Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 86 - 87)

2.3. Đánh giá công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoạ

2.3.1. Những kết quả đạt được

Qua phân tích đánh giá kết quả thực trạng quản lý nợ xấu và các biện pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian có thể nhận thấy rằng:

- Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank Bắc Ninh mặc dù có sự biến

động nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn so với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (tỷ lệ nợ xấu các năm luôn dưới 3%), tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2016 – 2019 trung bình chỉ có 1,49% (tỷ lệ rất thấp). Về tổng thể, có thể thấy chi nhánh đã kiểm sốt được lượng nợ xấu phát sinh, ngồi ra cũng đã thu hồi được một phần nợ xấu tồn đọng tuy nhiên con số này không nhiều. Với nỗ lực của toàn bộ chuyên viên cũng như Ban lãnh đạo, công tác quản lý nợ xấu đã đạt được một số kết quả nhất định hạn chế nợ xấu. Như vậy, kết quả công tác ngăn ngừa và xử lý nợ xấu tương đối tốt đã làm cho nợ xấu hạn chế và giảm xuống tới chỉ số an tồn cho phép. Qua đó, thể hiện sự cố gắng vượt bậc của chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu. Bước đầu

làm trong sạch bảng cân đối tài sản, tách bạch được một phần nợ xấu ra khỏi cân đối của toàn hệ thống để theo dõi riêng trên ngoại bảng và tiếp tục tận thu.

Thứ hai, công tác quản trị nợ xấu được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và thống

nhất trong tồn chi nhánh. Cơng tác triển khai được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, thống nhất xuyên suốt từ Chi nhánh đến các bộ phận, phịng ban có liên quan. Việc tổ chức thực hiện ln luôn bám sát nội dung các văn bản chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, đặc biệt là chú trọng tới yếu tố thời gian hồn thành. Cơng tác giải quyết các vướng mắc từ cơ sở cũng được đáp ứng kịp thời thông qua kênh chỉ đạo theo ngành dọc, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng việc được xử lý nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ ba, Chi nhánh đã có quy chế rõ ràng trong việc kiểm soát và xác định rõ

trách nhiệm trong quản lý, phòng ngừa và phát hiện rủi ro cũng như xử lý nợ xấu. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng quy chế rõ ràng và có các hình thức kỷ luật phù hợp đối với các cán bộ tín dụng cũng như lãnh đạo phụ trách để phát sinh nợ xấu từ mức trừ điểm lương kinh doanh, hạ bậc lương đến hình thức sa thải và bồi thường tổn thất cho ngân hàng cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thu hồi được nợ xấu do nguyên nhân chủ quan.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 86 - 87)