT. Đây vừa là yếu tố cấu thành, vừa là điều kiện để xây dựng và hồn thiện mơi trường học tập, rèn luyện. Cán bộ, giảng viên, học viên là những chủ thể chính của mơi trường học tập, rèn luyện, là lực lượng cơ bản kiến tạo nên chính mơi trường đó. Do vậy, phải tiếp tục nghiên cứu,

giải quyết tốt các chính sách đối với đội ngũ nhà giáo để họ phát huy nhiệt huyết nghề nghiệp và sự tận tâm đối với sự nghiệp "trồng người". Mặt khác, phải thường xuyên quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho học viên. Các hoạt động văn hóa, tinh thần khơng chỉ là phương tiện để giải tỏa căng thẳng về tâm lý của cuộc sống và hoạt động học tập, rèn luyện ở mơi trường qn sự, mà cơ bản đó là phương tiện giáo dục, rèn luyện mạnh mẽ nhất đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất, nhân cách của học viên, trong đó có phát triển năng lực tư duy BCDV. Phát huy vai trò của học viên trong mọi hoạt động của Học viện; thông qua các mặt hoạt động và công tác, tạo ra phong trào tự giác rèn luyện theo những chuẩn mực văn hóa, phát triển hệ thống các phẩm chất, nhân cách của học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo và nghề nghiệp tương lai mà họ đảm nhiệm.

Ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng môi trường học tập, rèn luyện

lành mạnh

Tổ chức Đảng, người chỉ huy các cấp phải thường xuyên có chủ trương, nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng mơi trường học tập, rèn luyện, có tính khả thi hướng đến khuyến khích phát triển kỹ năng ngoại ngữ quân sự, ngoại giao quốc phòng cho học viên. Chỉ huy, cán bộ quản lý các cấp phải đề cao trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành trong xây dựng và thực hiện các kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng môi trường học tập, rèn luyện sát với nghị quyết lãnh đạo của đảng, chỉ tiêu của cuộc vận động xây dựng mơi trường văn hóa trong quân đội, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo nhằm phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên NNQS và QHQT về QP ở Học viện KHQS.

Phát huy vai trị xung kích của Đồn thanh niên trong xây dựng mơi trường văn hóa, giao lưu, kết nghĩa nhằm phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên cần quan tâm xây dựng tổ chức đoàn, tin tưởng và giao nhiệm vụ cho tổ chức đồn xung kích thực hiện các nhiệm vụ chính trị, cũng như nhiệm vụ xây dựng mơi trường văn hóa, tăng cường giao lưu văn hóa, văn nghệ, diễn đàn, trao đổi... giữa tuổi trẻ Học viện với đơn vị, địa phương kết

nghĩa; đồng thời phải quan tâm giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của Đoàn thanh niên.

Hoạt động kết nghĩa giao lưu văn hóa, văn nghệ, diễn dàn, trao đổi của học viên Học viện với sinh viên, học viên các học viện, trường đại học là một mặt quan trọng trong hoạt động của con người là hình thức tự học của học viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Hoạt động giao lưu có các chức năng thơng tin, điều chỉnh hành vi, kích thích tính tích cực trong học tập. Nhờ những chức năng này mà giao tiếp của tuổi trẻ có vai trị tác dụng to lớn kích thích hoạt động nhận thức và hành động tích cực của thanh niên - học viên, sinh viên. Thông qua các hoạt động kết nghĩa giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm học tập, rèn luyện giúp học viên tiếp nhận được những thơng tin mới, phong phú và bổ ích về những vấn đề có liên quan đến học tập, rèn luyện của mình. Mặt khác, nó cịn giúp cho học viên nâng cao được khả năng giao tiếp, rèn luyện kỹ năng diễn đạt những suy nghĩ, ý tưởng của mình. Sự phong phú về ngôn ngữ, sự chặt chẽ, mạch lạc trong diễn đạt là dấu hiệu phát triển của khả năng tư duy lơgíc. Đồng thời, hoạt động giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm còn giúp học viên biết tự điều chỉnh cách suy nghĩ, ứng xử của mình, biết tự đánh giá đúng khả năng của mình trước tập thể. Hoạt động giao lưu cịn kích thích sự nảy sinh những ý tưởng mới, những sáng kiến mới trên cơ sở lĩnh hội, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm tốt của mọi người trong tập thể.

Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong xây dựng mơi trường văn hóa quân sự nhằm phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên. Đội ngũ cán bộ quản lý học viên, giảng viên cần phải thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình trong cơng tác quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên. Đội ngũ cán bộ quản lý học viên,

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 148 - 159)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w