Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 93 - 96)

3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh Nam - chi nhánh Bắc Ninh

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh đến năm 2025 Nam - chi nhánh Bắc Ninh đến năm 2025

Xây dựng Chi nhánh trở thành một Ngân hàng mạnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nâng vị trí xếp hạng trong toàn hệ thống, đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững với các chiến lược cụ thể:

Chiến lược về tài sản và vốn:

Tăng quy mơ tài sản bình quân hàng năm 20-25%. Trong đó, nguồn vốn dự kiến tăng 25%, dự kiến năm 2020 đạt 5.073.410 triệu VNĐ và dư nợ cho vay nền kinh tế tăng bình quân 15-20%. Tăng thị phần huy động vốn làm cơ sở tăng thị phần các mục tiêu kinh doanh khác.

Chiến lược tín dụng:

Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường. Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý theo thế mạnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh. Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế nợ xấu, nợ nhóm 2 phát sinh (đảm bảo nợ xấu chiếm tỷ lệ dưới 1%). Đồng thời, nâng cao chất lượng nợ nội bảng, tận thu nợ ngoại bảng.

Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung thu phí. Đổi mới cải tiến dịch vụ, thủ tục giao dịch và phong cách phục vụ.

Chiến lược nguồn nhân lực:

Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực, trình độ cán bộ. Hồn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương kinh doanh theo năng suất lao động và mức đóng góp hiệu quả hoạt động. Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp.

Chiến lược bộ máy tổ chức và điều hành:

Hoàn chỉnh tổ chức, bổ sung đầy đủ nhân sự, đặc biệt là nhân sự chủ chốt tại các phịng nghiệp vụ cịn khuyết vị trí lãnh đạo cấp trưởng. Mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các phịng giao dịch. Tiếp tục truyền thơng, quảng bá thương hiệu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

3.1.2. Định hướng quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh đến năm 2025 Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh đến năm 2025

Định hướng quản lý nợ xấu

Từ nay đến 2025 VCB - Bắc Ninh sẽ phấn đấu trở thành chi nhánh ngân hàng hiện đại, hoạt động an tồn, hiệu quả và phát triển bền vững. Qua đó, VCB - Bắc Ninh định hướng quản lý nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế: tiến hành triển khai và thực thi việc phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế trong toàn chi nhánh một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó, VCB - Bắc Ninh quyết tâm giải quyết triệt để các khoản nợ quá hạn còn tồn đọng, tập trung mọi nguồn lực hiện có để thu hồi dứt điểm các món nợ xấu mới phát sinh và phấn đấu tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh luôn thấp hơn 1% trên tổng dư nợ.

Yêu cầu và quan điểm về quản lý nợ xấu tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh

Tiến trình hội nhập quốc tế và các nước trong khu vực đang đặt ra những thách thức lớn đối với NHTMCP NTVN nói chung và chi nhánh Bắc Ninh nói riêng, trong đó phải kể đến sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới từ nước ngồi, vừa có nguồn lực mạnh vừa có kinh nghiệm trên thương trường. Ngồi ra, nhóm NHTMCP trong nước, đặc biệt là nhóm các NHTMCP có vốn tham gia của Ngân hàng nước ngoài đang tiến những bước dài trên mọi mảng nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm dần thị phần. Trong bối cảnh như vậy, NHTMCP NTVN chi nhánh Bắc Ninh cần xác định rõ ràng một hướng đi phù hợp, củng cố sức mạnh nội lực, khẳng định khả năng cạnh tranh trên thị trường, chủ động giành nắm các cơ hội kinh doanh thuận lợi mà môi trường kinh tế mới đưa lại.

Theo quan điểm phòng cịn hơn chống, có nghĩa là ưu tiên các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh mới. Tăng cường xử lý nợ xấu, đặc biệt xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu. Phần lớn nợ xấu phát sinh từ sự yếu kém trong khâu thẩm định khách hàng vay vốn và quản lý nợ. Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc quản lý nợ xấu chỉ là khâu cuối cùng trong quy trình cho vay. Việc quản lý nợ có hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong hệ thống.

Tăng cường tính minh bạch, nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của ngân hàng, bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ ngân hàng sẽ được kiện toàn và chú trọng phát triển một cách tương xứng nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của Ngân hàng nhà nước và các

điều kiện pháp lý khác. Phát hiện, cảnh báo sớm các vi phạm, sai sót trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, song song với hạn chế nợ xấu cũng không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của Ngân hàng và không làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của khách hàng, phải có sự phù hợp giữa hạn chế nợ xấu với yêu cầu phát triển. Suy cho cùng, trong hoạt động kinh doanh, không thể tránh khỏi rủi ro, vì vậy cũng cần phải chấp nhận một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo mục tiêu kinh doanh hiệu quả an toàn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 93 - 96)