CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.3 Phân tích thực trạng quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng container tạ
3.3.4 Thông quan hàng nhập
Sau khi lấy được D/O nhân viên giao nhận mang D/O đến Hải quan đăng ký làm thủ tục hải quan, kiểm hóa và nhận chứng từ.
3.3.4.1 Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để mở tờ khai
Để mở tờ khai, nhân viên khai báo hải quan của cơng ty sẽ có trách nhiệm chuẩn bị các chứng từ gồm có:
- Tờ khai hải quan: gồm 2 bản chính, 1 bản dành cho hải quan, 1 bản gửi cho người NK.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản sao y - HBL, MBL
- Hóa đơn thương mại (Invoice): 1 bản chính
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): 1 bản chính - Giấy giới thiệu của công ty NK: 1 bản
3.3.4.2 Truyền số liệu qua mạng hải quan điện tử
Sau khi đã chuẩn bị xong bộ chứng từ khai báo hải quan, nhân viên khai báo hải quan sẽ dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử (ECUS5) để truyền số liệu lên tờ khai qua mạng. Nếu tờ khai được truyền thành công, hệ thống mạng hải quan sẽ tự đông báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa.
Hàng hóa có thể được phân vào 3 luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. - Luồng xanh: Cán bộ hải quan sẽ chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thơng quan vào tờ khai mà miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Luồng vàng: Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, hồ sơ chuyển qua bộ phận tính giá thuế để kiểm tra chi tiết hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thơng quan vào tờ khai.
- Luồng đỏ: Hồ sơ được chuyển qua bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa. Tùy tỷ lệ phân kiểm hóa của lãnh đạo chi cục mà hàng có thể bị kiểm tra 5%, 10% hay
100%. Sau khi kiểm tra nếu hàng hóa đúng với khai báo của tờ khai và chứng từ liên quan, cán bộ hải quan sẽ bấm niêm phong hải quan vào container và sẽ ghi chú vào tờ khai xác nhận hàng hóa đúng khai báo và chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thơng quan vào tờ khai.
3.3.4.3 Làm thủ tục hải quan tại cảng
a, Đối với hàng hóa NK miễm kiểm (luồng xanh)
- Bước 1: Mở tờ khai
Nhân viên giao nhận của công ty sau khi lập tờ khai hải quan, khai báo qua mạng có được số tiếp nhận, số tờ khai, phân luồng hàng hóa sẽ tiến hành đăng ký mở tờ khai hải quan tại cảng. Cùng với đó nhân viên cũng phải đến hải quan tìm hiểu xem doanh nghiệp NK có nợ thuế hoặc bị phạt chậm nộp thuế hay khơng đóng thuế cho doanh nghiệp. Nếu khơng vi phạm thì nộp lại tờ khai cùng bộ chứng từ cho Hải quan kiểm tra.
Các chứng từ phải nộp gồm:
+ Tờ khai Hải quan nhập khẩu (2 bản chính: 1 bản gửi Hải quan, 1 bản lưu người khai Hải quan)
+ Hợp đồng mua (1 bản sao y bản chính)
+ Vận đơn (sao y bản chính, có ký hậu của ngân hàng nếu thanh toán bằng L/C)
+ Lệnh giao hàng (1 bản chính) + Packing List (1 bản chính) + Giấy giới thiệu của cơng ty NK + Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có)
+ Báo cáo vi phạm pháp luật để biết doanh nghiệp NK có vi phạm về nộp thuế hay khơng
Trong trường hợp doanh nghiệp chưa nộp thuế thì nhân viên giao nhận của công ty sẽ tiến hành nộp thuế cho doanh nghiệp, rồi sau đó nộp lại cho Hải quan tiếp nhận hồ sơ bản sao y Biên nhận nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước cùng với bộ chứng từ để Hải quan kiểm tra.
Tiếp theo Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ, dựa vào mã số thuế của doanh nghiệp tra cứu trên mạng xem doanh nghiệp NK có tên trong danh sách bị cưỡng
chế hay không rồi kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế. Sau đó, Hải quan sẽ chuyển tới bộ phận tính giá thuế.
- Bước 2: Tính giá thuế
Ở bước này Hải quan sẽ kiểm tra lại thuế tính trong tờ khai xem có đúng như số tiền thự tế mà doanh nghiệp phải nộp không. Nếu doanh nghiệp áp sai mã HS có thể dẫn tới mức thuế phải nộp là khác nhau, đây cũng là điều hay xảy ra mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và Hải quan.
Trường hợp doanh nghiệp được ân hạn thuế thì Hải quan sẽ đóng dấu xác nhận Trường hợp mà doanh nghiệp phải đóng thuế ngay thì nhân viên giao nhận sẽ đóng thuế và sao y Biên nhận nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước nộp lại cho cửa tính thuế xác nhận.
- Bước 3: Trả tờ khai Hải quan
Tờ khai sau khi được cán bộ Hải quan kiểm tra, đóng dấu sẽ được chuyển qua cửa trả tờ khai Hải quan, tiếp đó nhân viên giao nhận mua tem dán vào tờ khai.
Bộ chứng từ Hải quan trả lại gồm có: + Tờ khai Hải quan
+ Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ
Số lượng lô hàng sau khi khai báo cho kết quả luồng xanh mà công ty vận chuyển tính riêng năm 2016 chiếm gần 60%, năm 2017 là 62%.
b, Đối với hàng NK kiểm hóa (luồng đỏ)
- Bước 1: Mở tờ khai
Nhân viên giao nhận của công ty sau khi lập tờ khai hải quan, khai báo qua mạng có được số tiếp nhận, số tờ khai, phân luồng hàng hóa sẽ tiến hành đăng ký mở tờ khai hải quan tại cảng. Cùng với đó nhân viên cũng phải đến hải quan tìm hiểu xem doanh nghiệp NK có nợ thuế hoặc bị phạt chậm nộp thuế hay khơng đóng thuế cho doanh nghiệp. Nếu khơng vi phạm thì nộp lại tờ khai cùng bộ chứng từ cho Hải quan kiểm tra.
Các chứng từ phải nộp gồm:
+ Tờ khai Hải quan nhập khẩu (2 bản chính: 1 bản gửi Hải quan, 1 bản lưu người khai Hải quan)
+ Vận đơn (sao y bản chính, có ký hậu của ngân hàng nếu thanh tốn bằng L/C)
+ Lệnh giao hàng (1 bản chính) + Packing List (1 bản chính) + Giấy giới thiệu của cơng ty NK + Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có)
+ Báo cáo vi phạm pháp luật để biết doanh nghiệp NK có vi phạm về nộp thuế hay không
Trong trường hợp doanh nghiệp chưa nộp thuế thì nhân viên giao nhận của cơng ty sẽ tiến hành nộp thuế cho doanh nghiệp, rồi sau đó nộp lại cho Hải quan tiếp nhận hồ sơ bản sao y Biên nhận nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước cùng với bộ chứng từ để Hải quan kiểm tra.
Tiếp theo Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ, dựa vào mã số thuế của doanh nghiệp tra cứu trên mạng xem doanh nghiệp NK có tên trong danh sách bị cưỡng chế hay không rồi kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế, sau đó, Hải quan sẽ chuyển tới bộ phận tính giá thuế.
- Bước 2: Tính giá thuế
Ở bước này Hải quan sẽ kiểm tra lại thuế tính trong tờ khai xem có đúng như số tiền thự tế mà doanh nghiệp phải nộp khơng. Nếu doanh nghiệp áp sai mã HS có thể dẫn tới mức thuế phải nộp là khác nhau, đây cũng là điều hay xảy ra mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và Hải quan.
Trường hợp doanh nghiệp được ân hạn thuế thì Hải quan sẽ đóng dấu xác nhận Trường hợp mà doanh nghiệp phải đóng thuế ngay thì nhân viên giao nhận sẽ đóng thuế và sao y Biên nhận nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước nộp lại cho cửa tính thuế xác nhận.
- Bước 3: Kiểm hóa
Khi lơ hàng mà cơng ty kí kết hợp đồng vận chuyển bị kiểm hóa thì nhân viên giao nhận của cơng ty sẽ phải xem bản phân cơng kiểm hóa để liên lạc với Hải quan kiểm hóa. Sau đó đăng ký chuyển bãi kiểm hóa cho container và mua seal cho container. Tiếp đó sẽ phải xuống bãi làm giấy cắt seal, rồi báo cơng nhân cắt seal đến cắt seal, cùng với đó phải liên lạc với Hải quan kiểm hóa xuống bãi xem cắt
seal và kiểm tra hàng hóa theo mức độ Hải quan u cầu, có thể là 5%, 10% hoặc 100% lơ hàng. Nhân viên giao nhận phải tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Kiểm hóa viên làm việc để lơ hàng được nhanh chóng hồn thành thủ tục Hải quan.
Sau khi kiểm hóa xong, nhân viên giao nhận đóng lại seal.
Khi kiểm hóa hàng nhập khẩu có thể gặp một số trường hợp: Hàng không đúng so với khai báo, hàng thừa hoặc thiếu, sai seal..
- Bước 4: Trả tờ khai Hải quan
Tờ khai sau khi được cán bộ Hải quan kiểm tra, đóng dấu sẽ được chuyển qua cửa trả tờ khai Hải quan, tiếp đó nhân viên giao nhận mua tem dán vào tờ khai.
Bộ chứng từ Hải quan trả lại gồm có: + Tờ khai Hải quan
+ Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ + Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa
Hàng hóa bị roi vào luồng đỏ chủ yếu là những lô hàng bị khai sai trị giá Hải quan quá nhiều, khai sai hoặc không đầy đủ tên hàng những mặt hàng thuộc dạng quý hiếm… Ví dụ là đơn hàng nhập khẩu của Công ty TNHH Hsiantai từ Trung Quốc bị phân vào luồng đỏ do khai sai trị giá hải quan. Số lượng đơn hàng bị rơi vào luồng đỏ của công ty năm 2016 là 15 lô, chiếm gần 10% tổng số đơn hàng NK bằng container, năm 2017 giảm xuống cịn 12 lơ.
3.3.4.4 Xuất phiếu EIR
EIR là một loại phiếu ghi lại tình trạng container tốt hay xấu.
Đối với hàng FCL thì nhân viên giao nhận phải đến phịng Thương vụ ở cảng để nộp D/O và đóng tiền nâng/hạ, lưu container để xuất phiếu EIR.