Tổ chức thực hiện chính sách quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tuyên quang (Trang 27)

1.2. Nội dung quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước

1.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà

quan trọng, then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội. Tuy nhiên, quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Để thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững, rất cần áp dụng cơ chế, chính sách đối với cơng tác quản lý tài chính doanh nghiệp để từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.

Áp dụng cơ chế chính sách quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước cần xác định vị trí, vai trị của doanh nghiệp nhà nước cũng như nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện.

Các nhà quản lý phải nghiên cứu mơi trường bên ngồi để có thể xác định được các cơ hội, thách thức hiện có và tiềm ẩn ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp; nghiên cứu môi trường bên trong tổ chức để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để có thể có những giải pháp hữu hiệu khắc phục những điểm yếu và phát huy cao độ những điểm mạnh nhằm áp dụng cơ chế chính sách quản lý tài chính phù hợp tại doanh nghiệp nhà nước.

Đồng thời áp dụng cơ chế chính sách quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước đi đơi với thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, nhiều chính sách về đổi mới, sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước được ban hành, đặc biệt là những quy định về ngành, lĩnh vực duy trì vốn nhà nước.

1.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước nhà nước

1.2.2.1. Lập kế hoạch tài chính

Xây dựng kế hoạch tài chính là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đến tồn bộ các khâu khác trong q trình quản lý tài chính. Khâu này sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn các phương án hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong tương lai và cũng đồng thời là căn cứ để tiến hành kiểm tra, kiểm sốt các bộ phận trong tổ chức. Quy trình xây dựng kế hoạch tài chính của doanh nghiệp được thực hiện theo 5 bước như sau:

Bước 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường

Để xây dựng kế hoạch tài chính, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các nhà quản lý phải nghiên cứu mơi trường bên ngồi để có thể xác định được các cơ hội, thách thức hiện có và tiềm ẩn ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp; nghiên cứu môi trường bên trong tổ chức để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để có thể có những giải pháp hữu hiệu khắc phục những điểm yếu và phát huy cao độ những điểm mạnh.

Bước 2: Thiết lập các mục tiêu

Mục tiêu tài chính của doanh nghiệp bao gồm các mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu doanh số và mục tiêu hiệu quả. Các mục tiêu tài chính cần xác định một cách rõ ràng, có thể đo lường được và phải mang tính khả thi. Do đó các mục tiêu này phải được đặt ra dựa trên cơ sở là tình hình của doanh nghiệp hay nói cách khác là dựa trên kết quả của quá trình nghiên cứu và dự báo mơi trường. Đồng thời, cùng với việc đặt ra các mục tiêu thì nhà quản lý cần phải xác định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận trong doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu này.

Bước 3: Xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu

Căn cứ vào các mục tiêu đã đề ra, dựa trên cơ sở tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản lý xây dựng các phương án để thực hiện các mục tiêu này. Các phương án phải được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và chỉ những phương án triển vọng nhất mới được đưa ra phân tích.

Bước 4: Đánh giá các phương án

Các nhà quản lý tiến hành phân tích, tính tốn các chỉ tiêu tài chính của từng phương án để có thể so sánh, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của rừng phương án cũng như khả năng hiện thực hoá như thế nào, tiềm năng phát triển đến đâu…

Bước 5: Lựa chọn phương án tối ưu

Sau khi đánh giá các phương án, phương án tối ưu sẽ được lựa chọn. Phương án này sẽ được phổ biến tới những cá nhân, bộ phận có thẩm quyền và tiến hành phân bổ nguồn nhân lực và tài lực cho việc thực hiện kế hoạch

1.2.2.2. Tổ chức phân bổ và sử dụng tài chính

Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh làm cho q trình sản xuất thơng xuốt, đều đặn trong các khâu, quản lý sao cho hạn chế tối đa ngừng sản xuất ứ đọng vật tư hàng hóa, sản phẩm sản xuất kém chất lượng, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh.

Tổ chức phân bổ và sử dụng tài chính bao gồm các nội dung sau:

Tổ chức phân bổ và sử dụng vốn cố định: Cơ cấu vốn cố định là tỉ lệ phần

trăm của từng nhóm vốn cố định chiếm trong tổng số vốn cố định. Nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có một ý nghĩa quan trọng là cho phép đánh giá việc đầu tư có đúng đắn hay khơng và cho phép xác định hướng đầu tư vốn cố định trong thời gian tới. Để đạt được ý nghĩa đúng đắn đó, khi nghiên cứu cơ cấu vốn cố định phải nghiên cứu trên hai giác độ: Nội dung cấu thành và mối quan hệ tỉ lệ trong mỗi bộ phận so với toàn bộ. Vấn đề cơ bản trong việc nghiên cứu này phải là xây dựng được một cơ cấu hợp lý phù hợp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất, trình độ quản lý, để các nguồn vốn được sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất. Cần lưu ý rằng quan hệ tỷ trọng trong cơ cấu vốn là chỉ tiêu động. Điều này đòi hỏi cán bộ quản lý phải khơng ngừng nghiên cứu tìm tịi để có được cơ cấu tối ưu.

Thực hiện đúng quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng. Tất cả các dự án đầu tư hình thành tài sản cố định tại doanh nghiệp đều phải được lập, thẩm định, tổ chức thực hiện và quản lý đúng theo các quy định của nhà nước. Xây dựng và tổ chức thực hiện đúng cá quy trình sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa các tài sản cố định nhằm duy trì năng lực phục vụ của tài sản cố định, khai thác tối đa công suất, công dụng của tài sản cố định, bố trí dây chuyền hợp lý, chọn phương pháp khấu hao thích hợp, nhượng bán và thanh lý nhanh chóng những tài sản cố định không cần dùng và đã hư hỏng…Nhằm thu hồi và bảo toàn vốn cố định.

Tổ chức phân bổ và sử dụng vốn lưu động: Là xác định lượng vốn lưu động

cần thiết cho từng chu kỳ sản xuất kinh doanh để huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung tránh tình trạng thiếu vốn hay thừa vốn, tiết kiệm vật tư, giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.

Xác định cơ cấu Vốn lưu động hợp lý có ý nghĩa tích cực trong cơng tác sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Nó đáp ứng yêu cầu vốn cho từng khâu, từng bộ phận, đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm hợp lý Vốn lưu động. Trên cơ sở đó đáp ứng được phần nào yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong điều kiện thiếu vốn cho sản xuất.

Cơ cấu Vốn lưu động là quan hệ tỉ lệ giữa giá trị mỗi loại và nhóm đó so với tồn bộ giá trị Vốn lưu động. Tỉ lệ giữa giá trị mỗi loại và nhóm trong tồn bộ Vốn lưu động hợp lý thì chỉ hợp lý tại mỗi thời điểm n đó và tính hợp lý chỉ mang tính nhất thời. Vì vậy trong quản lý phải thường xuyên nghiên cứu xây dựng một cơ cấu hợp lý đảm bảo độ "khoẻ mạnh" đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng thời kỳ. Tổ chức tốt quá trình thu mua nhằm hạ giá thành sản phẩm, tránh tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa gây ứ đọng vốn mà ảnh hưởng đến kinh doanh tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có biện pháp thưởng phạt nghiêm minh đối với các cán bộ công nhân viên nhằm tăng năng xuất lao động cũng như chất lựơng sản phẩm. Giữ uy tín với khách hàng trong quan hệ tạo nên uy tín để có thể làm ăn kinh doanh lâu dài. Tránh tình trạng nợ q hạn chưa địi được, cơng nợ dây dưa khơng có khả năng thanh tốn.

Tiết kiệm chi phí trong kinh doanh: Muốn tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí trong kinh doanh. Chi phí trong doanh nghiệp thương mạI gồm giá mua hàng hóa và chi phí lưu thơng. Doanh nghiệp nên khai thác nguồn hàng có chênh lệch giá mua, giá bán cao, mua tận gốc bán tận ngọn thì lợi nhuận sẽ tăng nhiều. Doanh nghiệp cần tổ chức vận động hàng hóa hợp lý nhằm giảm bớt các khoản chi phí vận chuyển, th kho bãi…Chi phí lưu thơng tăng phải phù hợp với tốc độ tăng quy mơ kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp phải tự tìm biện pháp quản lý tốt để tổ chức nghiên cứu thị trường, quảng cáo…Hạn chế các khoản chi phí lưu thơng khơng cần thiết gây lãng phí.

Áp dụng khoa học tiến bộ vào sản xuất kinh doanh: Trong thời đại hiện nay sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật là tăng không ngừng, việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ là một điều kiện cần thiết cũng như một lợi thế rất lớn. Nó là một điều kiện vật chất để các doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường cả về số lượng và chất lượng, rút ngắn được chu kỳ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật

liệu, làm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tăng hiệu quả sử dụng tài chính.

Làm tốt cơng tác phân tích hoạt động kinh doanh, thì người quản lý thường phải nắm được vốn hiện có cả về giá trị hiện vật, nguồn hình thành và các biến động về vốn trong kỳ, hình thành khả năng thanh toán và xử lý kịp thời để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh thông xuốt thuận lợi. Đồng thời định kỳ doanh nghiệp phải phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả quản lý tài chính trong kỳ tìm ra nguyên nhân làm sút kém để điều chỉnh xử lý.

Thực hiện các quyết định đầu tư tài chính: Để tìm kiếm lợi nhuận, các

doanh nghiệp tiến hành việc đầu tư tài chính ra bên ngồi. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường luôn biến động như ngày nay thì những quyết định này càng trở nên khó khăn và mức độ rủi ro cũng tăng. Do đó các nhà quản lý tài chính cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra các quyết định đầu tư, đảm bảo duy trì và phát triển nguồn tài chính của doanh nghiệp. Nhà quản lý đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên cơ sở lựa chọn các phương án căn cứ vào các chỉ tiêu cụ thể bao gồm cả đầu tư vào doanh nghiệp lẫn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp để các quyết định đầu tư thực sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

1.2.3. Thanh tra, kiểm sốt ttài chính tại doanh nghiệp nhà nước

Kiểm sốt tài chính là một chức năng của hoạt động quản lý của các cơ quan quản trị doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cịn có sự tham gia kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước như Sở tài chính đối với doanh nghiệp trực thuộc tỉnh và các đơn vị chủ quản cấp Bộ đối với doanh nghiệp trực thuộc Trung ương.

Thanh tra tài chính là hoạt động thanh tra của phịng Tài chính Kế Hoạch đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định tại doanh nghiệp trong hoạt động tài chính. Mục tiêu của thanh tra tài chính nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong phân bổ và sử dụng tài chính.

Để thanh tra giám sát tài chính của một doanh nghiệp cần chú ý những nội dung cơ bản sau:

- Kiểm tra các căn cứ xây dựng dự toán kế hoạch vốn:Đó là kế hoạch phát triển doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh được cấp thẩm quyền phê duyệt; các

văn bản hướng dẫn của cơ quan Nhà nước. Các chế độ tiêu chuẩn, định mức vốnhiện hành, chế độ vốn đặc thù tại doanh nghiệp..

- Kiểm tra báo cáo đánh giá tình hình sử dụng tài chính của năm trước: Đây là nội dung khơng thể thiếu được vì đó là cơ sở để đánh giá, so sánh cho việc lập dự toán năm sau.

- Kiểm tra quyết tốn tài chính cần kiểm tra tính chính xác và pháp lý của các khoản vốn, bảo đảm khớp đúng với dự toán được giao về tổng mức và vốn tiết theo từng khoản muc, nội dung vốn (kể cả dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm). Kiểm tra quyết tốn tài chính cần chú ý đến những nhân tố tạo nên sự khác biệt giữa quyết toán vốn với dự toán; sự điều chỉnh, chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau, các khoản vốn từ nguồn dự phòng mức vốn theo quy chế vốn tại doanh nghiệp, đã được thủ trưởng doanh nghiệp quyết định, kiểm tra các nội dung tài chính đã được đầu tư và lợi nhuận tương ứng…

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước nghiệp nhà nước

1.3.1. Những nhân tố chủ quan

Có rất nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân doanh nghiệp tạo nên làm ảnh hưởng đến hiệuquản lý tài chính. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh cả về trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy, việc xem xét, đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này cực kỳ quan trọng. Thơng thường, trên góc độ tổng qt, người ta xem xét những yếu tố sau:

Thứ nhất, công nghệ, tiến bộ thông tin trong quản lý tài chính của doanh nghiệp:

Có thể nói thơng tin vừa là đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của hệ thống quản lý, lao động thông tin của nhà quản lý là toàn bộ phần lao động dành cho việc thu thập, lưu trữ xử lý và phân phát thơng tin, khơng có thơng tin thì khơng có hoạt động quản lý đích thực. Cơng nghệ tiên tiến của việc thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phát thông tin trong quản lý là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác QLTC doanh nghiệp.

Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, quản lý thị trường, của các cơ sở tư vấn, đào tạo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp.

biến động của nền kinh tế thị trường cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động SXKD, đến quy mơ sản xuất cũng như mơ hình sản xuất, các chỉ số kinh tế, định mức kinh tế kỹ thuật thay đổi, … và do vậy cũng ảnh hưởng đến QLTC của doanh nghiệp.

Trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng nhiều đến QLTC. Nếu cơ sở vật chất được trang bị tốt thì việc thiết lập các báo cáo tài chính, báo cáo kế tốn phục vụ u cầu quản trị doanh nghiệp được đa dạng và chính xác, kịp thời, đảm bảo cho việc cung cấp thông tin, doanh nghiệp có thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh một cách kịp thời, hạn chế được việc bỏ lỡ mất cơ hội.

Thứ hai, mơ hình tổ chức, công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch tài

chính của doanh nghiệp:

Mỗi nội dung của QLTC của doanh nghiệp như quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận hay vấn đề kiểm sốt tài chính đều có các hình thức, phương pháp, cơng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tuyên quang (Trang 27)