Tăng cường kiểm tra nội bộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn

3.2.6 Tăng cường kiểm tra nội bộ

Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ của Chi cục thuế, để kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT được thẩm định, phúc tra nhằm xác định tính chính xác hiệu quả của cơng tác kiểm tra NNT và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác kiểm tra.

“Để công tác kiểm tra đạt hiệu quả cần sử dụng các tiêu thức phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn NNT cụ thể tương ứng với các loại hình kiểm tra khác nhau. Bên cạnh đó, cần tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát, phân tích hồ sơ kê khai thuế tháng, quý, năm của cơ sở kinh doanh; tăng cường cơng tác kiểm tra hố đơn trên địa bàn để phát hiện dấu hiệu vi phạm về chế độ quản lý, sử dụng hố đơn theo Thơng tư 64/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính và Quy trình kiểm tra hố đơn ban hành kèm theo Quyết định số 381/QĐ - TCT ngày 31/3/2011 của Tổng cục Thuế”.

“Chuyên sâu kiểm tra thuế theo một số lĩnh vực”

“Phân loại các nhóm doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh để kiểm tra vì việc phân loại này sẽ giúp cho cơ quan thuế tập trung được vào một số đặc điểm chung của các đơn vị này. Cụ thể:

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp sẽ có một số đặc điểm như: thanh toán chậm, chứng từ đầu vào phát sinh tại nhiều địa phương, căn cứ vào cơng trình thi cơng, lĩnh vực này dễ phát sinh nhiều vi phạm. Do vậy đòi hỏi cán bộ kiểm tra thuế phải hiểu về đặc thù của lĩnh vực này để có các biện pháp nghiệp vụ phù hợp. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản: đây là lĩnh vực có số thu đóng góp cho NSNN khá lớn. Song, đây lại là một lĩnh vực nhạy cảm, hệ thống chính sách pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều điểm vướng mắc, chưa phù hợp. Do đó, cơng tác kiểm tra cần tăng cường về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời cần phải có một kênh thu thập, phản ánh tháo gỡ kịp thời về cơ chế chính sách để huy động tối đa nguồn thu về cho NSNN”.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra

- Tăng cường và hồn thiện cơng tác ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế là một trong những mục tiêu cải cách hệ thống thuế của ngành nói chung. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin cần được hồn thiện theo hướng: nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác kiểm tra từ khâu thu thập, bổ sung cơ sở dữ liệu NNT, chuyển đổi dữ liệu để phân tích, đánh giá, xác định mức độ rủi ro về thuế…; việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin địi hỏi đi kèm với nó là hiểu biết và sự thành thạo của cán bộ thuế về tin học.

- Tiếp tục thực hiện mở rộng các dự án hiện đại hố cơng tác thu nộp thuế

qua hệ thống ngân hàng, dự án Kios thông tin và tiếp tục triển khai mở rộng dự án khai thuế, nộp thuế qua mạng internet.

Xây dựng sổ tay nghiệp vụ kiểm tra thuế cấp Cục thuế Hà Nội

Việc”xây,dựng sổ tay nghiệp vụ kiểm tra thuế,cần được dựa trên cơ sở quy trình quản,lý thuế đối với doanh nghiệp, các văn bản hướng,dẫn của Tổng cục Thuế, những kinh nghiệm,rút ra từ thực tiễn, kết hợp với định hướng,cải cách và hiện đại hóa hệ thống”thuế.

Xây”dựng được sổ tay nghiệp vụ kiểm tra thuế sẽ giúp cho:

- Cán bộ thuế thực hiện đúng quy trình đã đề ra, thực hiện đúng các luật thuế,

pháp lệnh thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách Nhà nước”.

- Đề cao ý thức tự giác thực hiện”công việc của từng cán bộ trong cơ quan thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp”thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế; xố bỏ những thủ tục”khơng cần thiết gây phiền hà, sách nhiễu đối với doanh nghiệp. Phân công trách nhiệm rõ ràng cụ thể của từng bộ phận nhằm nâng cao chất lượng làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức thuế”.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 74 - 76)