Phương pháp QLNN về phát triển làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 34 - 35)

7. Kết cấu luận văn

1.2 Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề truyền thống ở địa phương

1.2.5 Phương pháp QLNN về phát triển làng nghề truyền thống

Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân và các bộ phận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân (tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế và công bằng kinh tế). Để quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề truyền thống sử dụng các phương pháp như: phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính và phương pháp giáo dục. Tùy vào từng đối tượng và tình huống cụ thể mà có thể dùng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt được mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn, thời kỳ khác nhau.

1.2.5.1 Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước về kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn lên đối tượng quản lý, nhằm làm cho đối tượng quản lý tự giác, chủ động hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, khơng cần phải có sự tác động thường thường xuyên của Nhà nước bằng phương pháp hành chính. Phương pháp kinh tế là phương pháp quan trọng để Nhà nước cũng như địa phương thực hiện quản lý đối với phát triển làng nghề truyền thống. Phương pháp này được thể chế thơng qua chính sách kinh tế như sử dụng đất, thuế, các hoạt động hỗ trợ…cho việc phát triển làng nghề nhằm tạo động lực, hướng các làng nghề phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc. Bằng việc sử dụng các định mức kinh tế như mức thuế, lãi suất ngân hàng...các biện pháp địn bẩy, kích thích kinh tế, khuyến khích cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện sản xuất theo hướng tích cực, từ đó thu hút tiềm năng nước ngoài.

1.2.5.2 Phương pháp hành chính

Là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thơng qua các quyết định có tính bắt buộc trong khuôn khổ pháp luật lên các chủ thể kinh tế, nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà nước trong những tình huống nhất định. Tác động điều chỉnh hành động, hành vi của các chủ thể kinh tế là những tác động bắt buộc của nhà nước lên

quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước. Một mặt, phương pháp hành chính được thực hiện căn cứ chủ yếu vào hệ thống pháp luật về phát triển làng nghề truyền thống, kiểm soát bằng luật pháp và kịp thời ngăn chặn xử lý những vi phạm, tiêu chuẩn hóa làm trong sạch đội ngũ cán bộ QLNN về phát triển làng nghề truyền thống. Mặt khác, phương pháp này được thực hiện trên cơ sở xây dựng, ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, định hướng cho các làng nghề truyền thống thực hiện theo đúng chủ trương và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

1.2.5.3 Phương pháp giáo dục

Là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Để góp phần thực hiện tốt các nội dung QLNN về phát triển làng nghề truyền thống, thơng qua các phương tiện có thể tuyên truyền, giáo dục người dân trong các làng nghề nâng cao ý thức, trách nhiệm, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, làm giàu cho bản thân và đất nước

1.3 Các nhân tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 34 - 35)