Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 88 - 93)

2.3. Đánh giá công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoạ

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thời gian xử lý tại các cơ quan chức năng

Trong quá trình xử lý nợ VCB chi nhánh Bắc Ninh gặp một vướng mắc cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xử lý nợ xấu đó là thời gian khởi kiện

khách hàng ra tòa và thi hành bản án của tòa án. Đặc biệt tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Thời gian để từ khi nộp đơn khởi kiện đến khi tòa xét xử và ra bản án thường từ 06 tháng đến nhiều năm, kèm theo đó là chi phí để xử lý rất lớn. Nguyên nhân chính trong việc thời gian kéo dài là thủ tục xác minh, tống đạt của tòa và phụ thuộc vào tinh thần hợp tác của Khách hàng. Tại chi nhánh đã có những khoản khởi kiện kéo dài đến 3-4 năm chưa xong. Tuy nhiên, thời gian tại cơ quan tòa án mất nhiều như vậy nhưng khi sang thi hành án thời gian có thể kéo dài hơn khoảng thời gian tại tòa. Để thực thi việc niêm phong tài sản bảo đảm phục vụ cho công tác phát mại theo quy định thì cần phải lo nơi ở cho các thành viên đang sinh sống trong ngôi nhà là tài sản thế chấp. Việc này trên lý thuyết có thể đơn giản nhưng khi phát sinh thực tế lại rất khó khăn, chế tài của pháp luật chưa đủ răn đe và rút ngắn thời gian xử lý. Nhiều trường hợp khách hàng không hợp tác, không thực hiện việc bàn giao tài sản. Một số khác có hiểu biết về luật pháp thì tìm mọi lý do để kéo dài, trì hỗn.

Tiềm lực tài chính của chi nhánh

Hiện tại, mặc dù chi nhánh đang nỗ lực cố gắng để trở thành một trong những chi nhánh tiêu biểu, có nguồn lực tài chính đủ mạnh và nâng hạng trong hệ thống nhưng không thể phủ nhận rằng hiện chi nhánh vẫn là chi nhánh non trẻ, chưa đủ khả năng để thực hiện các phương pháp xử lý tài sản bảo đảm như chứng khốn hóa các khoản nợ. Việc bán các khoản nợ xấu hiện vẫn đạt kết quả rất thấp, hoặc biện pháp chứng khốn hóa các khoản nợ xấu cũng chưa thực hiện được do môi trường kinh tế, điều kiện pháp lý chưa cho phép...

Nhân sự quản lý nợ xấu

Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tại chi nhánh cịn nhiều bất cập, việc phân tích các thơng tin kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá dự án cho vay

còn nhiều chủ quan, chậm phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, dẫn đén những sai lầm trong các quyết định cho vay, đưa đến chất lượng tín dụng kém kéo dài. Số lượng cán bộ kinh doanh còn thiếu, chất lượng chưa cao, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng. Dư nợ, số lượng khách hàng bình quân một chuyên viên kinh doanh quản lý ngày càng tăng, do vậy có ít thời gian để kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh của Khách hàng. một số ít cán bộ làm cơng tác tín dụng trình độ nhận thức yếu kém, có thái độ làm việc thiếu trách nhiệm, quản lý khách hàng chưa thật sát sao dẫn đến phát sinh nợ xấu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Hiện nay tại NHTMCP NTVN đã có nhiều đổi mới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ như việc mở ra các kỳ thi tuyển để chọn nhân viên có trình độ cao. Tuy nhiên, rủi ro đạo đức của nhân viên thì khơng thể lường trước được. Tất cả các vụ án liên quan đến khoản vay, chất lượng các báo cáo thẩm định, kiểm tra vốn vay đều liên quan đến các cán bộ của Ngân hàng thối hóa biến chất.

Hệ thống pháp luật, môi trƣờng pháp lý

Hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng tuy đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM chủ động trong xử lý nợ xấu, nhưng chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và chưa bao qt được hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế. Ví dụ như quyền sở hữu, quyền sử dụng, cơ chế chuyển nhượng phát mại tài sản, những nguyên tắc về định giá, đấu giá,... tài sản. Mặt khác, một số quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành về vấn đề trên cịn chưa sát với thực tế, có những yêu cầu khó có thể thực hiện được hoặc để thực hiện sẽ mất thời gian, làm chậm tiến độ xử lý nợ xấu của các NHTM, làm giảm bớt tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NHTM. Những hạn chế này đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác xử lý nợ xấu của các ngân

hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Theo quy định hiện hành, khi khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ vốn vay, NHTM được toàn quyền bán TSĐB nợ vay của khách hàng tại NHTM để xử lý. Nội dung này cũng đã được quy định cụ thể trong hợp đồng vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trường hợp bên bảo đảm không tự nguyện thực hiện giao tài sản thì NHTM có quyền u cầu các cơ quan hữu quan trên địa bàn phối hợp cưỡng chế, thậm chí khởi kiện ra Tịa án. Khi đã khởi kiện ra Tịa thì thời gian lại kéo dài, vừa tốn kém thời gian vừa tốn kém chi phí. Ngay cả khi bản án của Tịa án có hiệu lực pháp luật thì việc thi hành án cịn cả vấn đề nan giải.

Bên cạnh đó, sự thiếu phối hợp, hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, chính

quyền địa phương các cấp trong q trình xử lý nợ xấu của ngân hàng, thậm chí các cơ quan này cịn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu. Một số DN nhà nước làm ăn thua lỗ, ngừng sản xuất nhưng các Bộ, ngành, địa phương chần chừ không thực hiện sắp xếp lại do nhiều lý do gây nên khó khăn trong việc thu nợ. Cũng có DN đã có quyết định phá sản, giải thể nhưng tài sản không thể thanh lý được do khơng có đủ giấy tờ hoặc tài sản khơng cịn giá trị. Do vậy, việc bán tài sản công khai trên thị trường và qua trung tâm bán đấu giá tốn kém rất nhiều thời gian để xác định tính pháp lý của tài sản.

 Ngoài ra, cũng cần xét đến nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng, cụ thể như sau:

- Một là: Kỹ thuật, trình độ sản xuất của Doanh nghiệp chưa cao, tính

tốn chọn phương án kinh doanh thiếu thơng tin, thiếu chính xác dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, lợi nhuận thấp có khi cịn thua lỗ gây khó khăn cho việc trả nợ Ngân hàng.

rủi ro nhỏ cũng làm mất khả năng thanh tốn khơng trả nợ được Ngân hàng.

- Ba là: Tư cách đạo đức của người đi vay. Đến hạn trả nợ lãi họ không

chịu trả trong nhiều tháng liền khiến cho các khoản vay đều bị chuyển thành nợ xấu.

- Bốn là: Sử dụng vốn sai mục đích như dùng vốn của Ngân hàng để

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỐ PHẦN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 88 - 93)