Phân tích tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động truyền

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần vận tải biển sơn tùng (Trang 31 - 35)

1 .Thương hiệu và phát triển truyền thông thương hiệu

2.2 Phân tích tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động truyền

thơng thương hiệu của Cơng ty

2.2.1 Yếu tố bên ngồi

2.2.1.1 Môi trường kinh tế

Tất cả các hệ thống thị trường đều bị tác động bởi các điều kiện kinh tế phổ biến, bởi những điều kiện này xác định nhu cầu khách hàng sẽ tăng hay giảm. Trong một nền kinh tế phát triền, doanh nghiệp và khách hàng sẽ chấp nhận đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, triển khai đa dạng các phương tiện truyền thơng khác nhau. Tình trạng kinh tế sẽ ảnh hưởng tới thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp trên các khía cạnh: thu hút đầu tư, phân bổ ngân sách và đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.

Sự tác động từ những biến động từ những biến động kinh tế trong nước cũng như trên thế giới: Ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định về ngân sách đầu tư cho hoạt động phát triển truyền thông thương hiệu và việc lựa chọn các phương án phát triển truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp.

Yếu tố kinh tế cũng tác động tới thu nhập của khách hàng: Khách hàng sẽ tiếp nhận các thơng điệp của truyền thồng, có cách chi tiêu với mức khác nhau trong từng bối cảnh của nền kinh tế. Hoạt động phát triển truyền thông thương hiệu của Cơng ty do đó sẽ phải có kế hoạch xây dựng, triển khai một cách thích hợp với từng tình huống của đối tượng tiếp nhận thơng tin về sản phẩm.

2.2.1.2 Đối thủ cạnh tranh

Gặp phải sự cạnh tranh với các công ty lớn nhưCông tyCổ phần Vận tải biển Việt Nam Vosco, Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam Vitranchar, Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gịn…Đây là những cơng ty lớn trong ngành vận tải, có nhiều thành tích và bề dày

kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này. Các đối thủ cạnh tranh liên tục đầu tư xậy dựng thương hiệu, nhập mới công nghệ, mở rộng quy mô dịch vụ vận chuyển kho bãi, đưa ra các chính sách gia và khuyên mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, quảng cáo truyền thông lớn, mạng lưới phân phối rộng khắp ả nước…Môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay tạo nhiều đe dọa hơn là những cơ hội cho STS. Trong thời gian qua, Cơng ty đã có những bước đi đúng đắn, chính sách gia mềm dẻo, tăng cường hiệu quả phát triển hoạt động truyền thông thương hiệu.

2.2.1.3 Khách hàng

Các khách hàng chínhcủa STS là các doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực tài chính cơng nghiệp, dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu,các tổ chức và doanh nghiệp kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn cả nước… Mỗi dịch vụ của Công ty được đánh giá dựa trên mức độ tin tưởng, ủng hộ của khách hàng, do đó năm bắt được thị hiếu của khách hàng là một yếu tổ quan trọng mang tính quyết định tới thành cơng.

Qua các chương trình cho khách hàng ta thấy được những nghiên cứu kĩ càng về khách hàng mục tiêu của STS, luôn lấy khách hàng làm trọng tâm. Và bởi STS luôn ý thức được rằng mỗi khách hàng là một tiếp điểm giúp cho thương hiệu STS được biết đến rộng rãi hơn.

2.2.1.4 Mơi trường chính trị pháp luật

Đây là yếu tố hết sức quan trọng để Cơng ty tồn tại và phát triển. Tình hình chính trị trong những năm gần đây tương đối ổn định. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực Châu Á khi mà hiện nay đang xảy ra hàng loạt cuộc khủng bố, biểu tình trên thế giới. Sự ổn định về chính trị là một thế mạnh tạo niềm tin cho việc đầu tư lâu dài vào Việt Nam. Song song với việc giữ gìn ổn định về chính trị, Việt Nam cam kết xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính phủ Việt Nam cam kết một sân chơi bình đẳng và một mơi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Hiện nay, các chính sách pháp luật đang dần hồn thiện, tuy nhiên vẫn cịn nhiều kẽ hở ảnh hưởng đến sự bình đẳng trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. Quyết định 1195/QĐ-TTg ngày 04/11/2004 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt

Nam đến năm 2010 và định hướng năm 2020 thì nhà nước khuyến khích và u cầu các doanh nghiệp vận tải biển phát triển vận tải biển với tốc độ nhanh, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải biển của nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, đường xá trong thời gian qua đã được cải tiến, xây mới nhiều, điều này làm cho giao thông giữa các khu vực trở nên thuận tiện, thúc đẩy việc giao dịch hàng hố, hệ thống thơng tin liên lạc tạo điều kiện phát triển truyền thông thương hiệu cũng đã được cải thiện rõ rệt.

2.2.2 Yếu tố bên trong

2.2.2.1 Công nghệ

Trước sự phát triển mạnh như vũ bão của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự lan tỏa của mạng xã hội, khơng thế phủ nhận sức mạnh của nó trong việc kết nối, lan tỏa khắp mọi nơi trên tồn thế giới. Truyền thơng trên mạng xã hội đang dần trở thành một xu thế tất yếu của marketing, truyền thơng cho thương hiệu dưới bất kỳ hình thức bán bn nhỏ lẻ hay các tập đồn lớn. Các thuật ngữ như marketing online, bán hàng qua mạng ngày càng xuất hiện nhiều cũng cho thấy sự phát triển của nó trong kỷ nguyên công nghệ này. Nắm bắt được những đặc điểm truyền thông, Công ty STS lên kế hoạch những chiến lược truyền thông phù hợp, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động truyền thông trên môi trường internet.

2.2.2.2 Nguồn lực doanh nghiệp a. Nguồn lực tài chính

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của Công ty thông qua khối lượng nguồn vốn có thể huy động được và khả năng phân phối, quản lý có hiệu quả nguồn vốn đó. Trong những năm gần đây, Lãnh đạo Công ty cũng đã chi mạnh tay hơn trong các dự án truyền thông.

b. Nguồn lực vơ hình

Là tiềm lực quan trọng, khơng thể lượng hố một cách trực tiếp mà phải thông qua các tham số trung gian. Nguồn lực vơ hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Sức mạnh này thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn chấp nhận và quyết định mua hàng của khách hàng. Các yếu tố có thể

được là nguồn lực vơ hình: hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, mức độ nổi tiếng của hàng hố, uy tín và mối quan hệ của ban lãnh đạo.

Sự ảnh hưởng của những yếu tố nguồn lực đến các hoạt động truyền thơng cịn được phản ánh rõ ràng hơn trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án truyền thơng.

2.2.2.3 Mục tiêu Marketing

Công ty xác định mục tiêu chung của chiến lược thương hiệu là: “Gia tăng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng”. Đây là mục tiêu xuyên suốt của mọi hoạt động cơng ty trong chiến lược thương hiệu của mình.

Ngồi ra, Công ty tiếp cận và nắm bắt thị trường, tăng cường công tác Marketing để không ngừng tăng thị phần trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics. Không ngừng hồn thiện các dịch vụ theo hướng chun mơn hố cao, chú trọng hiệu quả cơng việc, bảo đảm chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thoả đáng của khách hàng một cách nhanh chóng, tạo lịng tin lâu dài cho khách hàng và tương lai vững chắc cho sự phát triển của dịch vụ logistics.

2.2.2.4 Hệ thống nhận diện thương hiệu

Đây là những dấu hiệu nhận biết và phân biệt sản phẩm giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành vận tải biển. Hệ thống nhận diện thương hiệu của STS cũng đã thể hiện tính chất thương hiệu của mình, đã thiết lập được các yếu tố của thương hiệu (tên thương mại, logo, câu khẩu hiệu) và các yếu tố này hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để tạo được ấn tượng riêng đối với khách hàng cũng như phát triển truyền thông thương hiệu rộng rãi trên thị thường.

2.2.2.5 Chất lượng sản phẩm/dịch vụ

Chất lượng dịch vụ là một yếu tố đương nhiên cho sự tồn tại của thương hiệu trên thị trường. Cơng ty khơng có những thuộc tính nổi bật, có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh thì sẽ khơng thu hút được khách hàng, và ngược lại. Qua gần sáu năm triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đội ngũ CBNV tại các văn phịng Cơng ty STS được đào tạo, huấn luyện bài bản về hệ thống, từ việc nắm vững hệ thống đến việc góp ý sửa đổi, cải tiến hệ thống. Hiện nay, với sự tham gia của mọi CBNV, hệ thống quản lý chất lượng của công ty liên tục được sửa đổi, cải tiến đáp ứng yêu cầu quản trị của công ty, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ tốt hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh.

2.3 Kết quả phân tích thực trạng hoạt động truyền thơng thương hiệu tại Công tyCổ phần Vận Tải Biển Sơn Tùng ( sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phân tích)

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần vận tải biển sơn tùng (Trang 31 - 35)