Bài học kinh nghiệm rút ra cho Làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu luận văn

1.4 Tổng quan bài học kinh nghiệm về việc quản lý nhà nước về phát triển làng

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên

Xuyên

1.4.2.1 Bài học kinh nghiệm từ phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh

Với những lợi thế thuận lợi, Phú Xuyên là một đất nhiều làng nghề truyền thống từ bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước để phát triển làng nghề trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề Phú Xun như sau:

- Có chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp chính từ các hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề.

- Bảo tồn các làng nghề truyền thống, huyện Phú Xuyên cần có những khu bảo tồn hay khu trưng bầy giới thiếu các sản phẩm của làng nghề truyền thống, hiện tại Phú Xuyên chưa có khu trưng bầy giới thiệu sản phẩm của bất kì sản phẩm làng nghề nào.

- Liên kết xã hội: Để tạo nguồn vốn kinh doanh thuận lợi cho các hộ thì cần có sự liên kết giữa các tổ chức kinh tế xã hội, nhà nước cũng cần có những chính sách ưu đãi hỗ trợ vay vốn kinh thích sản xuất kinh doanh trong nhân dân.

- Xây dựng các hiệp hội làng nghề: Hiện nay Phú Xuyên có 2 hiệp hội làng nghề được hình thành và đi vào hoạt động hiệu quả: Hiệp hội Da giầy Phú Yên, Hiệp hội may Vân Từ. Tuy nhiên, các hiệp hội này chưa xây dựng được nhãn hiệu tập thể. UBND huyện cần phối hợp với các hiệp hội và chính xã địa phương xây dựng những thương hiệu tập thể cho các làng nghề.

1.4.2.2 Bài học kinh nghiệm từ làng nghề gốm sứ Bát Tràng

UBND huyện Phú Xun cần có chương trình, chính sách cụ thể để xây dựng các tour du lịch làng nghề truyền thống, phát triển du lịch gắn liền với thăm quan làng nghề truyền thống, đề khách tham quan được tham quan quy trình sản xuất một sản phẩm truyền thống hoặc tham gia vào sản xuất một quy trình sản xuất sản phẩm truyền thống như mơ hình du lịch làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng.

Bên cạnh những bất cấp về vấn đề bất cập khi khách thăm quan du lịch làng nghề truyền thống như: Tràn lan hàng Trung Quốc, du khách bị chặt chém, hét giá khi mua các sản phẩm truyền thống tại các làng nghề; môi trường du lịch chưa đảm bảo. UBND huyện cần rút ra bài học kinh nghiệm cho địa phương mình trước khi xây dựng được những tuor du lịch làng nghề truyền thống tại địa phương như các tuor du lịch cần khai thác không gian làng nghề truyền thống chứ khơng chỉ có sản phẩm của làng nghề. Khách đến tham quan phải được gắn với nhưng tài nguyên khác như: văn hoá, lịch sử, cũng như cảnh quan, thậm trí là phong tục, tập quán, ẩm thực của nhưng người dân làng nghề đó.

Như ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng không chỉ đơn thuần là các sản phẩm truyền thống, họ cịn ln cập nhật các công nghề mới luôn luôn đổi mới sản phẩm, cải tiến sản phẩm đưa công nghề mới vào sản xuất, đa dạng mẫu mã khơng chỉ mang đậm chất truyền thống mà cịn đáp ứng được thị yếu tiêu dùng của thời điểm bây giờ. Dựa vào những kinh nghiệm đấy UBND huyện cần phải thường xuyên đưa các nghệ nhân, các thợ trong các làng nghề truyền thống tham quan các làng nghề truyền thống để học hỏi kinh nghiệm, giao lưu trao đổi công nghê với các địa phương có làng nghề truyền thống để tiếp cận và học hỏi những công nghề mới để áp dụng với làng nghề truyền thống tại địa phương mình.

1.4.2.3 Bài học kinh nghiệm từ làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc – Hà Đông

Trên thực tế cho thấy một số làng nghề truyền thống cổ lâu đời đã mai một và một số làng đã khơng cịn hoạt động sản xuất sản phẩm của làng nghề truyền thống mình. Từ bài học kinh nghiệm duy trì và phát triển làng nghề truyền thống lụa Vạn

Phúc – Hà Đông. UBND huyện cần phối hợp với các cơ quan chức năng cấp trên và cùng với địa phương khôi phục và bảo tồn những làng nghề truyền thống lâu đời có biểu hiện mai một. Bằng cách có những ưu đãi đối với những nghề nhân, phối hợp mở lớp dậy nghề cho các thế hệ trẻ, nhân rộng sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương mình.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 41 - 44)