Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tuyên quang (Trang 32 - 36)

nghiệp nhà nước

1.3.1. Những nhân tố chủ quan

Có rất nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân doanh nghiệp tạo nên làm ảnh hưởng đến hiệuquản lý tài chính. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh cả về trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy, việc xem xét, đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này cực kỳ quan trọng. Thơng thường, trên góc độ tổng qt, người ta xem xét những yếu tố sau:

Thứ nhất, công nghệ, tiến bộ thơng tin trong quản lý tài chính của doanh nghiệp:

Có thể nói thơng tin vừa là đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của hệ thống quản lý, lao động thông tin của nhà quản lý là toàn bộ phần lao động dành cho việc thu thập, lưu trữ xử lý và phân phát thơng tin, khơng có thơng tin thì khơng có hoạt động quản lý đích thực. Cơng nghệ tiên tiến của việc thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phát thông tin trong quản lý là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác QLTC doanh nghiệp.

Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, quản lý thị trường, của các cơ sở tư vấn, đào tạo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp.

biến động của nền kinh tế thị trường cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động SXKD, đến quy mơ sản xuất cũng như mơ hình sản xuất, các chỉ số kinh tế, định mức kinh tế kỹ thuật thay đổi, … và do vậy cũng ảnh hưởng đến QLTC của doanh nghiệp.

Trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng nhiều đến QLTC. Nếu cơ sở vật chất được trang bị tốt thì việc thiết lập các báo cáo tài chính, báo cáo kế tốn phục vụ u cầu quản trị doanh nghiệp được đa dạng và chính xác, kịp thời, đảm bảo cho việc cung cấp thơng tin, doanh nghiệp có thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh một cách kịp thời, hạn chế được việc bỏ lỡ mất cơ hội.

Thứ hai, mơ hình tổ chức, công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch tài

chính của doanh nghiệp:

Mỗi nội dung của QLTC của doanh nghiệp như quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận hay vấn đề kiểm sốt tài chính đều có các hình thức, phương pháp, cơng cụ khác nhau cho mỗi mơ hình tổ chức hay quy mơ sản xuất khác nhau. Tùy theo điều kiện thực tế về quy mơ, mơ hình sản xuất để các nhà quản lý đưa ra được chiến lược, kế hoạch đối sách phù hợp. Các nội dung của cơng tác QLTC này có tính chất động, mỗi sự thay đổi về quy mơ hay mơ hình sản xuất, để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận thì cơng tác QLTC đều phải thay đổi theo. Chính vì thế để hồn thiện QLTC, doanh nghiệp phải có mơ hình tổ chức cũng như triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện được chiến lược, kế hoạch tài chính của mình.

Thứ ba, đặc điểm, kinh nghiệm SXKD của doanh nghiệp:

Mỗi loại hàng hóa của mỗi ngành SXKD có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau, được sản xuất theo một quy trình SXKD khác nhau và do vậy việc tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý SXKD của doanh nghiệp cũng rất khác nhau. Đặc điểm, kinh nghiệm SXKD của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình SXKD, ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các mặt của hoạt động tài chính doanh nghiệp và do vậy ảnh hưởng đến QLTC của doanh nghiệp.

công nghệ, đội ngũ cán bộ quản lý, cơng nhân thì việc doanh nghiệp tổ chức quản lý vận hành bộ máy đó như thế nào ảnh hưởng quyết định tới SXKD. Trình độ tổ chức quản lý tốt sẽ thúc đẩy SXKD theo những mục tiêu đã được hoạch định rõ ràng, doanh nghiệp vững vàng trên con đường của mình, và ngược lại nếu trình độ tổ chức quản lý kém thì SXKD sẽ khó đạt được những mục tiêu đề ra, hiệu quả tài chính kém.

Thứ tư, khả năng thu nhận, xử lý, cung cấp thơng tin từ quản trị tài chính kế

tốn của đội ngũ cán bộ trực tiếp của doanh nghiệp:

Xã hội càng phát triển, thì nhu cầu thơng tin càng trở nên đa dạng và quan trọng trong doanh nghiệp. Hiện nay thông tin được xem là một yếu tố trực tiếp của quá trình SXKD. Trong doanh nghiệp, thơng tin tài chính kế tốn từ các báo cáo kế tốn, tài chính quản trị là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh tế như quyết định về định mức chi phí các khoản mục giá thành sản phẩm hay dịch vụ,.. Mọi nhân viên trong doanh nghiệp có liên quan đến công tác quản lý đều phải dựa vào thơng tin kế tốn quản trị. Nhu cầu thông tin kế toán nội bộ thay đổi tùy theo cấp độ tổ chức. Chẳng hạn cấp độ người vận hành máy móc thiết bị, nơi nguyên vật liệu đầu vào được mua về để chế biến thành phẩm … nơi mà dịch vụ được thực hiện cho khách hàng, thơng tin cần để kiểm sốt và cải tiến hoạt động. Mức độ cao hơn của tổ chức, khi giám sát các công việc và khi ra các quyết định về các sản phẩm, dịch vụ thì thơng tin nhận được có thể kém thường xun hơn. Như vậy thơng tin mang tính quản trị doanh nghiệp cần được xử lý để cung cấp cho phù hợp với các nhân viên và nhà quản lý. Việc thiết lập hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo kế tốn quản trị phù hợp để cung cấp thông tin trong doanh ngiệp là rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong việc cải tiến các hoạt động, cũng như quản lý kinh tế tốt, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là một nhân tố rất quan trọng. QLTC là sự vận dụng ý thức của con người trong việc sử dụng các chức năng của tài chính. Do vậy việc vận dụng có tốt hay khơng phụ thuộc vào trình độ của những người quản lý, người có quyền quyết định đến QLTC của doanh nghiệp. Cụ thể trong doanh nghiệp, trình độ của những người lãnh đạo trong ban Giám đốc,

đặc biệt là Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty cũng như trình độ của hệ thống nhân sự tại các bộ phận trong công ty, từ Tổng giám đốc, đến các nhân viên đều phải phù hợp với các phần việc mà mình phải đảm nhiệm mới đảm bảo cho việc thực hiện QLTC có hiệu quả. QLTC là sự cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược quản trị tài chính trong từng thời kỳ do chủ sở hữu công ty quyết định. Do vậy QLTC chịu ảnh hưởng lớn bởi sự nhận thức của cán bộ công nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp.

1.3.2. Những nhân tố khách quan

Thứ nhất, môi trường tự nhiên:

Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, mơi trường. Khoa học càng phát triển thì con người càng nhận thức được rằng họ là một bộ phận không thể tách rời của tự nhiên. Các điều kiện làm việc trong mơi trường tự nhiên thích hợp sẽ tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả cơng việc. Tính thời vụ, thiên tai, lũ lụt… gây khó khăn rất lớn cho nhiều doanh nghiệp.

Thứ hai, môi trường kinh tế:

Là tác động của các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái…. đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn do nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền giảm sút dẫn tới sự tăng giá các loại vật tư hàng hóa…Vì vậy, nếu doanh nghiệp không kịp thời điều chỉnh giá trị của các loại tài sản đó thì sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp bị mât dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ

Thứ ba, môi trường pháp lý:

Là hệ thống các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, nhà nước tạo môi trường điều hành cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch vĩ mơ. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật về tài chính, về quy chế đầu tư như các quy định về trích khấu hao, về tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản về thuế … đều ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ tư, mơi trường chính trị, văn hóa:

Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới khách hàng. Do đó các phong tục tập quán của khách hàng sẽ ảnh hưởng trưc tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong mơi trường văn hóa lành mạnh, chính trị ổn định thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao.

Thứ năm, môi trường khoa học công nghệ:

Là sự tác động của các yếu tố như trình độ tiến bộ của KHKT, công nghệ. Trong điều kiện hiện nay, chênh lệch về trình độ cơng nghệ giữa các nước rất lớn. Doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì cần phải nắm bắt được cơng nghệ hiện đại vì cơng nghệ hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh…

Thứ sáu, mơi trường cạnh tranh:

Cơ chế thị trường là cơ chế có sự cạnh tranh gay gắt. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều phải đứng vững trong cạnh tranh. Doanh nghiệp phải sản xuất ra mặt hàng mặt hàng phải căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tương lai. Sản phẩm để cạnh tranh phải có chất lượng cao, giá thành hạ, mà điều này chỉ có ở những doanh nghiệp nâng cao hàm lượng công nghệ, kỹ thuật của TSCĐ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư, cải tạo, đầu tư mới tài sản cố định trước mắt cũng như lâu dài.

Thứ bảy, thị trường, giá cả:

Đây là nhân tố do doanh nghiệp quyết định nhưng lại phụ thuộc vào mức chung của thị trường. Khi giá cả tăng, các kết quả kinh doanh tăng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tăng, đồng thời sự biến động về giá cả sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tuyên quang (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)