Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thƣơng hiệu điều hòa NISHU của công ty cổ phần tiêu chuẩn việt (Trang 25 - 29)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp xx

1.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới phát triển thương hiệu

1.3.1. Các yếu tố môi trường bên ngồi

- Mơi trường văn hóa- xã hội

Các yếu tố như cơ cấu độ tuổi, giới tính, thị hiếu, tập tính người tiêu dùng… cũng có ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thương hiệu. Người tiêu dùng của mỗi địa phương có sự quan tâm tới chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm khác nhau; các thơng tin trong bao gói, giá cả, khuyến mãi, dịch vụ cung cấp cũng không đồng nhất tất cả mọi nơi đều như một. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các thiết bị điều hịa phải tìm hiểu rõ sở thích và thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu của mình. Cơ hội mới, thách thức mới, ngành sản xuất sản phẩm điều hòa phát triển kéo theo sự cạnh tranh về các tính năng của điều hòa như: tiết kiệm điện, khả năng xua muỗi và cơn trùng… Nắm rõ được sở thích và thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu giúp

doanh nghiệp sản xuất và điều chỉnh những tính năng của sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường, tăng sự hài lòng của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Đồng thời triển khai các hoạt động quảng bá thương hiệu, phát triển thương hiệu có hiệu quả hơn.

- Mơi trường chính trị, pháp luật

Việc phát triển thương hiệu cịn bị ảnh hưởng bởi mơi trường chính trị, luật pháp và các quy định của quốc gia. Việt Nam có một nên chính trị ổn định tạo lợi thế cho việc phát triển của mọi ngành nghề nói chung và đối với vấn đề phát triển thương hiệu sản phẩm nói riêng. Đối với việc phát triển thương hiệu, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng khá rõ ràng. Ví dụ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ là giấy tờ pháp lý nhằm thể hiện quyền của chủ sở hữu với một sản phẩm và được pháp luật Việt Nam bảo hộ và công nhận.

- Môi trường kinh tế

Các nhân tố kinh tế có vai trị quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính chất quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến các doanh nghiệp theo hai hướng:

+ Thứ nhất, do tăng trưởng làm cho thu nhập của các tầng lớp dân cư dẫn đến khả năng thanh toán cho nhu cầu của họ. Điều này dẫn tới đa dạng hóa các loại nhu cầu và xu hướng phổ biến là tăng cầu.

+ Thứ hai, do tăng trưởng kinh tế làm cho khả năng tăng sản lượng và mặt hàng của nhiều doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Từ đó làm tăng khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng về đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh làm cho môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn.

Nền kinh tế quốc dân ổn định làm cho các hoạt động kinh doanh cũng giữ ở mức ổn định. Khi nền kinh tế quốc dân suy thối nó sẽ tác động theo hướng tiêu cực đối với các doanh nghiệp.

+ Tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp cũng tác động đến cả mặt sản xuất và tiêu dùng. Khi tỷ lệ lạm phát cao nó sẽ tác động xấu đến tiêu dùng, số cầu giảm, làm cho lượng hàng tiêu thụ giảm, khơng khuyến khích sản xuất và đầu tư giảm.

+ Ngồi ra tỷ giá hối đối cũng tác động đến các doanh nghiệp thông qua nguồn hàng nhập khẩu và xuất khẩu của các doanh nghiệp.

- Môi trường cạnh tranh

Thấu hiểu khách hàng là chưa đủ, doanh nghiệp còn cần phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của mình. Nếu trên thị trường có q nhiều đối thủ, sự cạnh tranh trở nên gay gắt, khốc liệt, thì yếu tố thương hiệu càng cần được quan tâm, phát triển. Tính đến nay có trên 10 thương hiệu điều hịa hàng đầu như: LG, Toshiba, Daikin, Panasonic, Elextrolux... Nhưng theo nhận định của một doanh nghiệp có tiếng trong ngành, hiện nay con số doanh nghiệp tham gia lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm điều hòa đang ngày càng tăng do nhu cầu của người tiêu dùng ngày một đòi hỏi nhiều tính năng vượt trội hơn. Như vậy đối thủ cạnh tranh trong ngành là một con số khá lớn và chưa cụ thể. Việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là việc làm cần thiết và quan trọng giúp doanh nghiệp có những phương hướng phát triển thương hiệu đúng đắn và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khơng những vậy, trong một thị trường có q nhiều đối thủ cạnh tranh như vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là cực kỳ khó khăn. Quá nhiều doanh nghiệp sẽ khiến các thơng tin, thơng điệp truyền tải bị lỗng trong khi mỗi sản phẩm của từng doanh nghiệp đều tạo nên sự khác biệt nhờ các tính năng sản phẩm. Từ đó, người tiêu dùng sẽ phân vân, không biết nên chọn lựa doanh nghiệp nào. Mặt khác, các thương hiệu đều đã có tên tuổi trên thị trường nên yêu cầu của người mua về dịch vụ như tư vấn chăm sóc khách hàng hay dịch vụ sau bán đều cao hơn. Thậm chí các hoạt động phát triển thương hiệu sẽ rất khó đạt được hiệu quả và hình ảnh thương hiệu, sản phẩm dịch vụ sẽ khó có thể được người tiêu dùng ghi nhớ.

1.3.2. Các nhân tố môi trường bên trong

- Nhận thức của các lãnh đạo doanh nghiệp

Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng tới việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Bởi nhà lãnh đạo có tồn quyền quyết định về mọi vấn đề trong doanh nghiệp. Vì vậy, sự phát triển của thương hiệu phụ thuộc vào nhà lãnh đạo có quan niệm đúng về thương hiệu hay khơng, có coi trọng thương hiệu, quan tâm về vấn đề phát triển thương hiệu hay không. Sự hiểu biết về thương hiệu của ban giám đốc không chỉ định hướng đi đúng, mà cịn giúp tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong doanh nghiệp đồn kết, thống nhất trong quá trình phát triển thương hiệu.

- Nguồn tài chính của doanh nghiệp

Tài chính là một nguồn lực tối quan trọng của một doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp hoạt động được thường xuyên, phát triển, mở rộng và là yếu tố tiền đề để quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Đối với ngành sản xuất điều hịa, nguồn lực tài chính lại càng quan trọng. Cơ sở hạ tầng, nhà máy sản xuất phải hiện đại, đồng bộ và thường xuyên được bảo trì cũng như nâng cấp. Bên cạnh đó, đơi khi doanh nghiệp cịn phải tích cực mở rộng phạm vi thị trường hoạt động, đầu tư cho cơ sở hạ tầng là rất lớn để có bước đột phá. Chính vì vậy, nguồn lực tài chính giữ vai trị vơ cùng quan trọng cho hoạt động phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Nhân sự cũng là một yếu tố tác động khơng nhỏ tới phát triển thương hiệu. Khó khăn hiện nay đối với các doanh nghiệp đó là trình độ nhân sự. Nguồn nhân lực của ngành ln địi hỏi lực lượng đơng đủ từ tất cả các khâu trong q trình sản xuất và cung ứng sản phẩm. Chất lượng nhân lực quyết định lớn đến chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Do đó, các cơng ty thường xun tuyển dụng, tổ chức, đào tạo và đãi ngộ nhân sự thích hợp để đảm bảo yêu cầu phát triển chất lượng dịch vụ của mình.

- Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn lực tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào hoạt động phát triển thương hiệu như pano, áp phích, website,… Nếu doanh nghiệp có cở sở vật chất ngày càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thơng tin cũng như việc thực hiện các hoạt động phát triển thương hiệu trên các công cụ càng thuận tiện và hiệu quả cao.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỀU HÒA NISHU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊU

CHUẨN VIỆT

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thƣơng hiệu điều hòa NISHU của công ty cổ phần tiêu chuẩn việt (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)