Các công cụ tin học để xây dựng một phần mềm kế toán

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ HẢI PHƯỚC (Trang 27 - 34)

5. Nội dung chính của đồ án gồm có 3 chương:

1.1. Nhận thức chung để xây dựng phần mềm kế toán trong doanh

1.1.6. Các công cụ tin học để xây dựng một phần mềm kế toán

1.1.6.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System - DBMS) là một phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị một CSDL. Cụ thể, các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm thơng tin trong một CSDL. Nó là một hệ thống phần mềm phổ dụng, làm cho quá trình định nghĩa, xây dựng và thao tác cơ sở dữ liệu trở nên dễ dàng cho các ứng dụng khác nhau.

Tại sao phải sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu?

Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất và do đó bảo đảm được tính nhất qn và tồn vẹn dữ liệu.

Đảm bảo dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau. Khả năng chia sẻ thông tin cho nhiều người sử dụng và nhiều ứng dụng khác nhau.

Có nhiều hệ quản trị CSDL để người sử dụng có thể lựa chọn, nhưng mỗi hệ quản trị CSDL đều có những ưu, nhược điểm, phù hợp với một hệ thống nhất định.

Hệ quản trị CSDL Oracle: Oracle là tên của một hãng phần mềm, một

hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến trên thế giới. Hãng Oracle ra đời đầu những năm 70 của thế kỷ 20 tại nước Mỹ:

 Ưu điểm: Oracle là một hệ quản trị CSDL có tính bảo mật, an tồn của dữ liệu cao, dễ bảo trì, nâng cấp. Cơ chế quyền hạn rõ ràng, ổn định.

 Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu rất lớn vì cần máy tính có cấu hình cao, quản trị khó và phức tạp.

Hệ quản trị CSDL SQL Server: là hệ quản trị CSDL do Microsoft phát

triển, đến nay gồm nhiều phên bản: SQL Server 2005, 2008, 2012, 2014, 2016, 2017. Là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay.

 Ưu điểm: Cơ sở dữ liệu được truy cập với mức độ ổn định, dễ sử dụng, dễ theo dõi, cung cấp một hệ thống các hàm tiện ích mạnh. Quản lý được khối lượng dữ liệu lớn. Có tính an tồn và bảo mật cao.

 Nhược điểm: Cần sử dụng các công cụ bên ngoài để lập trình: C#.NET, VB, ADO.NET,…

Hệ quản trị CSDL FoxPro: Visual FoxPro, ký hiệu vắn tắt là VFP, là

một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System -DBMS) trực quan. Nó khơng chỉ là một hệ DBMS mà cịn là một ngơn ngữ lập trình có triển vọng. Được Microsoft phát triển từ những năm 1984:

 Ưu điểm: Visual Foxpro hỗ trợ về lập trình hướng đối tượng, hỗ trợ khả năng thiết kế giao diện trực quan, dễ dàng tổ chức CSDL, định nghĩa các nguyên tắc áp dụng cho CSDL và xây dựng chương trình ứng dụng, nó cho phép nhanh chóng kiến tạo các biểu mẫu, vấn tin, báo biểu dựa vào bộ công cụ thiết kế giao diện đồ họa. Hơn thế nữa, VFP dễ tách ứng dụng thành nhiều mô-đun nên khá dễ dàng trong nâng cấp, sửa đổi.

 Nhược điểm: Bảo mật kém, khơng an tồn, khơng thuận tiện chạy trên môi trường mạng.

Hệ quản trị CSDL MySQL: là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do

nguồn mở phổ biến nhất trên thế giới, được tạo ra bởi MySQL AB, hiện đã được mua lại và thuộc sở hữu của Oracle. MySQL được các nhà phát triển rất ưu chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên Internet. MySQL có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: Phiên bản Win32 cho các Hệ điều hành Windows, LINUX, Mac OS X, Unix, …

 Ưu điểm: Dễ dàng cài đặt, hỗ trợ rất nhiều chức năng SQL của một hệ quản trị CSDL quan hệ cả trực tiếp lẫn gián tiếp và có tính bảo mật cao. MySQL có thể xử lý rất nhiều dữ liệu với tốc độ thực thi cao

 Nhược điểm: MySQL phần lớn được sử dụng cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên Internet nên có những hạn chế nhất định, kém tin cậy hơn so với những hệ quản trị CSDL khác như Oracle, SQL Server. Kể từ khi được mua lại bởi Oracle, tốc độ phát triển của MySQL cũng không được đánh giá cao.

Hệ quản trị CSDL Microsoft Acces: là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu do

Microsof phát triển, thường nằm trong bộ phần mềm Microsoft Office dùng cho máy tính cá nhân và mạng cục bộ

 Ưu điểm: Dung lượng nhẹ, dễ dàng cài đặt và sử dụng. Thích hợp với mơ hình nhỏ.

 Nhược điểm: Khơng khả thi khi quản lý một lượng dữ liệu lớn. Tính bảo mật khơng cao.

1.1.6.2. Ngơn ngữ lập trình

Ngơn ngữ lập trình là một tập từ ngữ, kí hiệu cho phép lập trình viên có thể giao tiếp với máy tính. Hay nói cách khác, ngơn ngữ lập trình là ngơn ngữ dùng để viết các chương trình cho máy tính.

Cũng như các ngơn ngữ thơng thường, ngơn ngữ lập trình cũng có từ vựng, cú pháp và ngữ nghĩa. Ngơn ngữ lập trình dễ hiểu, dễ sử dụng với người lập trình để giải quyết các bài tốn. Một số ngơn ngữ thơng dụng hiện nay:

C, C++: là một loại ngơn ngữ lập trình. Đây là dạng ngơn ngữ đa mẫu hình tự

do có kiểu tĩnh và hỗ trợ lập trình thủ tục, dữ liệu trừu trượng, lập trình hướng đối tượng, và lập trình đa hình.

 Ưu điểm:

+ Hiệu suất cao: Hiệu suất của một ngôn ngữ được đánh giá dựa trên khả năng sử dụng bộ nhớ, C, C++ có thể chạy mượt mà trên những hệ thống giới hạn về dung lượng, lý do là vì ngay từ đầu C được thiết kế với mục đích thay thế ASM trong các hệ thống bộ nhớ cực hạn chế thập niên 1960.

+ Tính linh hoạt: C, C++ có thể được dung để viết các ứng dụng tren hệ thống vi điều khiển 8 bit cũng có thể sử dụng trên các hệ thống 64 bit, hay các siêu máy tính, hỗ trợ nhiều kiểu dữ liệu khác nhau và việc chuyển đổi giữa chúng khá dễ dàng.

 Nhược điểm:

 Việc sử dụng con trỏ và các hiệu ứng phụ.

 C++ Tương tác ngược với C nên làm hạn chế khả năng của nó.

C#: là một ngơn lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft, là

phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ.  Ưu điểm:

+ Gần gũi với các ngơn ngữ lập trình khác, thư viện C# hỗ trợ tối đa cho người lập trình với số lượng hàm lớn.

+ Cải tiến khuyết điểm của C,C++ về con trỏ và các hiệu ứng phụ.  Nhược điểm:

 Khó lập trình nếu khơng có IDE tạo mơi trường lập trình Visual Studio

Java: là một ngơn ngữ lập trình hướng đối tượng và dựa trên các lớp. Khác

với phần lớn ngơn ngữ lập trình thơng thường, thay vì biên dịch mã nguồn thành mã máy hoặc thông dịch mã nguồn khi chạy, Java được thiết kế để biên dịch mã nguồn thành bytecode, bytecode sau đó sẽ được môi trường thực thi (runtime environment) chạy.

 Ưu điểm:

+ Dùng mã nguồn mở (có thể chạy trên Apache hoặc IIS) + Mã nguồn rõ ràng, mã nguồn tách biệt với giao diện HTML.

+ Đi cặp với Oracle, hoạt đơng trên LINUX, có thể trên IIS – Windows.

 Nhược điểm:

 Tốc độ khá chậm.

Visual Foxpro: không chỉ là một hệ quản trị CSDL mà cịn là một ngơn ngữ

lập trình có triển vọng.  Ưu điểm:

+ Ứng dụng được biên dịch bởi VFP có thể chạy trên Windowns mà k cần cài đặt, tuy nhiên cần chứa các file thư việc hỗ trợ lúc chạy.

+ Là một hệ biên dịch, do đó cho phép lập trình viên mềm dẻo trong xử lí mã:

 Nhược điểm:

 VFP phiên bản trước 9 không hỗ trợ trực tiếp mã Unicode.

Visual Basic: là một ngơn ngữ lập trình hướng sự kiện và là mơi trường phát

triển tích hợp (IDE). Thuộc sở hữu của Microsoft  Ưu điểm:

 Đơn giản, dễ sử dụng

 Nhược điểm:

 Phụ thuộc vào Microsoft và chỉ hỗ trợ trên Windows.  Nhập, xuất

1.1.6.3. Công cụ tạo báo cáo

Là các chương trình trợ giúp người lập trình lập cáo báo cáo (report) cho phần mềm xây dựng – một tài liệu chứa các thơng tin được đưa ra từ chương trình ứng dụng, chứa các thơng tin kết xuất từ các bảng cơ sở dữ liệu và được hiển thị ra máy in hoặc màn hình.

Các cơng cụ báo cáo gồm 2 cơ chế tổng hợp: truy vấn và văn bản dạng bảng.  Cơ chế truy vấn: hỗ trợ đặc thù các báo cáo nghiệp vụ chứa các công cụ mạnh để hợp nhất dữ liệu.

 Văn bản dạng bảng: là công cụ mạnh để hiển thị bất kì thơng tin nào ra máy in. Nó khơng chỉ bảo đảm việc chuẩn bị chứng từ in một cách hiệu quả, mà còn giúp người sử dụng xem trước các chứng từ trên màn hình ở dạng thuận tiện nhất.

Một số công cụ tạo báo cáo hiện nay:

Crystal Report:

 Ưu điểm:

+ Đây là một công cụ tạo báo cáo được sử dụng phổ biến hiện nay, hỗ trợ hầu hết các ngơn ngữ lập trình.

+ Crystal Report có thể thực hiện việc tạo báo cáo một cách độc lập hoặc được tích hợp vào một số ngơn ngữ lập trình hiện nay (.NET). Crystal Report hỗ trợ các chức năng in ấn, kết xuất sang các định dạng khác như Excel.

 Nhược điểm:

Element WordPro:

 Với Element WordPro bạn có thể tạo các báo cáo, thư từ, sơ yếu lí lịch, bản fax... một cách nhanh chóng và dễ dàng.

 Element WordPro hỗ trợ tất cả định dạng tài liệu hàng đầu: PDF, DOC (MSWord), DOCX (MSWord 2007 +), và RTF (Rich Text Format).

Report Wizard: Đây là công cụ hỗ trợ tạo báo cáo khá thuận lợi và nhanh

chóng với cách thức thực hiện đơn giản.

Report designer: Cơng cụ này giúp người lập trình tự thiết kế báo cáo từ đầu

theo ý tưởng của mình, phù hợp với từng điều kiện hồn cảnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ HẢI PHƯỚC (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)