Khái niệm và mục tiêu của quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng của

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố sơn la (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mạ

1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng của

1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Thương mại

1.2.1.1. Khái niệm

Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình theo luật định, quy tắc tương ứng nhằm để cho hệ thống hay q trình đó vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã định trước.

Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nói chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hồn thành mục tiêu chung. Cơng việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra hoạt động CVTD. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính, cơng nghệ và thiên nhiên.

Quản lý CVTD là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh CVTD nhằm đạt được mục tiêu chung là phát triển bền vững, an tồn hiệu quả. Tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng

18

cao chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại.

Quản lý hoạt động CVTD của ngân hàng thương mại là sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban, giữa ngân hàng và ngân hàng cấp trên, giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước.

Quản lý hoạt động CVTD của ngân hàng thương mại là quá trình Ban giám đốc chi nhánh xây dựng các chiến lược quản lý, xây dựng kế hoạch tín dụng dựa trên kế hoạch của ngân hàng cấp trên giao. Tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược tín dụng, quy trình tín dụng theo quy định, quy chế của ngân hàng cấp trên để đạt được kế hoạch tín dụng được giao.

1.2.1.2. Mục tiêu

Để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên cùng một địa bàn, trên một tỉnh khác, trên một khu vực địa lý khác, thậm chí ở các quốc gia khác, các NHTM bắt buộc phải mở chi nhánh để đại diện cho mình cung cấp một phần hay tồn bộ các dịch vụ ngân hàng mà NHTM đó đang thực hiện.

Bên cạnh việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của NHTM, NHTM cịn có các mục tiêu kinh doanh riêng như: huy động được vốn từ nhiều nguồn dân cư, tăng năng lực tài chính cho NHTM; củng cố và gia tăng thị phần thương hiệu cho NHTM; thúc đẩy quá trình đa dạng hóa và hồn thiện các dịch vụ ngân hàng tạo nên các sản phẩm và phong cách kinh doanh đặc trưng từng ngân hàng.

Chiến lược tín dụng nói chung và chiến lược CVTD nói riêng là hoạch định phát triển trong một khoảng thời gian xác định của ngân hàng (thông thường 05 - 10 năm). Hàng năm, các NHTM xây dựng kế hoạch CVTD ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch CVTD của ngân hàng bao gồm mục tiêu và biện pháp thực hiện. Các cán bộ tín dụng, phịng ban của ngân hàng cơ sở phải xây dựng và bảo vệ các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng theo từng địa bàn. Trên cơ sở đó, các ngân hàng bảo vệ kế hoạch CVTD với các ngân hàng cấp trên.

Do đó, mục tiêu quản lý hoạt động CVTD của NHTM được đề xuất trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch CVTD của ngân hàng cấp trên. Căn cứ để xây dựng mục tiêu quản lý hoạt động CVTD bao gồm: kết quả thực hiện tín dụng

19

của năm trước, điều tra khảo sát nhu cầu tín dụng, mục tiêu, định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, địa bàn hoạt động; Định hướng của Ngân hàng cấp trên; Nguồn nhân lực thực hiện. Xây dựng mục tiêu quản lý hoạt động CVTD của ngân hàng phải phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị, phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương hay khơng, có đảm bảo yêu cầu của ngân hàng cấp trên và có khả năng thực hiện được hay khơng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố sơn la (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)