Tổng quan bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu luận văn

1.4 Tổng quan bài học kinh nghiệm về việc quản lý nhà nước về phát triển làng

1.4.1 Tổng quan bài học kinh nghiệm

1.4.1.1 Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 62 làng nghề đã được công nhận. So với cả nước, tỷ lệ làng nghề/ tổng số xã ở Bắc Ninh cao hơn xấp xỉ 5 lần, chiếm khoảng 5% làng nghề cả nuớc. Tỷ lệ làng nghề truyền thống của tỉnh khá cao chiếm hơn một nửa tổng số làng nghề (51,56%).

Trong những năm qua, ở các làng nghề Bắc Ninh đã xuất hiện doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa tham gia kinh doanh (đa phần phát triền lên từ các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ). Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp lớn hơn nhiều lần so với hộ sản xuất gia đình. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp có nhiều lợi thế để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tiếp cận vốn, tiếp cận thị trường, thiết kế sản phẩm, đâu tư máy móc hiện đại thay thế lao động thủ cơng.

UBND Tỉnh Bắc Ninh xây dựng đính hướng phát triển làng nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới:

- Bảo tồn làng nghề truyền thống: Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá đối với làng nghề truyền thống cần mở rộng mơ hình như: Trung tâm giao lưu tranh Đông Hồ, Trung tâm phục chế tranh Đông Hồ … để người dân và du khách có cơ hội tham quan và hiểu biết về các làng nghề truyền thống. Tại Phù Lãng bắt đầu hình thành hình thức du lịch cộng đồng nhằm giới thiệu quảng bá và bảo tồn tên tuổi làng nghề Phù Lãng.

- Liên kết xã hội: Để góp phần phát triển làng nghề truyền thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động tạo nguồn vốn cho vay để phát triển sản xuất. Bằng nhiều gói dịch vụ cho vay, đặc biệt là trả góp lãi xuất hàng tháng với lãi xuất phải chăng đã đáp ứng được đông đảo nguyện vọng bà con nhân dân. Bên cạnh đó các tổ tiết kiệm cũng đang được nhân rộng trên tồn tỉnh. Một hình thức khác là quỹ hỗ trợ nơng dân, ưu điểm của hình thức vay vốn này , hiểu rõ nhu cầu sản xuất, khả năng tài chính của từng hộ vay, kịp thời nhanh gọn và đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- Hiệp hội ngành nghề: Hiện nay có nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã tự liên kết và thành lập hiệp hội doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Một số hiệp hội hoạt động có hiệu quả như: Hội sản xuất, kinh doanh Đồ gỗ mỹ nghệ Đông Kỵ, Hiệp hội giấy tỉnh Bắc Ninh … các hiệp hội này quy tụ hàng trăm hội viên tham gia, có đăng ký nhãn hiệu tập thể riêng.

1.4.1.2 Làng nghề gốm sứ Bát Tràng

Ngồi bát đĩa, ấm chén thơng dụng, Bát Tràng còn làm nhiều hàng khác, như các đồ thờ tự và các đồ cho trang trí nội, ngoại thất: lộc bình, lư, đỉnh, đèn thờ, các bộ tượng tam đa, tam thánh, chậu hoa, con giống, gạch trang trí cao cấp... Hàng Bát Tràng từ xa xưa đã nổi tiếng về chất men phủ, phổ biến là men màu búp dong, loại men này sắc độ trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu. Đặc biệt là Bát Tràng đã có men lý, men nho, men này màu gần như màu ngọc thạch, nên được gọi là men ngọc.

Để tăng tính cạnh tranh và đáp ứng như cầu thị trường, người làm gốm Bát Tràng ngày càng cố gắng để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạnh khác nhau có mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, tại chợ gồm cổ Bát Tràng bầy bán rất nhiều đồ gốm gia dụng và đồ gốm trang trí nhiều màu sắc bắt mắt với các sản phẩm sơn mài trên gốm, tranh gốm, chng gió, các hình con vaath, đồ chơi bằng gốm. Làng nghề gốm Bát Tràng đã phát triền làng nghề gắn liền với phát triển du lịch làng nghề. Khi tham gia tuor du lịch làng nghề, khách tham quan không chỉ được ngắm phong cảnh du lịch làng q mà cịn được thăm nơi sản xuất, thậm trí có thể tham gia vào một phần q trình tạo ra sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống nơi đây.

1.4.1.3 Làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc - Hà Đông

Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1938), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp, rất được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Indonesia... Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho đất nước.

Người đến làng lụa khơng chỉ mua lụa, mà cịn muốn tìm lại trong đó khung cảnh của một làng nghề canh cửi nghìn năm. Chính vì vậy, thống kê từ Hội làng nghề, sau hai năm xây dựng điểm du lịch và xúc tiến thương mại, mỗi tháng làng Vạn Phúc thu hút từ 3.000 đến 5.000 khách tham quan, giao dịch.

Thời gian qua, Hiệp hội làng nghề tại Vạn Phúc kêu gọi người dân gắn thương hiệu từng nhà sản xuất “lành mạnh hóa” thương mại. Hiệp hội cũng dự định xây dựng hệ thống cửa hàng chỉ bán sản phẩm do chính thợ dệt Vạn Phúc làm ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)