Thị trường lao động

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho apple (Trang 60 - 61)

III. Môi trường hoạt động

4. Thị trường lao động

Theo báo cáo mới đây của Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) về tình hình lao động tồn cầu, thị trường lao động thế giới đã tăng gấp 4 lần so với năm 1980 và theo dự kiến, đến năm 2050, thị trường này sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.

Việc hòa nhập nền kinh tế thế giới của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Âu cùng với sự tăng trưởng dân số tồn cầu đã đóng góp đáng kể cho lực lượng lao động tham gia vào thương mại quốc tế.

Theo IMF, sự phát triển của thị trường lao động quốc tế được thể hiện trên ba kênh: xuất nhập khẩu các sản phẩm tinh chế, sản xuất theo hướng phi tập trung của các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.

Xu hướng quốc tế hoá thị trường lao động đang làm cho nhiều nước được hưởng lợi. Các nước đông dân và các nước đang phát triển giải quyết được vấn đề việc làm, cải thiện thu nhập của người dân. Trong khi đó, nhập khẩu lao động mang lại nguồn lợi lớn cho các nước phát triển. Vấn đề thiếu nhân công ở các nước Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản đang dần được giải quyết. Chỉ tính riêng ở Mỹ, dân nhập cư đã đáp ứng được 15% nhu cầu lao động trong nước, còn ở Tây Âu, con số này tuy thấp hơn nhưng cũng đáp ứng được một phần nhu cầu lao động ở các nước này.

Tuy nhiên, tồn cầu hóa việc làm cũng tác động tiêu cực đến thu nhập lao động trong tổng thu nhập của thế giới. Trên thực tế, giá nhân cơng rẻ, thêm vào đó là sự phát triển của lao động bất hợp pháp, đã làm doanh thu từ việc làm giảm 7% so với năm 1980. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với khả năng thay thế con người của

máy móc cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thu nhập của thị trường lao động giảm đi

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho apple (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)