Vai trò cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố sơn la (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Khái quát về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.1.4. Vai trò cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại

1.1.4.1. Đối với nền kinh tế

CVTD “góp phần kích cầu cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh…làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Và có sự tác động trở lại với năng suất, sản lượng tăng thì doanh nghiệp sẽ phát triển lao động, nâng cao tiền

16

công, tiền lương tăng thu nhập cho người lao động chính là những khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng. Chính nhờ đó mà góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước, một xã hội phát triển mạnh, đời sống ổn định, ai cũng có cơng ăn việc làm…đó là tiền đề quan trọng để ổn định và phát triển xã hội.”

1.1.4.2. Đối với ngân hàng

Đối với ngân hàng,“hoạt động” CVTD tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy, nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro. Vai trò của các ngân hàng thương mại đối với xã hội ngày càng được khẳng định hơn qua sự phát triển ngày càng hồn thiện của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Nhưng khơng vì thế mà các ngân hàng có thể thốt khỏi sự cạnh trạnh ngày càng gay gắt của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ khác. Ngày càng có nhiều tổ chức muốn cung cấp các dịch vụ mà các ngân hàng đã và đang cung cấp và ngay cả giữa các ngân hàng thương mại với nhau thì sự cạnh tranh giành giật thị trường và khách hàng cịn khốc liệt hơn nữa. Chính vì vậy, muốn tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải khơng ngừng đổi mới, tìm tịi và đưa ra những dịch vụ mới ngày càng có nhiều tiện ích cho khách hàng, từ đó thu hút, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng và nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động CVTD chứa đựng nhiều rủi ro nhưng chính điều đó lại mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng có thể ngăn ngừa và hạn chế rủi ro bằng cách đưa ra những quy chế tín dụng chặt chẽ và thẩm định kỹ càng. Mặt khác, tài trợ vốn vay cho cá nhân, nhất là tiêu dùng, thì ngân hàng gián tiếp tài trợ cho sản xuất.”Khi tiêu dùng được đẩy mạnh thì hoạt động sản xuất sẽ tăng lên, do đó, gia tăng nhu cầu kinh doanh và hoạt động cho vay kinh doanh của ngân hàng cũng được phát triển.”

1.1.4.3. Đối với khách hàng

Hoạt động“CVTD của ngân hàng cung cấp vốn vay cho khách hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về tiêu dùng, mua sắm, sửa chữa nhà ở, đầu tư, kinh doanh chứng khoán… Khách hàng của CVTD là các cá nhân, trong đó có các cá nhân có thu nhập thấp và trung bình. Nhờ có những khoản tiền vay đó mà họ có thể mua sắm những hàng hóa cần thiết có giá trị

17

cao, đồng thời thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện cuộc sống của họ ngay cả khi khả năng tài chính hiện tại của họ chưa cho phép.”

Phát triển“CVTD qua các ngân hàng sẽ làm giảm đi các hiện tượng cho vay nặng lãi, giúp những người nghèo giảm bớt gánh nặng trong việc trả lãi tiền vay mượn. Qua hoạt động CVTD, người dân có thể tiết kiệm tích lũy để đầu tư, phát triển như: mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà ở, du học, mua xe, giải trí…đời sống của người dân được nâng cao.”

Nhu“cầu chi tiêu được đáp ứng sẽ giúp cho người lao động được thỏa mãn, tái tạo sức lao động, kích thích người lao động làm việc tích cực, sáng tạo, năng suất cao.

Tóm lại, tín dụng ngân hàng nói chung, CVTD nói riêng khơng những là hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng mà cịn có vai trị to lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.”

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố sơn la (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)