Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 56 - 61)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù, việc triển khai thực hiện quản lý thu thuế TNDN tại Cục thuế Thành phố Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Tình trạng thất thu thuế vẫn còn xảy ra, nguồn thu thuế vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, nợ đọng thuế vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, việc phát hiện các sai sót và kết quả truy thu thuế TNDN qua cơng tác kiểm tra cần hồn thiện hơn nữa

- “Kết quả thu thuế TNDN chưa khai thác hết nguồn thu, chưa tương xứng với

tiềm năng của địa bàn Thành phố Hà Nội:

Tuy kết quả thu thuế TNDN thời gian qua luôn tăng dần qua các năm góp phần hoàn thành kế hoạch thu ngân sách của Cục thuế, nhưng số thu đó vẫn chưa thực sự tương xứng với khả năng và điều kiện của thành phố, chưa khai thác, quản lý hết nguồn thu. Ở một số lĩnh vực, vẫn cịn xảy ra tình trạng thất thu cả về số thuế đã được NNT kê khai lẫn số thuế chưa được NNT kê khai.

Nguyên nhân là do số đối tượng NNT đã có Thơng báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế nhưng thực chất vẫn có hoạt động bn bán, cung cấp dịch vụ tại nơi khác mà cơ quan thuế không phát hiện hiện ra cũng như khơng kiểm sốt được. Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, số lượng khách lẻ rất nhiều và thường là người tiêu dùng không tham gia kinh doanh nên khơng lấy hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã vơ tình tiếp tay cho NNT giấu doanh thu, không kê khai nghĩa vụ thuế. Hoặc đối với một số NNT vẫn kê khai thuế phải nộp nhưng lại mang tâm lý dây dưa, chây ì không nộp thuế đến khi phá sản, bỏ địa chỉ kinh doanh cũng gây nên tình trạng thất thu”thuế.

Công tác xử lý dữ liệu trong quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế tại Cục thuế Thành phố Hà Nội thời gian vừa qua đã được hiện đại hóa, đạt được một số hiệu quả nhất định. Song việc thực hiện quy trình vẫn cịn một số tồn tại như: Chưa thực hiện xử phạt đối với NNT nộp chậm hồ sơ khai thuế qua mạng internet, chưa đôn đốc NNT nộp đầy đủ các phụ lục phải đính kèm theo hồ sơ khai thuế, chưa thực hiện ấn định thuế đối với NNT nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định hoặc NNT khơng nộp hồ sơ khai thuế. Vì vậy, chưa chấn chỉnh được NNT thực hiện đúng các quy định của Luật quản lý thuế và còn gây thất thu cho NSNN. Đối với cơng tác kế tốn thu nộp NSNN chưa yêu cầu NNT thực hiện điều chỉnh kịp thời mục lục NSNN trong trường hợp NNT nộp tiền thuế sai chương loại khoản mục, dẫn đến công tác lập sổ theo dõi nợ của NNT đơi khi chưa chính xác, chưa phản ánh đúng số nợ thuế của NNT. Đồng thời, do đặc thù của sắc thuế TNDN là khai thuế tạm tính theo quý và thực hiện quyết tốn vào cuối năm tài chính, nhưng ứng dụng phần mềm đang áp dụng tại Cục thuế Hà Nội chưa có khả năng tự xác định lại chính xác nghĩa vụ thuế phải nộp của NNT nên số thuế theo dõi trên ứng dụng khơng chính xác buộc cán bộ thuế làm cơng tác kê khai, kế toán thuế phải mở sổ theo dõi thủ công trên file excel. Cho nên đã gây khó khăn cho cơng tác đơn đốc, thu hồi nợ”đọng.

- Công tác quản lý nợ:

Việc hạch toán, theo dõi số thu nộp của NNT trên ứng dụng phần mềm quản lý thuế đơi khi khơng chính xác gây khó khăn cho việc xác định nợ, phân loại nợ và đơn đốc thu nợ. Tình trạng NNT nộp sai mục lục ngân sách, sai mã số thuế còn diễn ra thường xuyên nên vẫn tồn tại nhiều số liệu nợ thuế ảo.

Ý thức nộp thuế của NNT chưa cao, cịn một bộ phận khơng nhỏ NNT muốn dây dưa, chiếm dụng tiền thuế. Bởi trong giai đoạn nền kinh tế suy giảm, Nhà nước thắt chặt tín dụng và việc tiếp cận, huy động vốn của NNT khó khăn nên tỷ lệ phạt chậm nộp tiền thuế còn thấp hơn lãi suất vay ngân hàng. Ngoài ra việc khai báo thông tin tài khoản Ngân hàng của NNT thường khơng đầy đủ, cịn mang tính đối phó, họ chỉ cung cấp những thơng tin về tài khoản Ngân hàng ít thực hiện giao dịch

có số dư tiền gửi thấp. Nên công tác thực hiện cưỡng chế qua tài khoản tiền gửi Ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, một số tổ chức Ngân hàng tín dụng, khơng hợp tác trong cung cấp thông tin dẫn đến thơng tin chậm hoặc khơng chính xác nên đã xảy ra thực trạng, khi cơ quan thuế có được thơng tin về số dư tiền gửi Ngân hàng lớn nhưng đến khi ban hành Quyết định cưỡng chế thì tài khoản chỉ cịn số dư thấp không đủ để thực hiện cưỡng chế. Bên cạnh đó quy trình cưỡng chế bao gồm 8 biện pháp cưỡng chế, nếu cứ thực hiện theo tuần tự từ biện pháp một đến 8 như quy định thì mất rất nhiều thời gian và hiệu quả mang lại không cao. Đặc biệt, việc triển khai áp dụng cưỡng chế bằng hình thức kê biên, bán đấu giá tài sản cịn phức tạp, khó thực hiện do thành phần cưỡng chế phải bao gồm nhiều ban ngành chức năng cùng phối hợp thực hiện.

- “Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT:

Công tác tuyên truyền hỗ trợ, hướng dẫn chính sách thuế cho NNT đã được đẩy mạnh song cần phải hoàn thiện hơn nữa. Việc lắng nghe ý kiến, thấu hiểu khó khăn của NNT thơng qua công tác tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Cục thuế với NNT chưa được thường xuyên.

Cách thức, phương pháp tuyên truyền hỗ trợ NNT chưa thực sự phong phú, kịp thời và chưa được hiện đại hóa, chủ yếu là tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, hoặc tư vấn tại chỗ khi NNT tự giác và chủ động liên lạc. Các ấn phẩm tuyên truyền, tờ rơi phát cho NNT thường bị động, do Cục thuế cấp phát nên thông tin tư vấn thường không cập nhật kịp thời các thay đổi của chính sách pháp luật thuế mới được ban hành hoặc sửa đổi bổ sung”.

- Công tác phối kết hợp với các sở ban ngành liên quan:

Quản lý thuế chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Vì vậy, để cơng tác quản lý thuế đạt được hiệu quả thì khơng thể thiếu sự phối kết hợp của các cơ quan liên quan. Công tác này tại Cục thuế vừa qua chưa thực sự đạt hiệu quả cao, bởi lẽ mới chỉ có sự liên kết trao đổi thơng tin hai chiều giữa Cục thuế với Kho bạc Nhà nước thành phố trong công tác thu nộp. Sự phối hợp giữa Công an thành phố, Cục thuế Hà Nội quản lý thị trường chỉ dừng lại ở công tác thành lập đồn đơn đốc thu nợ mà

chưa có sự cung cấp thơng tin đa chiều liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT. Các hoạt động bn bán mua hàng hóa trơi nổi, khơng rõ xuất xứ khơng được NNT kê khai tính thuế, cũng khơng được Cục thuế Hà Nội quản lý thị trường phản ánh thông tin tới cơ quan thuế. Các Ngân hàng thương mại mở tài khoản và thực hiện các giao dịch cho NNT cũng hạn chế cung cấp thông tin cho cơ quan thuế.

Nguyên nhân do chưa có chế tài quy định cụ thể về sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan. Và các ngân hàng thương mại vì tâm lý muốn thu hút, giữ khách hàng mà không muốn cung cấp thông tin về NNT.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, căn cứ cơ sở lý thuyết về công tác quản lý thu thuế TNDN, luận văn tập trung nêu rõ thực trang công tác quản lý thu thuế TNDN tại Cục thuế Thành phố Hà Nội. Ngoài ra cịn thơng qua các cán bộ thuế có kinh nghiệm và khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa trực thuộc quản lý của Cục thuế Thành phố Hà Nội để nhận định thêm về công tác quản lý thuế một cách khách quan.Qua phiếu điều tra về chuyên gia tại Cục thuế và doanh nghiệp do Cục thuế Thành phố Hà Nội quản lý đã cho thấy những bất cập phối hợp giữa CBCC thuế và DN còn nhiều, năng lực của CBCC được đánh giá là chưa đồng đều nhưng song song thì DN vẫn chưa chấp hành đúng với các chính sách thuế đã được ban hành phần nào cũng gây cản trở công tác quản lý thu thuế của Cục thuế Thành phố Hà Nội và gây thất thu NSNN phần nhiều. Thơng qua đó đã tìm ra những hạn chế, tồn tại, ưu điểm và khuyết điểm trong công tác quản lý thuế TNDN tại Cục thuế Thành phố Hà Nội, qua đó làm tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tại địa bàn.

CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)