Khái niệm, mục tiêu, vai trò của quản lý nhà nước đối với phát triển làng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu luận văn

1.2 Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề truyền thống ở địa phương

1.2.2 Khái niệm, mục tiêu, vai trò của quản lý nhà nước đối với phát triển làng

làng nghề truyền thống

12.2.1 Khái niệm

Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề truyền thống là việc áp dụng hệ thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch tác động vào đối tượng quản lý để hướng dẫn các làng nghề truyền thống của địa phương phát triển đúng theo định hướng đã đặt ra trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế.

1.2.2.2 Mục tiêu

Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống không chỉ kiểm soát làng nghề truyền thống mà quan trọng hơn hẳn là để phát triển lãng nghề truyển thống theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia. Theo góc dộ đó có thể thấy quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống nhằm các mục tiêu cụ thể như sau:

Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển làng nghề. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng và vận hành hiệu quả các doanh nghiệp các cơ sở trong làng nghề. Để đạt được mục tiêu này nhà nước ngoài ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi cho các dự án quy hoạch, phát triền làng nghề cịn tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất nghề về thủ tục hành chính, về cơ sở hạ tầng.

Hai là, sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả. Đề sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả nhà nước thường phải xây dựng quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề một cách hiệu quả là mục tiêu thứ hai trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Để sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả nhà nước thường phải quy hoạch xây dựng các cụm cơng nghiệp làng nghề có tính lâu dài, kết hợp được các u cầu khác về phát triển làng nghề với các yêu cầu khác về phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là, sử dụng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả. Thường nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất lớn mà khả năng của Nhà nước và tư nhân khơng thể đáp ứng đầy đủ. Do đó, đề sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng khu vực làng nghề, một mặt nhà nước phải có kế hoạch chương trình, dự án đầu tư vốn nhà nước hiệu quả, mặt khác nhà nước phải có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư hiệu quả vào khu vực kinh tế lãng nghề.

Bốn là, bảo vệ môi trường sinh thái. Ưu tiên cho phát triển làng nghề, nhưng quản lý nhà nước đối với làng nghề cịn có mục tiêu ngăn ngừa các hoạt động thái quá của các cơ sở sản xuất nghề làm ảnh hưởng đến mơi trường. Nếu khơng có các biện pháp buộc các cơ sở sản xuất phải đảm bảo yêu cầu xử lý chất thải và áp dụng cơng nghề bảo vệ mơi trường thì các lợi ích ngắn hạn từ phát triển làng nghề có thể khơng đủ bù đắp cho những thiệt hại môi trường về lâu dài

Năm là, nâng cao hiệu quả kinh tế theo lãnh thổ. Thông qua phát triển các làng nghề, nhà nước kỳ vọng vào tác động lan tỏa của nó đến các ngành và vùng khác nhau kinh thành thêm các vùng nông nghiệp cung cấp nguyên, vật liệu, phát triển dịch vụ cho làng nghề, phát triển các trung tâm thương mại. Vì thế quản lý của nhà nước đối với làng nghề phải được hoạch định và thực hiện có tầm rộng đủ xã một cách hợp lý để hướng đến thay đổi bộ mặt địa phương.

Sáu là, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đây là mục tiêu quan trọng của quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề.

1.2.2.3 Vai trò quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề truyền thống Thứ nhất, QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống sẽ định hướng cho

các hoạt động sản xuất sản phẩm làng nghề của địa phương phát triển theo đúng mục tiêu của địa phương đã đề ra trên cơ sở tạo lập môi trường thuận lợi cho các làng nghề tại địa phương tiếp cận với các yếu tố tài nguyên, nguồn nhân lực.

Thứ hai, QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống có vai trị điều tiết các nguồn lực, phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề của địa phương. Bằng công cụ quản lý, cơ quan QLNN sẽ giám sát các hoạt động kinh doanh của các làng nghề và có những biện pháp thích hợp để xử lý nếu có vi phạm xảy ra.

Thứ ba, QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống có vai trị giám sát,

đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề nhằm đảm bảo tính cơng bằng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh, từ đó bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 27 - 29)