6. Kết cấu của luận văn
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách
*Hệ thống chính sách thuế: có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu, nhất là
về hiệu quả kinh tế, về thủ tục quản lý thu.
“Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả thực thi của Pháp luật và hiệu quả quản lý của cơ quan Nhà nước. Các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách có hồn chỉnh, đồng bộ, sát với thực tế, phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa…, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tế thì hiệu quả mang lại mới cao. Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật còn tồn tại bất cập, thiếu quy định cần thiết hoặc chưa bao trùm hết các tình huống xảy ra thì sẽ làm phát sinh nhiều vướng mắc, tạo ra nhiều kẽ hở và làm giảm hiệu quả quản lý của Nhà nước. Một môi trường pháp lý vững mạnh, an tồn khơng chỉ đảm bảo cho các hoạt động diễn ra một cách thuận lợi mà còn tạo cơ hội thu hút các chủ thể trong và ngoài nước sẵn sàng tham gia sản hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư một cách mạnh mẽ làm tăng thu cho ngân sách nhà nước “.
* “Công tác phối hợp giữa CQT với các cơ quan, tổ chức tích cực, đồng bộ sẽ đảm bảo công tác quản lý thu thuế đạt hiệu quả.
Sự phối kết hợp trong nội bộ Ngành thuế và giữa Ngành thuế với các sở ban ngành liên quan Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế, huy động đúng, đủ nguồn thu cho NSNN, bên cạch các yếu tố cần thiết như đã nêu trên, thì cơ quan thuế cần phải nắm bắt kịp thời các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT. Với đặc thù hoạt động quản lý thuế theo mơ hình chức năng hiện nay của ngành thuế, địi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng trong nội bộ ngành thuế thì cán bộ thuế ở mỗi khâu cơng việc mới có được cách đánh giá nhìn nhận bao quát về tình hình hoạt động của NNT để đưa ra cách ứng xử quản lý thuế phù hợp. Ngồi ra, sự phối kết hợp trong cung cấp thơng tin giữa cơ quan thuế với hệ thống các Ngân hàng thương mại, Kho Bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thị trường, Công an, Hải quan… sẽ hỗ trợ cho cơ quan thuế dễ dàng phát hiện ra các hành vi phạm của NNT như: kê khai khơng trung thực (thiếu) doanh thu bán hàng hố dịch vụ, mua bán hàng hố bất hợp pháp khơng có hố đơn chứng từ hoặc gian lận trốn thuế… Vì vậy, sự phối kết hợp khơng đồng bộ, thiếu nhất quán đôi khi dẫn tới việc nắm bắt thông tin về NNT thiếu chính xác, khơng đầy đủ tạo cơ hội cho NNT né tránh nghĩa vụ thuế, thất thu cho NSNN.”
1.3.2 Nhân tố thuộc về cơ quan thuế và cơng chức thuế
Tình hình cơ sở vật chất, thiết bị máy móc làm việc tại các cơ quan thuế; cơ cấu tổ chức, trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ công chức thuế ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý thu thuế.
Một là, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của cơ quan thuế. Cơ sở vật chất kỹ
thuật phát triển, điều kiện làm việc bảo đảm và hiện đại hoá sẽ làm giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản lý thuế nói chung cũng như quản lý thuế TNDN nói riêng. Trình”độ KH-KT, sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại và đặc biệt là trang thiết bị tin học tiên tiến ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN. Việc áp dụng công nghệ tin học vào quản lý đã giúp cho cơ quan thuế quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT từ đó hạn chế được tình trạng gian lận trốn thuế. Việc quản lý thuế trên hệ thống máy tính đã giảm đáng kể khối lượng cơng việc, giảm thời gian cho các thủ
tục hành chính phục vụ cơng tác quản lý thuế và đẩy nhanh công tác thu nộp thuế. Đồng thời, việc nối mạng vi tính nội bộ và phát triển các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế trong toàn ngành thuế đã làm tăng khả năng cung cấp, trao đổi thông tin trên phạm vi cả nước cũng làm tăng hiệu quả cơng tác quản”lý thuế.
Hai là, năng lực trình độ, phương thức làm việc của cán bộ thuế. Trên bất kỳ
mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của đời sống xã hội, chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố tiên quyết tới sự thành công hay thất bại. “Do đó, trình độ chun môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ ngành thuế có vai trị quyết định đến sự thành cơng và tính hiệu quả của cơng cuộc thực hiện quản lý thuế. Khi đội ngũ nhân lực cao, hội đủ khả năng về trí tuệ, trình độ, phương pháp làm việc khoa học, hiện đại... thì sẽ dễ dàng hồn thành được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Khi cán bộ thuế không nắm vững hệ thống quy phạm Pháp luật thuế, cơ chế chính sách của Ngành, khơng tinh thơng quy trình nghiệp vụ và khơng có những phương thức làm việc khoa học thì cơng tác quản lý không thể đạt hiệu quả cao và ngược lại. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường hiện nay, sự phát triển các ngành nghề và hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT ngày càng đa dạng, phức tạp và mức độ lách Luật, trốn thuế ngày càng tinh vi thì địi hỏi sự chun sâu, chun nghiệp của”cán bộ thuế càng phải được nâng cao.
1.3.3 Nhân tố thuộc về đối tượng nộp thuế
Quản lý thu thuế TNDN cũng phụ thuộc rất lớn vào tính đồng thuận, sẵn sàng tuân thủ nghĩa vụ thuế của các DN như thế nào
Ý thức chấp hành pháp,luật nói chung”và pháp luật,thuế nói riêng tỉ lệ thuận với ý thức,và trách nhiệm nộp thuế. Khi NNT có ý thức,chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác kê khai và nộp thuế. Hành vi trốn thuế sẽ xảy ra ít đi. Chính vì vậy, cơng tác quản lý thu,thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt,kết quả tốt hơn. Khi ý thức của NNT chưa cao, chưa tự giác, họ sẽ ln cố tìm mọi cách để lách luật, trốn thuế dẫn đến thất,thu cho NSNN. Tóm lại ý thức chấp hành,pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế cũng,là một trong những nhân tố ảnh,hưởng tới công tác quản lý thuế TNDN. Ý thức chấp hành pháp,luật của người dân có thể,được nâng cao dần qua công,tác thanh tra, kiểm tra và”tuyên,truyền hỗ trợ NNT của cơ,quan thuế.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1, luận văn hệ thống những khái niệm về Thuế, thuế TNDN và các nội dung liên quan đến công tác quản lý thu thuế. Nội dung công tác quản lý thu thuế được thực hiện qua các giai đoạn chính: quản lý đăng ký thuế; tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; quả lý thu nợ và cưỡng chế nợ. Nội dung chương 1 cịn đề cập đến quy trình cơng tác quản lý thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp từ bước lập dự toán thu thuế, tổ chức thực hiện thu thuế và đánh giá thực hiện thu thuế.
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH