Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 105 - 107)

7. Kết cấu luận văn

3.2.6 Một số giải pháp khác

+ Giải pháp thị trường

Đối với làng nghề truyền thống thị trường tiêu thụ có vai trị quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Thực tế ở các làng nghề cho thấy các cơ sở sản xuất tồn tại và phát triển mạnh đều giải quyết được đầu ra của sản phẩm, sự biến động thăng trầm của các làng nghề phần lớn do thị trường quyết định. Củng cố thị trường trong nước, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, để làm được điều đó thì sản phẩm của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã, đồng thời phải năng động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội giới thiệu sản phẩm như tham gia hội chợ, triển lãm, xây dựng thương hiệu làng nghề ... Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm. Tổ chức đa dạng kênh tiêu thụ, mở rộng đại lý, xây dựng hệ thống cửa hàng, trung tâm thương mại, cửa hàng bày bán và giới thiệu sản phẩm như đối với làng nghề mộc mỹ nghệ chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Phát triển sản phẩm tiêu biểu và phát triển thị trường .

- Hỗ trợ kinh phí phát triển nghề, chuyển giao ứng dụng kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, các sản phẩm tiêu biểu của địa phương như da giầy Phú Yên, mộc Tân Dân…; đẩy mạnh xây dựng mơ hình trình diễn để nhân rộng và phát triển nghề, tổ chức bình chọn sản phẩm tiêu biểu hàng năm.

- Thường xuyên cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm cho các làng nghề, gắn làng nghề với điểm thăm quan du lịch, nhằm thu hút du khách đến với làng nghề và sử dụng sản phẩm của làng nghề.

- Tăng cường các biện pháp nghiên cứu thị trường, liên kết liên doanh giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu thụ, tạo thành cầu nối vững chắc, chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

- Hỗ trợ, tạo mọi điều kiện có các cơ sở sản xuất truyền thống, làng nghề về các thủ tục tham gia hội chợ triển lãm, tổ chức đoàn tham gia hội chợ trong và ngoài nước.

+ Giải pháp về vốn

Vốn là yếu tố vật chất có vai trị quan trọng đối với quá trình sản xuất của các cơ sở. Đối tượng vay vốn lớn thường là các cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh, trang bị công nghệ sản xuất mới, các Cơng ty, HTX. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, kênh huy động vốn Nhà nước bao gồm: Các ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ tín dụng nhân dân, các ngân hàng tư doanh... và nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.

Tuy nhiên lượng vốn vay ít, trong khi lượng vốn đầu tư cho đổi mới thiết bị cơng nghệ lớn, do đó tăng cường huy động các nguồn vốn khác như vốn của người lao động, vốn trong quỹ tín dụng nhân dân, vốn đầu tư trong và ngồi nước. Trong đó cần tập trung chỉ đạo nâng cao mức vốn và hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân gắn liền với địa bàn làng nghề truyền thống. Huy động tối đa nội lực các thành phần kinh tế ở địa phương cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào tình hình cụ thể mà huy động đóng góp để hình thành một nguồn vốn dùng vào mục đích hỗ trợ làng nghề, hỗ trợ việc xây dựng các dự án, đề án đổi mới công nghệ của làng nghề truyền thống.

+ Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

Khoa học công nghệ mới là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất được coi là khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy làng nghề phát triển. Vì vậy cần khuyến khích các cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống đầu tư chiều sâu đổi mới cơng nghệ thiết bị, hiện đại hóa cơng nghệ truyền thống theo phương châm kết hợp hài hồ giữa cơng nghệ tiến tiến với công nghệ cổ truyền. Lựa chọn công nghệ phù hợp ở một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và ít ảnh hưởng đến mơi trường.

- Đối với làng nghề sản xuất sắt thép: cần xây dựng chương trình nâng cao và kiểm sốt chất lượng sản phẩm. Đầu tư lị luyện thép sử dụng nguyên liệu đầu vào là phôi thép nhập khẩu và phôi thép của các nhà sản xuất thép trong nước thay thế dần nguyên liệu đầu vào là sắt thép phế thải. Nghiên cứu áp dụng chuyển giao cơng nghệ từ thép cán nóng sang cán nguội nhằm nâng cao chất lượng, tiến tới sản xuất thép tấm và thép chế tạo thay cho việc chỉ sản xuất thép như hiện nay.

- Đối với làng nghề mộc mỹ nghệ: cần nghiên cứu áp dụng công nghệ xử lý nguyên liệu trước và trong khi gia công nhằm khắc phục độ cong vênh do thời tiết, phù hợp với việc xuất khẩu sang các miền khí hậu khác nhau.

- Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng đối với các làng nghề truyền thống vay vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ mang lại hiệu quả cao. Nhà nước hỗ trợ dịch vụ tư vấn về quản lý kinh doanh, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, nâng cao năng lực công nghệ nội sinh tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Hàng năm có kế hoạch đổi mới cơng nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là hỗ trợ vốn, trang bị kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế chế tạo cải tiến mẫu mã sản phẩm truyền thống.

Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về khoa học công nghệ phục vụ kinh tế làng nghề của tỉnh, tổ chức tham quan học tập và rút kinh nghiệp về ứng dụng công nghệ từ các địa phương khác trong cả nước.

- Xây dựng đề tài, Đề án nghiên cứu về khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất kinh tế cho các làng nghề.

- Hỗ trợ, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho cơ sở, đơn vị trong làng nghề đi tiên phong trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.

- Phối hợp với các Trường Đại học, Viện và Trung tâm nghiên cứu để nghiên cứu cải tiến mẫu mã, cập nhật thông tin cơng nghệ, thiết bị mới, nghiên cứu hồn thiện máy móc phục vụ cho các nghề và làng nghề.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 105 - 107)