Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần vận tải biển sơn tùng (Trang 48 - 51)

1 .Thương hiệu và phát triển truyền thông thương hiệu

2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đánh giá thực trạng

2.4.1 Thành cơng

Tình hình tài chính ổn định, kinh doanh đạt kết quả cao. Chính hiệu quả hoạt động truyền thơng thương hiêu giúp một phần nào đó cho cơng ty xây dựng hình ảnh và thu hút các nhà đầu tư.

Nguồn nhân lực trong công ty đạt chất lượng khá tốt. Ban lãnh đạo Cơng ty là những người có trình độ, nắm bắt nhanh xu hướng của thời đại, ý thức trong việc phát không những truyền thông bên ngồi doanh nghiệp mà cịn chú trọng truyền thơng nội bộ. Tồn thể CBNV có tư tưởng lớn trong việc phát triển thương hiệu Công ty ngày càng lớn mạnh. Công ty ngày càng thu hút được nguồn nhân lực trẻ.

Đã thiết lập được các yếu tố của thương hiệu (tên thương mại, logo, câu khẩu hiệu) và các yếu tố này hội tụ đủ những điều kiện cần thiết có thể góp phần đưa thương hiệu đến gần với công chúng. Biểu trưng của công ty đơn giản, dễ nhận biết, dễ thể hiện trên các phương tiện và trên các chất liệu khác nhau. Biểu trưng đã thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp, có tính mỹ thuật và bước đầu tạo được ấn tượng riêng đối với khách hàng.

2.4.2 Hạn chế

Ra đời từ khi thị trường trong nước còn chưa quan tâm nhiều đến vấn đề thương hiệu nên tư duy đơi khi cịn mang tính hình thức, nhận thức về marketing và truyền thơng cịn hạn chế.

Các kênh truyền thơng nội bộ chưa nhiều vì chưa có hệ thống website, mạng nội bộ trên internet, mặc dù đây là những kênh thông tin vô cùng dễ tiếp cận và khơng tốn nhiều kinh phí.

Các hoạt động nhằm gia tăng liên kết thương hiệu công ty với khách hàng cũng khơng nhiều. Các hình thức quảng cáo khơng mất q nhiều kinh phí như qua internet, (báo mạng), băng rơn, áp phích…cũng chưa được cơng ty để tâm tới.

cũng cho thấy sự phát triển của nó trong kỷ ngun cơng nghệ này. STS vẫn chưa áp dụng một trong những phương pháp này trong bối cảnh công ngệ như hiện nay trong khi có tới 65% số người được khao sát thì quan tâm tới các giao dịch online hơn.

Các trương trình truyền thơng của cơng ty cịn khá đơn điệu và chưa được đổi mới thường xuyên. Website của công ty được thiết kế khá đơn giản và chưa có khả năngtương tác nhiều với khách hàng. Có 70% số người được khảo sát cho rằng các chương trình quảng cáo của cơng ty khơng để lại ấn tượng lâu dài.

Các chương trình marketing, quảng bá thương hiệu trên internet hầu như khơng có vì chưa hồn thiện được website.

Chưa có một kế hoạch truyền thơng thương hiệu dài hạn, chính vì vậy gây khó khăntrong việc đánh giá được thị trường, cơ sở để áp dụng các phương tiện truyền thông trong doanh nghiệp. Theo ông Phạm Thành Cơng, Phó Giám đốc Cơng ty cho biết, Cơng ty khơng có bộ phận thương hiệu riêng biệt mà kế hoạch truyền thông do bộ phận Marketing thuộc phòng Kinh doanh lên kế hoạch và nằm trong kế hoạc Marketing chung.

2.4.3 Nguyên nhân gây ra hạn chế

Hiện nay, Cơng ty chưa có phịng ban riêng để nghiên cứu và thực hiện các hoạt động về Quản trị thương hiệu. Các công việc này được thực hiện luôn bởi nhân viên của phòng marketing. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chưa có nguồn nhân lực có trình độ về thương hiệu, đặc biệt là truyền thông thương hiệu.

Trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động, khoa học công nghệ phát triển không ngừng và các công cụ truyền thông ra đời hàng loạt, cơng ty hiện vẫn chưa có hệ thống website và chiến lược riêng cho việc phát triển truyền thơng thương hiệu. Đây là một thiếu sót lớn để làm gia tăng giá trị nhận biết cho thương hiệu của Công ty cũng như cảm nhận của khách hàng.

Cùng với các dấu hiệu khác như bộ nhận diện thương hiệu (logo, khẩu hiệu,…), đồng phục công sở cũng thuộc về lớp văn hóa “tầng bề mặt” của doanh nghiệp. Nó có thế mạnh và tầm quan trọng nhất định trong việc góp phần tạo nên đẳng cấp và thương hiệu doanh nghiệp qua việc thể hiện giá trị văn hóa “tầng sâu” như: Triết lí kinh doanh, niềm tin, chuẩn mực đạo đức, hành vi, bởi lẽ, nó là yếu tố gây ấn tượng đầu tiên, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quảng bá và khẳng định bản sắc thương hiệu của mình.

Đến thời điểm này, vai trò quan trọng trong việc quảng bá và khẳng định bản sắc, truyền thống và thương hiệu của doanh nghiệp đã được nhận thức khá rõ, nhưng trên thực tế, lãnh đạo Công ty STS vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề đồng phục cho nhận viên, nhân viên của Cơng ty vẫn chưa có đồng phục là một thiếu sót lớn khi STS muốn phát triển truyền thông thương hiệu trong bối canh hiện nay.

Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán của công ty như khuyến mãi, PR chưa được tổ chức thường xuyên và được khách hàng biết đến.

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SƠN TÙNG

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần vận tải biển sơn tùng (Trang 48 - 51)