Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 108 - 110)

3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng

3.3.1. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

- Xây dựng quy trình thẩm định tài sản bảo đảm

Cần xây dựng quy trình thẩm định tài sản bảo đảm trên cơ sở quy định cụ thể, chi tiết danh mục tài sản bảo đảm được chấp nhận, phân theo loại tài sản bảo đảm như bất động sản, phương tiện giao thơng, máy móc thiết bị, hàng hóa, quyền tài sản... Ngồi ra, cần quy định các tiêu chí nhằm xác định giá trị tài sản bảo đảm một cách khách quan, đồng nhất và đáp ứng yêu cầu thận trọng trên quan điểm tối thiểu hóa rủi ro, cụ thể:

+ Đối với bất động sản: xác định giá trị tài sản trên cơ sở khung giá đất do cơ quan nhà nước ban hành và hệ số k cho từng tuyến đường cụ thể. Đối với tài sản trên đất sẽ định giá theo đơn giá xây dựng do nhà nước ban hành có xem xét đến yếu tố chi phí xây dựng thực tế phát sinh.

+ Đối với tài sản khác (máy móc thiết bị, hàng hóa, phương tiện vận tải…): định giá tài sản trên cơ sở chi phí hợp lý mua tài sản hoặc giá trị còn lại của tài sản (đối với tài sản đã qua sử dụng).

Có thể xem xét quy định cụ thể bộ phận chuyên trách trong việc định giá tài sản bảo đảm, đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có tính kỹ thuật đặc thù, phức tạp cần quy định cụ thể đối

với việc thuê cơ quan định giá hoặc chuyển giao cho Công ty quản lý nợ và khai thác thực hiện định giá.

Quy trình thẩm định tài sản bảo đảm cũng cần quy định chi tiết các thủ tục, giấy tờ nhằm đảm bảo tính pháp lý đối với tài sản khi thế chấp, cầm cố tại Vietcombank. Tránh trường hợp khi xử lý tài sản gặp rất nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa đảm bảo.

Bên cạnh đó, quy trình thẩm định tài sản bảo đảm cần quy định thời gian tối đa đối với công tác quản lý, kiểm tra, định giá lại giá trị tài sản bảo đảm, đặc biệt chú trọng đến quy định về quản lý tài sản bảo đảm là hàng hóa, động sản khác.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.

Xây dựng cơ chế khuyến khích trong việc xử lý và thu hồi nợ xấu đối với cán bộ nhân viên của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản như có chế độ khen thưởng, tiền lương, ưu tiên trong công tác đào tạo, tạo cơ hội rèn luyện chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ, tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước.

Quy định cụ thể trách nhiệm, mục tiêu trong công tác xử lý nợ xấu do các chi nhánh chuyển giao. Thay vì mục tiêu lợi nhuận, đối với công tác xử lý, thu hồi nợ xấu cần đặt giá trị thu hồi các khoản nợ xấu làm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu của Công ty.

Để tăng cường hơn nữa hoạt động mua bán nợ của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Ngân hàng Vietcombank cần tạo điều kiện bổ sung vốn điều lệ cho cơng ty, khuyến khích phát triển nghiệp vụ mua bán nợ khơng chỉ trong

hệ thống ngân hàng Vietcombank mà cịn thực hiện đối với các khoản nợ của các tổ chức tín dụng khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 108 - 110)