Đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩmcủa Công ty TNHH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thƣơng hiệu sản phẩm của công ty TNHH bảo tiến cao minh (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN

2.4. Đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩmcủa Công ty TNHH

2.4.1. Ưu điểm

- Tên gọi sản phẩm dễ đọc, dễ nhớ.

- Biểu trưng (Logo) thiết kế đơn giản, dễ nhớ.

- Chương trình phát triển thương hiệu thơng qua các hoạt động quảng bá, PR... có tác dụng đến việc nâng cao sự nhận biết thương hiệu, được khách hàng quan tâm và tiến đến là sử dụng, ưa chuộng sản phẩm chấp nhận thương hiệu.

- Góp phần làm tăng doanh số cho cơng ty. Khi thương hiệu của cơng ty uy tín, trở nên nổi tiếng, tất yếu sẽ được nhiều người biết đến và tiêu dùng sản phẩm. Khi đó cũng sẽ kéo theo số lượng bán hàng ngày càng cao, giá trị mang lại càng lớn, góp phần thúc đẩy doanh số bán tăng.

- Tình hình kinh doanh của cơng ty có chiều hướng tăng trưởng tốt, doanh số vẫn tăng đều hàng năm.

- Chất lượng sản phẩm dần ổn định, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng quy mô và hoạt động kinh doanh.

2.4.2. Nhược điểm

- Các hoạt động phát triển thương hiệu của cơng ty thực hiện chưa có sức ảnh hưởng rộng. Do đó, tập khách hàng biết đến thương hiệu Bảo Tiến - Cao Minh vẫn còn

Khoa: Marketing

hạn chế về số lượng. Công ty lựa chọn các công cụ phát triển thương hiệu cịn chưa phù hợp với tình hình thực tại dẫn đến việc truyền tải thơng tin và nhận lại phản hồi từ phía khách hàng chưa đạt được như mong muốn.

- Cơng ty thực hiện các chương trình quảng bá nhưng mới chỉ dừng ở việc thực hiện quảng cáo qua nhãn hàng, bao bì, tham gia hội chợ triển lãm, nhưng các hoạt động này đều nhỏ lẻ, do đó mà thương hiệu Bảo Tiến - Cao Minh được nhắc đến không rầm rộ, không được chú ý nhiều.

- Các chương trình phát triển thương hiệu cịn nhỏ lẻ, khơng gây được sự chú ý, tầm ảnh hưởng lớn đến khách hàng mục tiêu. Mọi hoạt động phát triển của công ty đều do phòng Nghiên cứu và phát triển của cơng ty thực hiện, do đó chưa có sự đầu tư về cơng tác nghiên cứu, hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu chuyên nghiệp. Điều này đã dẫn đến sự hạn chế trong quá trình đề ra chiến lược và thực hiện các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu công ty.

- Cơng ty chưa có một câu Slogan chính thức cũng như chưa xây dựng được website hỗ trợ hoạt động quảng bá thương hiệu.

- Cơng ty chưa có nhiều mạng lưới tiếp thị để thâm nhập thị trường, còn nhiều thị trường còn bỏ ngỏ. Các hoạt động hỗ trợ bán hàng cịn ít, chương trình khuyến mãi mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ.

- Nhận thức về thương hiệu chưa đầy đủ và chưa thống nhất từ các cấp lãnh đạo cao nhất tới các cấp nhân viên thấp nhất để có thể đề ra và thực thi được chiến lược phát triển thương hiệu hiệu quả.

- Cơng ty vẫn chưa có chính sách đào tạo, huấn luyện cho chức danh quản lý thương hiệu, nhãn hiệu.

2.4.3. Nguyên nhân

Trong quá trình phỏng vấn chuyên sâu, ban lãnh đạo cơng ty cũng đã nêu ra một số khó khăn trong q trình xây dựng và phát triển thương hiệu, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả trong quá trình triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu.

- Đầu tiên là do nguồn nhân lực cho xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cịn hạn chế về số lượng, trình độ chun mơn chưa đáp ứng được u cầu cơng việc vì làm thương hiệu phải có kinh nghiệm và trình độ trong lĩnh vực này, trong khi đó

Khoa: Marketing

cơng ty vẫn chưa có bộ phận nào chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu, xây dựng và phát triển thương hiệu. Nên các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu mới chỉ dừng lại thông qua việc thực hiện các hoạt động PR.

- Nguồn tài chính dành cho hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu khơng nhiều, trong khi đó việc thực hiện phát triển thương hiệu phải sử dụng nhiều công cụ khác nhau địi hỏi phải có chi phí lớn từ việc xây dựng, thiết kế các yếu tố thương hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu, nguồn nhân lực phục vụ cho công việc phát triển thương hiệu đến việc lựa chọn phương tiện để hỗ trợ cho hoạt động phát triển thương hiệu... nếu nguồn vốn ít và khơng mạnh dạn đầu tư thì tất yếu hiệu quả của hoạt động phát triển thương hiệu tại công ty sẽ không cao.

- Công ty sử dụng các phương tiện quảng bá thương hiệu cịn ít, cho nên sự tác động của các chương trình chưa để lại ấn tượng sâu sắc, đặc biệt.

- Việc quảng cáo thông qua kênh phân phối, đại lý bán hàng cũng mang lại hiệu quả, nhận thức được điều này công ty cũng đã có các chính sách để kích thích sự ủng hộ của phía nhà đại diện như thực hiện chương trình tặng quà, đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhân viên bán hàng của các đại lý, nhà phân phối tại thị trường miền Bắc... nhưng kết quả đạt được là chưa nhận được sử ủng hộ nhiệt tình từ phía nhà đại diện. Vậy để nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và sự trung thành từ phía các đại diện bán hàng thì Bảo Tiến - Cao Minh nên quan tâm và đưa ra một số chính sách nhằm hỗ trợ, kích thích các nhà phân phối, đại lý của cơng ty như việc tổ chức hội nghị các nhà phân phối, đại diện bán hàng trao giải thưởng cho những đại diện bán hàng tốt, hỗ trợ giá bán, cung cấp biển hiệu, các thiết bị liên quan đến việc trưng bày gian hàng, sản phẩm...

- Cơng ty chưa có kế hoạch nâng cao nhận thức thương hiệu đối với công ty, để đội ngũ nhân viên có thể hiểu rõ hơn về thương hiệu, tự hào về thương hiệu Bảo Tiến - Cao Minh và thơng qua đấy có thể quảng bá thương hiệu đến người thân, đến khách hàng một cách sâu rộng.

Khoa: Marketing

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH BẢO TIẾN - CAO MINH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thƣơng hiệu sản phẩm của công ty TNHH bảo tiến cao minh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)