Về xây dựng kế hoạch cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố sơn la (Trang 62 - 129)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng của

2.3.2 Về xây dựng kế hoạch cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nông

và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh thành phố Sơn La

Agribank TP Sơn La là một thành viên của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam, do đó chính sách, quy trình cho vay đều tuân thủ theo quy định chung của toàn hệ thống và các quy định của NHNN.

Nhìn chung, các Quy định, quy trình hướng dẫn về quản lý hoạt động cho vay của Agribank khá đầy đủ và chi tiết, tuân theo luật các tổ chức tín dụng, quản lý của ngân hàng nhà nước, quy định rõ các trách nhiệm, quyền hạn đến từng cá nhân, bộ phận tham gia và hoạt động cho vay. Tuy nhiên, chính sách, quy trình CVTD khơng được Agribank quy định riêng mà áp dụng thực hiện cùng với chính sách, quy trình cho vay khách hàng cá nhân. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả của quản lý CVTD của Agribank Sơn La.

Trên cơ sở hệ thống văn bản quy định chính sách, quy trình cho vay của Agribank Việt Nam, Agribank TP Sơn La đã hoạch định kế hoạch cho vay tiêu dùng.

2.3.2.1 Bối cảnh cho vay tiêu dùng

Kế hoạch cho vay tiêu dùng của Agribank Sơn La giai đoạn 2020-2022 được xây dựng dựa trên bối cảnh như sau:

Bối cảnh kinh tế vĩ mô: Những điểm nổi bật trong môi trường kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank Sơn La trong các năm vừa qua là:

Chính phủ chủ trương kiềm chế lạm phát: Chủ trương này kéo theo việc thắt chặt đầu tư cơng, khống chế tăng trưởng tín dụng làm giảm tổng cầu trong nền kinh tế và làm cho tăng trưởng tín dụng của các NH gặp những khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, chủ trương đẩy mạnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một mặt giúp làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, gia tăng năng lực chống đỡ rủi ro hệ thống, khơi phục lịng tin vào hệ thống ngân hàng, mặt khác cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho những ngân hàng nhỏ, có năng lực tài chính yếu. Đồng thời với q trình này là tiến trình xử lý nợ xấu

51

vừa tạo những tác động tích cực lên hoạt động của các ngân hàng, giúp tạo thanh khoản, giải quyết những trở ngại của tăng trưởng tín dụng nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức.

Việc khống chế lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước cũng đã tạo thuận lợi hơn cho các NHTM, giúp hạn chế tình trạng cạnh tranh đẩy chi phí huy động tăng cao, thiết lập trật tự của thị trường huy động vốn của NH, qua đó ổn định chi phí đầu vào tạo thuận lợi cho việc giảm lãi suất đầu ra.

Tình hình địa bàn tỉnh Sơn La: trên địa bàn tỉnh Sơn La, hiện nay có 9 tổ chức tín dụng bao gồm: Agribank, BIDV, Vietinbank, MBBank, LienVietPostBank, ABBank, SHB, Ngân hàng Chính sách Xã Hội, Quỹ tín dụng Sơn La. Kinh tế Sơn La về cơ bản vẫn cịn khó khăn. Cơ cấu tỷ trọng nơng nghiêp cao. Địa hình tỉnh Sơn La nhiều đồi, dốc, hệ thống giao thông chất lượng thấp và chưa được nâng cấp đồng bộ, mật độ dân số thưa thớt,… dẫn đến việc tiếp cận khách hàng và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Mặt khác, tiềm năng về nhu cầu vay tiêu dùng còn khá lớn. Cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ của các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt. Giai đoạn 2020 - 2022 là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Sơn La, triển khai thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chủ trương dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hịa Bình – Mộc Châu (tỉnh Sơn La); quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đến năm 2030; quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La. Thành phố Sơn La được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh; thị trấn Mộc Châu được cơng nhận đạt tiêu chí đơ thị loại IV. An ninh chính trị ổn định, bảo đảm giữ vững trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, đặc biệt là mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Sơn La đang triển khai, xây dựng hàng trăm cơng trình lớn, nhỏ, với những giải pháp đồng bộ, nhằm đảm bảo tiến độ xây dựng đô thị với công tác chỉnh trang, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đơ thị. Điều này góp phần vào việc đẩy mạnh như cầu tín dụng tiêu dùng của người dân tỉnh Sơn La đặc biệt là nhu cầu vay mua đất, nhà ở. Bên cạnh đó, thu nhập bình qn đầu người ở

52

tỉnh Sơn La liên tục tăng, do đó nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tỉnh Sơn La cũng tăng theo.

2.3.3.2 Mục tiêu cho vay tiêu dùng

Khi phỏng vấn chuyên gia Ban Giám đốc và trưởng các phòng ban của Agribank Sơn La và cả các báo cáo kinh doanh trong dữ liệu thứ cấp thấy một thực trạng rõ nét là: Việc xác lập mục tiêu cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn xác định một cách chung chung. Agribank Sơn La thiếu sự chuẩn xác, sự khoa học hợp lý khi đề ra mục tiêu cho vay tiêu dùng, thông thường Chi nhánh chỉ đề ra mục tiêu là dưới dạng dư nợ, chất lượng tín dụng, thị phần, cơ cấu và thu nhập. Nhưng lại chưa phân tích kỹ các nhân tố ảnh hưởng, các đặc điểm môi trường và các nguồn lực của Chi nhánh để đề ra mục tiêu khoa học hợp lý. Cụ thể: (xem Bảng 2.6)

Bảng 2.5. Mục tiêu cho vay tiêu dùng của Agribank Sơn La (2020-2022) Sản phẩm 2020 2021 2022 Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế

Dư nợ cho vay tiêu dùng (triệu đồng) 400.000 304.869 550.000 504.199 650.000 767.309 Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng 2,3% 2,5% 1,5% 1,1% 0,5% 0,6% Thị phần dư nợ

cho vay tiêu dùng 5,0% 3,4% 5,0% 3,2% 5,0% 3,3%

Nguồn: Agribank Sơn La

Về dư nợ cho vay tiêu dùng: có thể thấy dư nợ cho vay tiêu dùng của Agribank Sơn La đã đạt mục tiêu khá cao. Năm 2020, tỷ lệ kế hoạch trên thực tế đạt được là 76,2%, năm 2021 là 91,7% và năm 2022 vượt kế hoạch với tỷ lệ là 118%.

Về chất lượng tín dụng: Mục tiêu phấn đấu của từng năm của Chi nhánh về tỷ lệ nợ xấu là: Năm 2020: 2,3 %; Năm 2021: 1,5%, Năm 2022:

53

0,5%. Trên thực tế, Agribank Sơn La cũng đã đạt được tỷ lệ nợ xấu dư nợ cho vay tiêu dùng gần sát với kế hoạch đã đặt ra.

Về thị phần: Agribank Sơn La đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt thị phần cho vay tiêu dùng trong toàn hệ thống ngân hàng Agribank Việt Nam là 5%. Tuy nhiên, trên thực tế thị phần dư nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh chỉ đạt ở mức khoảng 3,3%.

Về địa bàn hoạt động, xác định địa bàn hoạt động CVTD của Agribank TP Sơn La là toàn khu vực thành phố Sơn La. Tuy nhiên, thực tế hoạt động tại Chi nhánh cho thấy chỉ có phịng giao dịch Quyết Thắng và chi nhánh chính Agribank TP Sơn La có số lượng hồ sơ CVTD nhiều hơn, điều này cho thấy khả năng tiếp cận khách hàng của cán bộ tín dụng ở 2 phịng giao dịch này tốt hơn. Bên cạnh đó, Phịng giao dịch Trung tâm thành phố Sơn La và Phòng giao dịch Chiềng Lề có số lượng hồ sơ CVTD khơng ổn định, thậm chí là giảm sút. Nguyên nhân một phần là do đây là những phòng GD được thành lập sau và chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng lớn khác trên địa bàn như BIDV, Vietinbank.

2.3.3.3. Đối tượng khách hàng mục tiêu

Nghiên“cứu thị trường là một hoạt động không thể thiếu của mỗi ngân hàng trước khi muốn cung ứng bất kỳ một sản phẩm dịch vụ nào và đó cũng là cơ sở để ngân hàng đưa ra các chính sách cho vay phù hợp, hiệu quả. Tại Agribank chi nhánh Sơn La, nghiên cứu thị trường được thực hiện với đầy đủ các bước: phân tích mơi trường kinh doanh, phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu. Để có thể tiến hành tốt các bước trên, Agribank nói chung và Agribank Sơn La nói riêng đã xây dựng cho mình một hệ thống thông tin đa dạng, nhiều chiều bao gồm hệ thống thông tin nội bộ, hệ thống thơng tin bên ngồi và hệ thống tổ chức nghiên cứu marketing. Trên cơ sở đó, Phịng kế hoạch của chi nhánh sẽ tiến hành xử lý và quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu.”

2.3.3.4. Cung ứng dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ a) Cung ứng dịch vụ

54

Quy trình CVTD của Agribank TP Sơn La được áp dụng theo quy định hiện hành của NHNN VN và của Agribank Việt Nam nhưng quán triệt quan điểm nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua việc chọn lọc khách hàng thuộc đối tượng và ngành hàng chiến lược để tập trung vốn cho vay phù hợp với chính sách khách hàng của Agribank TP Sơn La. (Xem Sơ đồ 2.2)

Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng của Agribank Sơn La

(Nguồn: Agribank Sơn La) Bước 1: Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn Bộ phận tham gia vào quy trình: phịng Tổng hợp. Cán bộ tín dụng tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm phù hợp, hướng dẫn khách hàng cung cấp đủ hồ sơ pháp lý. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp pháp của hồ sơ do khách hàng cung cấp, chuyển toàn bộ hồ sơ khách hàng cung cấp cho phòng quản lý rủi ro.

Sau khi trao đổi thông tin với khách hàng, nếu khách hàng chấp thuận, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn. Khách hàng gửi hồ sơ đề nghị vay vốn một lần ngay khi đề nghị vay vốn hoặc bổ sung dần trong quá trình thẩm định cho vay nhưng cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích đầy đủ, rõ ràng cho khách hàng về điều kiện tín dụng và thủ tục, hồ sơ xin vay để tránh khách hàng phải đi lại nhiều lần gây phiền hà cho khách hàng. Bước 1: Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn Bước 2. Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn

Bước 3. Xác định số tiền, phương thức, lãi suất, thời hạn cho vay; định kỳ hạn nợ và xem xét điều kiện thanh toán

Bước 4. Lập tờ trình thẩm định cho vay,

soạn thảo HĐTD,

HĐBĐTV và trình phê duyệt cho vay

Bước 5. Công chứng hoặc chứng thực HĐBĐTV; đăng ký GDBĐ; giao nhận giấy tờ của TSBĐ và/hoặc TSBĐ Bước 6. Giải ngân,

thu nợ gốc, lãi và kiểm tra, giám sát món vay

55

Bước 2. Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn

Để“quyết định cho vay hay từ chối khoản vay, CBTD thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng trên cơ sở tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng bao gồm: Thông tin từ hồ sơ/ trao đổi do khách hàng cung cấp và thơng tin do cán bộ tín dụng điều tra từ các nguồn thông tin như: mối quan hệ, cơ quan liên quan, thị trường,...”Tùy theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể, cán bộ tín dụng cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp vừa đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định cho một món vay.

Bước 3. Xác định số tiền, phương thức, lãi suất, thời hạn cho vay; định kỳ hạn nợ và xem xét điều kiện thanh toán

Để đảm bảo mục tiêu quản lý hoạt động CVTD của Agribank chi nhánh Sơn La, CBTD cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, xác“định số tiền cho vay CBTD căn cứ vào (i) nhu cầu vay vốn, (ii) khả năng trả nợ của khách hàng, (iii) giá trị TSBĐ, (iv) khả năng nguồn vốn của khách hàng và (v) quy định về mức cho vay để xác định số tiền cho vay.”

Thứ hai, xác“định phương thức cho vay: CBTD thoả thuận với khách hàng về việc áp dụng phương thức cho vay. Một số phương thức cho vay chủ yếu được áp dụng khi cho vay đối với CVTD: Phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp, cho vay theo dự án đầu tư.”

Thứ ba, xác“định lãi suất cho vay CBTD xác định cách thức áp dụng lãi suất phù hợp với quy định của ngân hàng Agribank từng thời kỳ.

Thứ tư, xác“định thời hạn cho vay: Căn cứ vào (i) nhu cầu vay vốn, (ii) khả năng trả nợ, (iii) thời hạn sử dụng còn lại của TSBĐ và (iv) tuổi của khách hàng so với giới hạn về độ tuổi (đối với cho vay tiêu dùng, CBTD thoả thuận với khách hàng về thời hạn cho vay và thời hạn trả nợ đối với món vay.”

Thứ năm, xác“định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi Căn cứ vào thu nhập dùng trả nợ của khách hàng, kỳ hạn trả nợ có thể theo tháng, quý hoặc năm, CBTD thỏa thuận với khách hàng về (i) số kỳ hạn trả nợ (gốc và lãi), (ii) số tiền phải trả từng kỳ hạn, (iii) lịch trả nợ gốc, lãi.”

56

Thứ sáu, xem “xét điều kiện thanh toán CBTD hướng dẫn khách hàng sử dụng hình thức thanh toán thuận tiện nhất, nếu khách hàng có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài, việc chuyển tiền phải được thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối của NHNNVN và ngân hàng Agribank.”

Bước 4. Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo HĐTD, HĐBĐTV và trình phê duyệt cho vay

Cán bộ tổ rủi ro thẩm định lại nội dung đã được phòng tổng hợp thẩm định trên cơ sở báo cáo đề xuất. Yêu cầu phòng khách hàng thu thập thơng tin bổ sung, hồn thiện hồ sơ theo quy định, giải thích các nội dung chưa rõ. Đưa ra kết quả thẩm định độc lập, kết luận những điểm khác so với phòng khách hàng. Phân tích, đánh giá thị trường, ngành hàng, phân tích rủi ro về khách hàng, các yếu tố kinh doanh và các yếu tố bên ngoài như tỷ giá, lãi suất, thuế, chính sách vĩ mơ. Lập tờ trình thẩm định đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý cho vay trình lãnh đạo phịng quản lý rủi ro. Lãnh đạo phịng quản lý rủi ro kiểm sốt tờ trình thẩm định do cán bộ thẩm định thực hiện, yêu cầu cán bộ thẩm định bổ sung hồ sơ, thông tin (nếu cần), đề xuất đồng ý hay không đồng ý cho vay trình lãnh đạo Agribank Sơn La hoặc phịng KHCN Trụ sở chính (nếu vượt mức phán quyết của Agribank Việt Nam).

Sau khi nhận tờ trình thẩm định cho vay của phịng khách hàng, cán bộ thẩm định rủi ro phải nghiên cứu hồ sơ cho vay, dự thảo hợp đồng tín dụng do Phịng KHCN cung cấp, tiếp xúc với khách hàng, kiểm tra thực tế (nếu cần) để thu thập thêm thông tin, phát hiện các dấu hiệu rủi ro; lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng và dự thảo văn bản tham gia ý kiến về hợp đồng tín dụng.

Trình hồ sơ cho vay, báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng và dự thảo văn bản tham gia ý kiến về hợp đồng tín dụng cho Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro. Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro kiểm tra lại hồ sơ do cán bộ thẩm định rủi ro trình, yêu cầu chỉnh sửa (nếu cần) và ký.

Bước 5. Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm; giao nhận giấy tờ của TSBĐ và/hoặc TSBĐ

57

Trình tự, thủ“tục đề nghị công chứng hoặc chứng thực Hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký Giao dịch đảm bảo và giao nhận giấy tờ của TSBĐ và /hoặc TSBĐ thực hiện theo Quy trình nhận cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ ba và Quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của Agribank Sơn La.”

Bước 6. Giải ngân, thu nợ gốc, lãi và kiểm tra, giám sát món vay

Bộ phận“tham gia vào quy trình: phịng tổng hợp, lãnh đạo Agribank Sơn La (nếu số tiền giải ngân vượt quá mức phán quyết của phòng khách hàng), phòng kế tốn, khách hàng. Cán bộ phịng khách hàng tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tạo tài khoản tiền vay trên hệ thống, chuyển lãnh đạo phê duyệt. Sau đó chuyển chứng từ giải ngân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố sơn la (Trang 62 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)