1 .7Kết cấu khóa luận
2.1 .2Khái niệm về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà
tế Sơn Hà
3.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh chung của cơng ty
Cơng ty đã trải qua 16 năm hình thành và phát triển với ngành nghề sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sau: Bồn nước inox, chậu rửa, thái dương năng, bồn nhựa, ống thép, gia công cuộn cán, và một số sản phẩm khác. Và sản phẩm được bán trên toàn quốc và hơn 20 nước trên thế giới như: Mỹ, Brazil; Argentina; Mexico, Indonesia, Ecuador, Singapore, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan,…
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 - 2014
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng doanh thu 1.956.327 2.143.497 1.819.848 1.903.724 Lợi nhuận trước thuế 10.223 18.021 10.124 10.570 Lơi nhuận sau thuế 8.644 12.738 7.137 7.431
Nhận xét: Từ bảng số liệu trên cho thấy, kết quả kinh doanh năm 2012 có dấu
hiệu khởi sắc với doanh thu là 2.143.497 (triệu đồng) tăng 187.170 (triệu đồng) so với năm 2011 là 1.956.327 (triệu đồng). Theo đó lợi nhuận sau thuế cũng tăng 5.083 (triệu đồng) từ 8.644 (triệu đồng) năm 2011 lên 12.738 (triệu đồng) năm 2012. Tuy nhiên đến năm 2013 lại suy giảm doanh thu năm 2013 chỉ đạt 1.819.848 (triệu đồng) giảm nhiều so với năm 2012 là 323.649 (triệu đồng) và giảm so với năm 2011 là 146.478 (triệu đồng). Do đó lợi nhuận cũng giảm tương ứng cịn có 7.137 (triệu đồng) chỉ đạt 56% so với năm 2012. Bước sang năm 2014 giường như có dấu hiệu phục hồi nhưng mức độ tăng không đáng kể với doanh thu đạt 1.903.724 (triệu đồng), tăng so với năm 2013 là 83.876 (triệu đồng) và lợi nhuận sau thuế tăng 294 (triệu đồng).
Nguyên nhân của sự suy giảm doanh thu này chủ yếu nhất là do năm 2013 kim ngạch xuất khẩu ống thép không gỉ vào thị trường Mỹ giảm nhanh chóng, mà nguyên nhân sâu sa là do Hoa Kỳ đã áp thuế chống bán phá giá (mức thuế 17.2%) đối với mặt hàng đem lại nguồn doanh thu lớn nhất này cho Công ty Sơn Hà.
3.2.2 Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của cơng ty
Để có cái nhìn tổng qt về tình hình xuất khẩu mặt hàng ống thép khơng gỉ của công ty qua các năm 2011-2014 ta theo dõi bảng sau:
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2011 – 2014.
(Đơn vị: USD)
Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Mỹ 15.134.842,0 9 15.809.368,25 6.919.330,37 67.498,62 Brazil 2.539.437,71 2.605.227,95 2.873.110,12 5.714.770,76 Ấn Độ 415.592,64 432.399,27 453.648,96 1.265.583,29 Inđônêxia 32.593,52 33.973,42 35.164,44 47.249,03 Nga 557.962,65 584.621,19 604.865,29 1.469.512,48 Thổ Nhĩ Kỳ - - 782.029,05 4.218.860,86 Thái Lan 420.109,32 407.529,87 427.715,48 489.837,49 Singapore 294.849,50 378.952,76 484.843,05 571.477,08 Nước khác 1.306.690,54 1.367.840,79 2.540.925,46 2.483.126,85 Tổng KNXK 20.702.077,9 7 21.619.963,50 15.121.632,22 16.327.916,46
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh xuất khẩu_phòng KDCN)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu hầu hết đều
tăng dần qua các năm tại các quốc gia, chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đến năm 2013 giảm đột ngột, cụ thể là giảm 8.890.037,88 USD từ 15.809.368,25 USD (năm 2012) xuống 6.919.330,37 USD (năm 2013). Đến năm 2014 tiếp tục giảm mạnh và kim ngạch xuất khẩu chỉ còn 67.498,62 USD, bằng 0,43% kim ngạch năm 2012, 0.98% kim ngạch năm 2013. Do thị trường Mỹ là thị trường chính của Cơng ty nên khi kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm cũng khiến cho tổng kim ngạch cũng giảm theo. Cụ thể năm 2012 tổng kim ngạch là 21.619.963,50 USD giảm 6.498.331,28 USD còn 15.121.632,22 USD (năm 2013). Việc mở rộng thêm thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường khác đã khiến cho tổng kim ngạch năm 2014 tăng lên 16.327.916,46 USD, nhưng tăng không nhiều so với mức đã bị giảm.
3.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị quy trình thực hiện hợpđồng xuất khẩu ống thép khơng gỉ sang thị trường Brazil của công ty cổ phần đồng xuất khẩu ống thép không gỉ sang thị trường Brazil của công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà trong giai đoạn 2011 – 2014
Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng là một q trình thực hiện một chuỗi các cơng việc đan kết với nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, có cả yếu tố bên trong và bên ngồi doanh nghiệp. Để có thể quản trị một cách hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp cần phải xem xét đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố, để từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất để quản lý một cách chặt chẽ và hợp lý.
3.2.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến việc quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu ống thép khơng gỉ
Các nhân tố nguồn lực của doanh nghiệp như: nguồn tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của cơng ty, khả năng sản xuất.... Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, đều có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản trị quy trình thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng thực hiện hợp đồng.
Cơng ty cổ phần quốc tế Sơn Hà có đội ngũ nhân viên giàu năng lực, có trình độ chun mơn cao, giàu kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu, đồng thời có vốn hiểu biết về pháp luật và các thông lệ quốc tế, kịp thời nắm bắt thơng tin thị trường. Bên cạnh đó thì trưởng phịng bộ phận xuất khẩu có chun mơn cao và kinh nghiệm lâu năm trong việc quản trị quy trình xuất khẩu. Họ ln giám sát và điều hành các nghiệp vụ liên quan đến thực hiện hợp đồng, do đó hầu hết các nghiệp vụ thực hiện hợp đồng đều được thực hiện một cách chính xác, hợp lý và nhanh chóng giải quyết được các vướng mắc. Đồng thời chính các nhân viên của cơng ty được phỏng vấn thì có 100% số người được phỏng vấn đều nhận thức đúng tầm quan trọng của của nguồn nhân lực đối với công tác quản trị thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Tuy nhiên thì nguồn nhân lực xuất nhập khẩu tại phịng KDCN cịn q ít và khơng được tách bạch hẳn ra so với nội địa, chưa tạo nên được tính chun mơn hóa cao, ảnh hưởng đến q trình thực hiện mà chưa có biện pháp khắc phục.
Khả năng sản xuất
Theo kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy, công ty chủ yếu sản xuất ống thép không gỉ xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng do đó đơi lúc cơng đoạn sản xuất có xảy ra rủi ro thì sẽ làm chậm tiến độ giao hàng cho khách hàng. Bên cạnh đó thì sau khi xem xét đơn hàng cũng có khi bộ phận sản xuất khơng thể sản xuất được sản phẩm đúng tiêu chuẩn như đơn hàng mà khách hàng mong muốn, cho thấy được khả năng sản xuất của cơng ty cịn hạn chế.
Khả năng tài chính của cơng ty
Theo báo cáo thường niên của công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà năm 2013, trang 15 thì thấy: Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty, nợ phải trả luôn ở mức rất cao so với vốn chủ sở hữu. tại thời điểm 31/12/2013, nợ phải trả gấp 2,9 lần vốn chủ sở hữu, trong đó nợ ngắn hạn (900,7 tỷ đồng) chiếm 86% nợ phải trả, cho thấy một thực tế là hoạt động của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay ngân hàng, chủ yếu là vay ngắn hạn, tỷ lệ đòn bẩy cao. Điều này làm phát sinh vấn đề về rủi ro thanh khoản và rủi ro trong việc đảm bảo ổn định nguồn vốn hoạt động lâu dài cho Công ty. Và công ty đang vay vốn chủ yếu là từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại. Với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao cho thấy sự phụ thuộc quá nhiều vào vay của cơng ty vào các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại này.
3.2.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp đến việc quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu ống thép không gỉ
Chi phí sản xuất
- Giá cả nguyên liệu đầu vào: Giá nguyên liệu đầu vào tăng giá do giá thế giá
tăng và một số nguồn nhập khẩu lớn, trong khi cơng ty chưa tìm được nguồn nguyên liệu mới để thay thế, cộng thêm giá bán nguyên sẽ bị áp thuế chống bán phá giá theo quy định của Bộ Công thương từ ngày 25/1/2014 và các nhà cung cấp trong nước sẽ tận dụng chính sách bảo hộ của nhà nước để tăng giá và hoặc sẽ áp dụng điều kiện thanh tốn bất lợi hơn.
- Giá điện tăng: Theo lộ trình đã được Thủ tướng phê duyệt khung giá bán lẻ điện năm 2013 – 2015 với giá từ 1.347đồng/kwh đến 1.835 đồng/kwh tại quyết định 2165 ngày 11/11 2013. Điều này có nghĩa là tới năm 2015 giá điện có thể tăng tới 21,6%, trung bình mỗi năm tăng 10%. Giá điện tăng ảnh hưởng khơng nhỏ đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
- Giá nhân công tăng: Một phần là để đáp ứng nhu cầu nâng cao thu nhập cho người lao động nói chung và chủ yếu là tuân thủ quy định về mức lương tối thiểu vùng tăng theo Nghị định số 182/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/11/2013. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp hoạt động trên đia bàn thuộc vung I tăng từ 2.350.000 đồng/tháng đến 2.700.000 đồng/tháng, tăng 350.000 đồng/tháng so với quy định trước đó.
Thủ tục hải quan, thủ tục hành chính
Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, hiện nay thủ tục hải quan và thủ tục hành chính của nước ta cịn khá rườm rà, gây tốn nhiều cơng sức và tiền bạc của doanh nghiệp. Đồng thời nhiều nơi các bộ hải quan hay nhân viên hành chính cịn gây khó dễ cho nhân viên cơng ty xuất khẩu gây cản trở khó khăn cho cơng tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu ống thép khơng gỉ.
Bên cạnh đó thì cũng nhiều nơi đã áp dụng hải quan điện tử nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt được chi phí cũng như thời gian trong q trình làm thủ tục thơng
chỉnh, vẫn tồn tại một số hạn chế gây ảnh hưởng đến q trình thực hiện thơng quan hàng hóa.
Yếu tố pháp luật
Các thị trường thép trên thế giới ngày càng khó tính, để bảo vệ ngành thép trong nước nên đã rất nhiều nước trong đó có Brazil đã đánh thuế chống phá giá đối với mặt hàng thép của Việt Nam nói chung và cơng ty cổ phần quốc tế Sơn Hà nói riêng. Đã làm cho một số hợp đồng được ký kết với thị trường Brazil đáng lẽ sẽ được xuất khẩu sang thị trường này, nhưng lại bị trì hỗn lại hoặc là sẽ bị hủy bỏ, gây thiệt hại không hề nhỏ cho công ty.
Yếu tố cạnh tranh
Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong ngành ngày càng cao khi lượng hàng xuất khẩu đối với mặt hàng ống thép không gỉ đã chiếm tỷ trọng đáng kể trên thị trường, dẫn đến những vụ kiện tụng giữa các nhà xuất khẩu với nhà sản xuất trong nước làm thay đổi chính sách thuế đối với mặt hàng xuất khẩu. Với mức thuế đánh khi xuất khẩu tăng lên và công ty Sơn Hà phải chịu là 17,72 %. Điều này đã gây khó khăn khơng ít cho cơng ty trong q trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.