2.3. Đánh giá chung về quản lý tài chính tại Cơng ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết
2.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì Cơng ty vẫn cịn những hạn chế trong quản lý tài chính như sau:
Một là, hạn chế về cơ chế, chính sách:
Cơ chế chính sách chưa đồng bộ và hiệu quả khi đưa ra quy định về vốn nhà nước tại doanh nghiệp và quy định vốn của doanh nghiệp nhà nước bao gồm nhiều khoản vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng khơng có quy định cụ thể để phân biệt đâu là phần vốn góp của chủ sở hữu (nhà nước) để thực hiện nghĩa vụ của mình (góp đủ vốn điều lệ) và còn chồng chéo giữa quy định của vốn nhà nước tại doanh nghiệp với quy định vốn của DNNN.
Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hiện nay còn nhiều vướng mắc, bất cập do quy định chưa rõ ràng, thiếu cụ thể dẫn đến cách hiểu không thống nhất; một số quy định bất hợp lý chưa phù hợp với thực tế; hoặc tính đồng bộ của hệ thống pháp luật chưa được đảm bảo cịn có mâu thuẫn, chồng chéo, nên tính hiệu lực, hiệu quả của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) và các quy định về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trong đổi mới quản lý còn hạn chế.
Hai là, hạn chế về tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách:
- Kết cấu nguồn vốn của Công ty còn mất cân đối. Tỷ lệ nợ chiếm 66,79% trong tổng nguồn vốn năm 2018, chiếm 69,44% năm 2019 và 70,03% năm 2020. Đáng chú ý nợ phải trả của Công ty chủ yếu là phải trả người bán, người mua trả tiền trước và phải trả nội bộ. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ thấp sẽ làm giảm tính tự chủ của Công ty. Hệ số nợ cao là con dao hai lưỡi, việc sử dụng quá nhiều nợ sẽ là một mối nguy cho Cơng ty nếu tình hình kinh tế suy thối và Cơng ty kinh doanh khơng có lãi.
năm các quỹ dự phòng như: dự phòng phải thu ngắn hạn khó địi, dự phịng giảm giá hàng tồn kho, dự phịng tài chính đều bằng 0. Điều này sẽ gây khó khăn cho Cơng ty nếu xảy ra tình trạng khơng thu hồi được nợ, hàng tồn kho tăng, giá hàng bán trên thi trường giảm, Công ty sẽ mất đi sự chủ động khi xảy ra các biến cố như vậy.
- TSCĐ có xu hướng tăng, Cơng ty tăng cường đổi mới máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động. Nhưng việc thu hồi vốn chưa hợp lý, chưa có biện pháp đánh giá lại TSCĐ khi thị trường có biến động. Cơng ty cịn tận dụng các TSCĐ cũ, không đem lại hiệu quả cao làm cho việc thi công kém hiệu quả. Công ty cần bổ sung thêm vốn đầu tư TSCĐ và sử dụng đúng mục đích. TSCĐ chưa được bảo dưỡng sửa chữa đúng chu kỳ bảo dưỡng của mỗi loại TSCĐ.
- Phải thu khách hàng có xu hướng tăng, mặc dù năm 2019 phải thu khách hàng đã giảm so với năm 2018, năm 2020 lại tăng mạnh và chiếm tỷ lệ cao trong VLĐ của Cơng ty, từ đó phát sinh chi phí quản lý, theo dõi thu hồi, làm ứ đọng vốn. Từ đó làm tăng chi phí và giảm hiệu quả quản lý tài chính.
- Số vịng quay của các khoản phải thu, hàng tồn kho còn thấp do đặc điểm ngành nghề, bên cạnh đó Cơng ty cần có những biện pháp chính sách đối với khách hàng và hàng tồn kho để việc kinh doanh có hiệu quả hơn.
Ba là, hạn chế về cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tài chính:
Cơng ty chưa xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác kiểm tra hàng năm thậm chí phải chi tiết cho từng quý, tháng. Bộ phận kiểm tra, kiểm sốt khơng có sự tách biệt và độc lập với bộ phận tài chính kế tốn nên chưa tn thủ đầy đủ các nội dung kiểm tra, công tác kiểm tra chưa thực sự đủ mạnh.
Mặt khác, Cơng ty chưa có quy định cụ thể về chế độ kiểm sốt tài chính và trách nhiệm xử lý khi phát hiện sai sót. Điều này khiến cho sự tuân thủ chính sách và quy trình kế tốn chưa nghiêm túc. Hoạt động kiểm tra, kiểm sốt của Cơng ty mới chỉ có hiệu quả ở hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của Nhà nước chứ chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu và đặc thù của Công ty.
2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế
Một là, Cơng tác hoạch định tài chính chưa được quan tâm và chú trọng mới
chỉ dừng ở mức độ đưa ra mục tiêu chung chung, thậm chí mục tiêu tài chính tại Cơng ty cịn khơng phù hợp với tình hình thực tế do đó tình trạng đầu tư cho dự án lớn và khơng thanh tốn được vẫn còn đang diễn ra.
Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước để đưa ra mục tiêu hoạt động tài chính của năm sau. Theo phân tích của luận văn, Công ty VPM chưa đưa ra các kế hoạch cụ thể và phương thức tổ chức thực hiện các kế hoạch đó. Mục tiêu, lập kế hoạch, hoạch định chỉ mới dừng lại ở mức độ chung chung, đưa ra theo cảm tính chưa có cơ sở khoa học. Cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, Cơng ty chưa hồn tồn chủ động trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, một số nghiệp vụ hạch tốn cịn có sự chỉ đạo, điều chỉnh, khơng đảm bảo tính chính xác và khách quan.
Hai là, Tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại
Cơng ty cịn nhiều hạn chế. Nhận thức của lãnh đạo về vấn đề hồn thiện cơng tác quản lý tài chính cịn chưa đầy đủ, cán bộ quản lý tài chính cịn yếu về nghiệp vụ, trình độ chuyên mơn khơng đồng đều thậm chế có vị trí cịn hạn chế.
Hiện tại, Công ty chưa tổ chức được bộ máy quản lý tài chính theo hướng khoa học, chuyên nghiệp; chưa phân công rõ ràng cụ thể chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận phù hợp với các quy định, chuẩn mực kế toán, nếu khơng đủ năng lực thì có biện pháp khắc phục hoặc tuyển thêm nhân lực để đảm bảo thực hiện kế hoạch của Cơng ty.
Thiếu những chính sách phù hợp trong công tác tuyển chọn, đào tạo để thu hút, tập hợp, phát huy tiềm năng, kích thích đội ngũ cán bộ làm việc, phát huy hết khả năng. Chưa có chiến lược cho cơng tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng mang nặng hình thức, chạy theo bằng cấp cao gây tốn kém và khơng hiệu quả trong khi đó chưa nghiên cứu đề ra những chương trình đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với từng nội dung quản lý với kinh phí đào tạo thấp và thời gian học ngắn sát với công tác chuyên môn.
Ba là, Công ty có khá ít các khoản đầu tư bên ngồi. Hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật, các ứng dụng tiện ích tài chính hiện đại, thơng tin phục vụ cơng tác quản lý tài chính chưa hồn thiện, ảnh hưởng tới việc thiết lập các báo cáo tài chính, báo cáo kế tốn. Từ đó có thể mắc sai lầm trong việc ra quyết định và bỏ qua các cơ hội tốt trong kinh doanh.
Cơng ty chưa có sự liên kết các bộ phận của tồn Cơng ty thành hệ thống nối mạng do đó thơng tin được thu thập chưa kịp thời đúng thời điểm, chưa phục vụ hiệu quả cho công việc giám sát của Ban Tổng Giám đốc Công ty.
Bốn là, Hiệu quả quản lý thu hồi công nợ tại Cơng ty là chưa cao.
Tính cạnh tranh trên thị trường nói chung và thị trường các sản phẩm công nghệ thơng tin, viễn thơng, tự động hóa nói riêng đang ngày càng trở nên khốc liệt. Các Công ty phải liên tục đổi mới công nghệ, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngồi có nhiều lợi thế về cơng nghệ và tài chính. Vì vậy, chính sách bán hàng tín dụng của Cơng ty phải mở rộng hơn để thu hút khách hàng, đi đơi với đó là các khoản chi phí chi cho bán hàng cũng tăng lên đáng kể.
Công nợ tạm ứng của Công ty ngày càng tăng lên. Ban Tổng Giám đốc Công ty đã đánh giá cũng như thực hiện các thủ tục thu hồi tích cực, thấy rằng các khoản chi phí tạm ứng này đều sử dụng cho việc phục vụ cho các hoạt động SXKD của Cơng ty, khơng có khoản tạm ứng nào có dấu hiệu khơng thu hồi hoặc khơng thực hiện hồn ứng được. Tuy nhiên, việc công nợ tạm ứng ngày càng tăng báo hiện một hệ lụy không tốt đối với cách thức hoạt động SXKD của Cơng ty, địi hỏi Ban Giám đốc có các giải pháp sát thực để cải thiện tình hình.
Năm là, Cơng tác quản lý chi phí chưa khoa học và phù hợp.
Theo phân tích của luận văn, Cơng ty chưa có quy định cụ thể về chi tiêu tài chính, khốn chi phí kinh doanh đối với từng phịng ban chun mơn. Cơng ty cũng chưa có quy định các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ gắn liền với hợp đồng kinh tế. Mặt khác, đối với các khoản chi phí mua ngồi có giá trị lớn thì bắt buộc phải thanh tốn qua ngân hàng để hạn chế các tiêu cực có thể xảy ra.
Công ty cũng chưa thường xuyên đánh giá các chi phí chung để cắt giảm những chi phí khơng cần thiết đồng thời việc thường xuyên đánh giá cũng giúp Công ty quản lý, điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả theo hướng cơ cấu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào.
Sáu là, Cơng ty chưa có kế hoạch, biện pháp duy trì và phát triển các mối quan
hệ tài chính tại Cơng ty một cách hợp lý, khoa học.
Hiện tại, Cơng ty chưa có kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn do đó chưa có các quy định đầu tư tài chính hợp lý, tạo sức hút cho mình để có những nhà tài trợ vốn ngắn hạn tin cậy và thường xuyên. Ngoài ra, Công ty chưa thực sự quan tâm đúng mực tới thị trường đầu vào, đầu ra và thị trường lao động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tuyên Quang với các nội dung: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty; Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công; Đặc điểm chức năng, ngành nghề kinh doanh của Công ty; Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tuyên Quang giai đoạn 2018-2020.
Tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Cơng ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tuyên Quang giai đoạn 2018-2020, bao gồm: Cơ chế chính sách về quản lý tài chính tại Cơng ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tuyên Quang; Tổ chức thực hiện chính sách về quản lý tài chính tại Cơng ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tun Quang; Thanh tra, kiểm sốt tài chính tại Cơng ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tuyên Quang.
Từ kết quả phân tích thực trạng, tác giả rút ra đánh giá chung về quản lý tài chính tại Cơng ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tuyên Quang với kết quả đạt được; một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế để làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện trong chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
XỔ SỐ KIẾN THIẾT TUYÊN QUANG