Khái niệm, nội dung quản lý nhà nước về kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu luận văn

1.2 Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề truyền thống ở địa phương

1.2.1 Khái niệm, nội dung quản lý nhà nước về kinh tế

1.2.1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước về kinh tế quốc dân (hoặc viết tắt quản lý nhà nước về kinh tế) là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngồi nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Quản lý kinh tế là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội nói chung và nó phải gắn chặt với các hoạt động quản lý khác của xã hội. Quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện thông qua các chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của nhà nước.

- Thực chất quản lý nhà nước về kinh tế là việc tổ chức và sử dụng có hiểu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước mà Nhà nước có khả năng tác động vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó vấn đề nắm bắt được hoạt động trong xã hội là vấn đề có vai trị then chốt.

- Bản chất của quản lý nhà nước về kinh tế là đặc trưng thể chế chính trị của đất nước; nó chỉ rõ Nhà nước là khơng của giai cấp hoặc của lực lượng chính trị, xã hội nào? nó dựa vào ai và hướng vào ai để phục vụ? Đây là vấn đề khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước về kinh tế của các chế độ xã hội khác nhau.

1.2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế

- Định hướng phát triển kinh tế đất nước là quyết định trước những nhiệm vụ, những mục tiêu và những chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong khoảng thời gian 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn. Xác định các nhiệm vụ, là xác định những công việc phải làm trong khoảng thời gian nhất định để tạo sự phát triển kinh tế đất nước. Xác định mục tiêu dài hạn của phát triển kinh tế đất nước. Xác định chiến lược phát triển kinh tế.

- Lập kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là tập hợp các mục tiêu ở cấp quốc gia hay khu vực và các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó. Nhà nước phải xây dựng các kế hoạch phát triển quốc gia dài hạn và trung hạn. Chương trình là tổng hợp các mục tiêu, các chính sách, các thủ tục, các quy tắc, các nhiệm vụ, các bước tiến hành các nguồn lực cần sử dụng và các yếu tố cần thiết khác để thực hiện một ý đồ lớn, một mục tiêu nhất định về phát triển kinh tế đất nước, vùng và ngành.

- Thiết lập khung khổ pháp luật về kinh tế. Pháp luật về kinh tế theo nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất – kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với các đơn vị hữu quan khác.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách, các cơng cụ và các địn bẩy kinh tế. Chính sách là tổng thể các phương thức, hiện pháp, phương tiện nhất định, được nhà nước sử dụng, nhằm tác động đến cá nhân, nhóm người, xã hội, để đạt tới các mục tiêu bộ phận, trong quá trình thực hiện các mục tiêu tổng thể để phát triển kinh tế - xã hội như: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ - tín dụng, chính sách kinh tế đối ngoại…

- Tổ chức và điều hành các hệ thông kinh tế trong nước hoạt động. Với chức năng tổ chức, sản xuất, nhà nước phải hình thành các đơn vị kinh tế theo ngành, theo vùng, theo thành phần kinh tế và theo loại hình sản xuất – kinh doanh, cũng như các trung tâm khoa học, đào tạo và các đơn vị sự nghiệp, phục vụ cho phát triển

kinh tế. Với chức năng điều hành, nhà nước phối hợp với hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo những mối quan hệ cần thiết trong quá trình thực hiện những mục tiêu kế hoạch của đất nước.

- Kiểm tra, rà soát nền kinh tế nhằm kịp thời phát hiện những sai sót, ách tắc, đồng thời phát hiện ra những cơ hội, vận hội tốt trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của đất nước giữ đúng định hướng kế hoạch nhà nước đã đề ra.

- Điều chỉnh hoạt động của nền kiinh tế là những tác động bổ sung của Nhà nước đến nền kinh tế, nhằm sửa chữa những sai sót, tận dụng những thời cơ để phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)