QUẢN LÝ, GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY
Nhận thức, trách nhiệm quản lý, giáo dục, rèn luyện của các chủ thể có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con người nói chung và trong giáo dục, đào tạo nói riêng. Nhận thức, trách nhiệm là cơ sở của hành động; nhận thức đúng mới có trách nhiệm cao và hành động mới đạt kết quả tốt. Phát triển năng lực tư duy BCDV cho học viên Học viện KHQS chỉ có thể đạt được kết quả khi các chủ thể có nhận thức đúng đắn về cơng tác này và gắn bó trách nhiệm dành hết tâm sức, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhất chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP. Nếu nhận thức lệch lạc, thiếu cơ sở khoa học sẽ dẫn tới trách nhiệm hành động thụ động, thiếu tính kế hoạch và tất yếu hiệu quả sẽ khơng cao. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, giáo dục, rèn luyện phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS cần tập trung vào những nội dung, biện pháp sau:
Một là, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các chủ thể trong phát
triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS
Các cơ quan, đơn vị, khoa giáo viên trong Học viện cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, trực tiếp là Nghị quyết 22 - NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về hội nhập quốc tế; Nghị quyết 806-NQ/QUTW ngày 31/12/2013 của QUTW về Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Quyết định số 725/QĐ - BQP ngày 14/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ và quan hệ quốc tế tại Học viện Khoa học Quân sự giai đoạn 2016-2020” và các văn bản pháp lý liên quan đến quân sự, đối ngoại quốc phòng. Đặc biệt là đối với những khoa giáo viên tham gia giảng dạy cho đối tượng học viên đào tạo sĩ quan chuyên ngành NNQS và QHQT về QP. Việc
nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách quân sự, đối ngoại của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phịng về cơng tác qn sự, đối ngoại quốc phịng trong q trình thực hiện nhiệm vụ là ‘‘kim chỉ nam’’ để họ xác định phương hướng, đề ra các chủ trương, giải pháp phù hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Nhận thức đúng, đánh giá khách quan những đóng góp của cơng tác qn sự, đối ngoại quốc phòng với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc những năm qua. Đồng thời, nhận thức rõ thực trạng và sự cần thiết phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS. Tiếp tục nâng cao nhận thức của các chủ thể lãnh đạo, quản lý về ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và sự cần thiết phát triển năng lực tư duy BCDV cho học viên Học viện KHQS đào tạo sĩ quan các chuyên ngành NNQS và QHQT về QP làm cơ sở để xác định nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục, đào tạo phù hợp nhằm nâng cao năng lực tư duy BCDV của học viên. Việc đánh giá đúng những ưu điểm, hạn chế năng lực tư duy BCDV của học viên cũng như quá trình phát triển năng lực tư duy BCDV cho học viên Học viện KHQS, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó sẽ giúp cho lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các cấp thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết phải phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS. Việc đánh giá năng lực tư duy và phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS đào tạo sĩ quan các chuyên ngành NNQS và QHQT về QP phải được tiến hành một cách khách quan, toàn diện, dựa trên tiêu chí xác định, làm căn cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp thiết thực, phù hợp, mang tính khả thi để nâng cao chất lượng GD-ĐT học viên Học viện KHQS và khắc phục, chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời mọi biểu hiện xem xét, đánh giá thiếu khách quan, chỉ nhấn mạnh một chiều những hạn chế, yếu kém của việc phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS; nhận thức rõ những yếu tố tác động ở cả chiều hướng tích cực, tiêu cực và vấn đề đặt ra đối với phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS hiện nay.
Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, trực tiếp là cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong việc tuyên truyền, giáo dục để tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm cho các chủ thể trong học tập và công tác làm tấm gương để học viên noi theo. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất của việc giáo dục là trang bị cho học viên Học viện KHQS phương
pháp nhận thức, làm cho họ quán triệt và vận dụng sáng tạo phương pháp luận của chủ nghĩa DVBC, xem xét một vấn đề, sự kiện đang diễn ra trong mối liên hệ phổ biến, khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, nhìn nhận trong sự vận động, biến đổi và phát triển của chúng, có phong cách tư duy biện chứng về đối tác, đối tượng trong học tập, rèn luyện.
Hai là, phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, giáo dục,
rèn luyện phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS hiện nay Phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giáo dục - đào tạo trong Học viện, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp, như: Lớp, Hệ... cần phải nắm chắc khả năng nhận thức, trình độ hiểu biết, kết quả học tập, rèn luyện của đội ngũ học viên trong tuần, tháng, học kỳ và năm học. Muốn nắm chắc, đánh giá đúng thực chất những nội dung đó, địi hỏi đội ngũ cán bộ phải thơng qua nhận xét, đánh giá quá trình học tập của đội ngũ giảng viên; thông qua kết quả thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kết quả thực hành, thực tập của học viên. Cùng với việc nắm chắc khả năng nhận thức, trình độ hiểu biết, kết quả học tập, rèn luyện của học viên trong tuần, tháng, học kỳ và năm học, các chủ thể giáo dục phải quản lý quá trình học tập, rèn luyện; động cơ, thái độ, ý thức, trách nhiệm của học viên trong quá trình học tập. Các nội dung quản lý phải được ghi chép vào sổ sách, theo dõi quá trình tiến bộ của học viên. Nội dung đánh giá và ghi chép phải khách quan, khoa học, trên cơ sở nhận xét, đánh giá của đội ngũ giảng viên; kết quả sinh hoạt đánh giá, phân loại của lãnh đạo, chỉ huy lớp, hệ và các tổ chức quần chúng, Hội đồng quân nhân.
Trong công tác quản lý năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS cần đặc biệt quan tâm quản lý về quá trình phát triển khả năng nhận thức; mức độ phát triển phẩm chất, năng lực và những tố chất cần thiết của sĩ quan nghiên cứu, phiên dịch, biên dịch ngoại ngữ quân sự, ngoại giao trên lĩnh vực quốc phòng. Để đánh giá đúng, quản lý hiệu quả quá trình phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy BCDV, đòi hỏi các chủ thể phải dựa trên khả năng phản xạ tư duy của học viên trong quá trình học tập, tập bài, thực tập; thông qua nhận thức, luận giải các hiện tượng chính trị, quân sự, ngoại giao... đang diễn ra; thông qua lễ tiết
tác phong, xưng hô, chào hỏi và cách ứng xử theo chuẩn mực của hoạt động quân sự, ngoại giao quốc phòng.
Năng lực tư duy BCDV khơng được hình thành một cách tự phát, mà là kết quả một q trình tự giác, thơng qua giáo dục và tự giáo dục, trong giáo dục để phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS, cần tập trung vào giáo dục động cơ, trách nhiệm học tập, rèn luyện; ý thức tự giác chấp hành pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội và quy chế, quy định của Ngành. Để giáo dục, xây dựng động cơ, trách nhiệm học tập, rèn luyện; ý thức tự giác chấp hành pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, quy chế, quy định... cho học viên Học viện KHQS phải thông qua nhiều nội dung khác nhau, như: giáo dục về mục tiêu, lý tưởng cách mạng; niềm vinh dự, tự hào về truyền thống quân đội và của ngành quân sự, đối ngoại quốc phòng và vai trò của hoạt động này đối với sự nghiệp cách mạng, qua đó xây dựng tình u nghề nghiệp; tính kỷ luật, tác phong chính quy, mẫu mực của người sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại quốc phòng. Chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục phụ thuộc vào việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giáo dục để phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS.
Giáo dục đức tính ham học, cầu tiến bộ, vươn tới cái mới, con đường phát triển năng lực tư duy BCDV không hề thẳng tắp, càng không phải dễ dàng đối với học viên nào ngại học, ngại rèn. Để có tri thức và tài năng, mỗi học viên phải biết tự chiến thắng mình, khiêm tốn, ham học, cầu tiến bộ, tích cực đổi mới, sáng tạo, yếu tố cản trở lớn nhất tới ý thức tự học tập, tự rèn luyện chính là tính kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn. Để phát triển năng lực tư duy BCDV, mỗi học viên phải biết cầu thị, tự đặt ra cho mình những mục tiêu tri thức cần vươn tới, đồng thời từng học viên biết đặt ra kế hoạch, thời gian, cách thức để biến kế hoạch đó thành hiện thực. Thực tế cho thấy, những học viên lựa chọn con đường binh nghiệp, phấn đấu trở thành sĩ quan đúng đắn ngay từ khi vào học tập tại Học viện KHQS thường là người có động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, biểu hiện rõ ở sự hứng thú, thiên hướng và lý tưởng nghề nghiệp quân sự của mỗi học viên, sự say mê, tự giác, kết quả học tập, rèn luyện của họ thường khá cao. Trong thực hành, thực tập, họ cũng là những người biết tự giác học tập qua thực tế và học hỏi cán bộ, giảng viên, họ thường có ý
trí quyết tâm cao, khắc phục mọi khó khăn, tích cực học tập, rèn luyện và trưởng thành nhanh chóng.
Để ni dưỡng động cơ, xây dựng quyết tâm, ý chí tự học tập, tự rèn luyện, trước hết học viên Học viện KHQS phải thực sự yên tâm, gắn bó và yêu mến nghề nghiệp quân sự và ngoại giao quốc phòng, đồng thời họ cũng phải thấy rõ vinh dự, trách nhiệm và niềm tự hào khi đang được đào tạo trở thành sĩ quan của quân đội cách mạng. Mỗi học viên cũng phải có những kỳ vọng, ước mơ trở thành nhà ngoại giao quân sự xuất sắc, đức tính ham học, cầu tiến bộ, vươn tới cái mới của học viên phải được xây dựng thành động lực thôi thúc mỗi học viên say mê học tập, sáng tạo, khát khao vươn tới tầm cao của tri thức để làm giàu trí tuệ của mình. Có rèn luyện được đức tính ham học, cầu tiến bộ, vươn tới cái mới, học viên mới chăm lo thâu thái tri thức, tìm kiếm thơng tin, chủ động, tự giác học tập, rèn luyện hàng ngày. Tự học tập, tự rèn luyện là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phát triển vốn tri thức làm cơ sở để phát triển năng lực tưởng tượng và trực giác sáng tạo của học viên.
Trong giáo dục để phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS, cần tập trung giáo dục về lịch sử quân sự, ngoại giao cách mạng; truyền thống của Ngành; những thành tựu, kết quả to lớn mà công tác quân sự, đối ngoại quốc phịng đã đạt được và đóng góp cho sự thắng lợi của cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử. Đồng thời, cần giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực cần thiết của nhà ngoại giao trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng, trước hết là sự trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; là phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong ứng xử ngoại giao; phong cách làm việc mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo nhưng rất kiên định và quyết đoán... Việc giáo dục để xây dựng cho học viên những phẩm chất đó, địi hỏi phải nghiên cứu, lựa chọn những nội dung trọng tâm trong lịch sử quan hệ đối ngoại quốc phòng, đặc biệt là lý luận nghệ thuật quân sự và những quy định, nguyên tắc ứng xử trong ngoại giao quốc phịng; xây dựng những tình huống ngoại giao và cách xử lý phong phú, đa dạng với nhiều đối tượng và trong nhiều trường hợp khác nhau.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia rèn luyện để phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS gắn chặt với quá trình
rèn luyện kỷ luật, rèn luyện thể chất, rèn luyện bản lĩnh của người sĩ quan quân đội với những nội dung và biện pháp rèn luyện có sự khác nhau. Nội dung rèn luyện quan trọng và có ý nghĩa cơ bản đó là: rèn luyện về khả năng ghi nhớ, lưu trữ tri thức; rèn luyện về năng lực phản xạ nhanh của tư duy trong những tình huống phức tạp, khó lường, với sự đối đáp mềm mỏng, khơn ngoan, linh hoạt và sáng tạo. Để rèn luyện, hình thành những phẩm chất đó, trước hết địi hỏi phải theo dõi nắm chắc kết quả học tập, rèn luyện; trình độ nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn của từng học viên để có nội dung, biện pháp giao nhiệm vụ thử thách, rèn luyện phù hợp, đặc biệt là thơng qua nói chuyện, trao đổi, giao nhiệm vụ để học viên luận giải các vấn đề hoặc trình bày, diễn thuyết một nội dung nào đó trong các vấn đề chính trị, kinh tế, qn sự, ngoại giao đang diễn ra; viết thu hoạch các chuyên đề đã được xây dựng từ trước.
Rèn luyện thực hành, tập bài để phát triển năng lực tư duy BCDV cho học viên, như: dàn dựng, đưa các tình huống có vấn đề vào thực hành, tập bài là một trong những biện pháp quan trọng để kích thích năng lực tư duy BCDV phát triển. Với những tình huống cụ thể, người học buộc phải suy nghĩ, tìm biện pháp vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn, nâng cao trình độ tay nghề, củng cố và kiểm tra tính đúng đắn của kiến thức và phương pháp đã sử dụng, kiểm nghiệm mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình phát triển năng lực tư duy BCDV của họ. Thông qua hoạt động này, học viên từng bước nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, khái quát, lý luận, khắc phục các biểu hiện tư duy siêu hình, duy tâm, chủ quan trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học ngoại giao quân sự, quốc phòng. Đổi mới nội dung và phương pháp thiết kế, xây dựng các bài tập thực hành theo hướng gợi mở, tạo ra các tình huống kích thích tư duy phản biện của học viên, khắc phục lối mịn trong tư duy, nhận thức, khuyến khích nghiên cứu, tìm tịi cái mới, trong những trường hợp cụ thể, có thể phân tích các tình huống giả, sai lầm, tìm ra ngun nhân của nó và tìm biện pháp khắc phục.
Trong rèn luyện để phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS cần chú trọng rèn luyện những phẩm chất, năng lực của nhà quân sự, ngoại giao, như: sự tinh tế, bí mật, điềm tĩnh, thận trọng, khơn ngoan và quyết đốn trong mọi tình huống; đặc biệt là rèn luyện nhãn quan chính trị và tư duy nghiệp vụ sắc
xảo của cán bộ ngoại giao quốc phòng. Việc rèn luyện để tạo sự bền vững những phẩm chất đó địi hỏi phải thơng qua nhiều nội dung, biện pháp khác nhau, trước