Công cụ QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu luận văn

1.2 Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề truyền thống ở địa phương

1.2.4 Công cụ QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống

Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện hữu hình và vơ hình mà nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tế trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu quản lý của quốc dân. Để thực hiện chức năng quản lý của mình, Nhà nước có thể sử dụng các cơng cụ bao gồm: Kế hoạch, chính sách và pháp luật

1.2.4.1 Công cụ kế hoạch

Kế hoạch được hiểu theo nghĩa hẹp là phương án hành động trong tương lai, theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai. Nội dung kế hoạch bao gồm: chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, kế hoạch trung hạn và dài hạn, chương trình, dự án và ngân sách. Nhà nước có những định hướng về phát triển làng nghề truyền thống theo mục tiêu đã đề ra. Chính quyền địa phương xây dựng và triển khai kịp thời các chiến lược nhằm phát triển làng nghề truyền thống, quy hoạch và đưa ra các kế hoạch cụ thể hướng các làng nghề truyền

thống của địa phương phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương và quy hoạch tổng thể các nguồn lực được sử dụng tối ưu. Nhờ đó mà các cơ quan QLNN có cơ sở để kiểm tra, đánh giá các hoạt động đúng định hướng hay khơng. Quy hoạch làng nghề phù hợp với tính phát triển đặc thù của các ngành nghề.

1.2.4.2 Công cụ pháp luật:

Chức năng chủ yếu của pháp luật là điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục để đảm bảo và phát triển xã hội theo mục tiêu và định hướng nhất định. Thông qua việc thực hiện các chức năng này, pháp luật có vai trị quan trọng trong q trình chuyển dịch nền kinh tế tự cấp, tự túc, khép kín sang nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống các quy tắc chung có tính bắt buộc thể hiện ý chí của Nhà nước và cộng đồng xã hội, do nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ nhằm phát triển xã hội theo tính đặc trưng đã định. Trong phát triển làng nghề truyền thống Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật để quản lý và phát triển làng nghề truyền thống nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập kỷ cương cho việc sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề truyền thống. Từ đó sẽ phát hiện và ngăn chặn các hành vi trái với pháp luật gây tổn hại cho nền kinh tế và xã hội. Hiện nay trong các làng nghề phát triển thêm một số nghề mới, nhà nước phải có các quy định pháp luật để chống hành giả hàng nhái.

1.2.4.3 Cơng cụ chính sách

Chính sách là một trong những cơng cụ chủ yếu của Nhà nước để quản lý nền kinh tế, nó tập trung các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận nhằm hướng tới mục tiêu chung của phát triển kinh tế xã hội. Đây là công cụ để nhà nước thực hiện tồn bộ các quan điểm, các ngun tắc, qua đó thể hiện quyết tam và phương hướng xây dựng các phương thức, biện pháp của nhà nước trong việc điều chỉnh một loạt các quan hệ kinh tế phát sinh nhằm đưa ra các chiến lược, kế hoạch cụ thể vào thực tiễn, các chính sách ra đời như một công cụ hữu hiệu nhằm phát triển xa hơn. Việc áp dụng các chính sách trong việc phát triển làng nghề truyền thống có ý nghĩa quan trọng, Nhà nước quản lý phát triển làng nghề truyền thống bằng chính sách kinh tế, xã hội, các chính sách nhằm bảo vệ mơi trường làng nghề, chính sách nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó Nhà nước cịn đưa ra các chính sách kinh tế đối ngoại nhằm tạo điều kiện cho

các sản phẩm làng nghề cạnh tranh trên thương trường quốc tế, thúc đẩy quá trình hơp tác quốc tế ngày một phát triển.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 32 - 34)