Đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 110 - 117)

3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng

3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước

Thứ nhất: NHNN nên tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống Ngân hàng vì mục tiêu sinh lợi của hoạt động Ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho từng NHTM cũng như toàn hệ thống. Các quy định của NHNN ban hành ra phải được các Ngân hàng thực hiện một cách thống nhất, không phân biệt NHTM cổ phần và NHTM nhà nước, NHTM trong nước và NHTM có vốn nước ngồi hay chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. NHNN cũng kiểm tra, theo dõi thường xuyên họat động của các NHTM, nhất là hoạt động tín dụng, phát hiện các dấu hiệu phát sinh các khoản nợ xấu cho NHTM, đề ra các biện pháp xử lý nợ xấu dứt điểm làm trong sạch tình hình tài chính của NHTM. Thơng qua đó, nâng cao tính minh bạch, cơng khai, tăng cường lịng tin của khách hàng với Ngân hàng.

Thứ hai: NHNN nên có quy định cụ thể, biện pháp quản lý, thanh tra,

kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các Ngân hàng phải tuân thủ theo một cơ chế tín dụng thống nhất của NHNN, khơng được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh, giành giật khách hàng, gây rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.

Thứ ba: Trong thời gian qua, NHNN đã rất quan tâm tới vấn đề xử lý

nợ xấu của các NHTM bằng việc ra các văn bản hướng dẫn thực hiện xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện tốt hơn công việc xử lý nợ xấu của mình, NHNN cần sửa đổi, bổ sung các quy định về phần loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro trong hoạt động Ngân hàng theo Thông tư 02 theo hướng: Quy định cụ thể các căn cứ và phương pháp để xác định nợ xấu

của NHTM, việc phân loại nợ xấu và xác định nợ xấu phải dựa trên cơ sở đán giá khách hàng theo tiêu chí là tình hình thanh tốn nợ và tình hình tài chính của khách hàng, đặc biệt là khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp, chứ không phải chỉ đánh gia, phân loại theo từng loại nợ riêng lẻ.

Thứ tư: Hậu quả của gánh nặng nợ xấu tồn đọng không phải chỉ do

ngành Ngân hàng gây ra mà cịn là hậu quả của chính sách, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, sự điều hành yếu kém của đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước. Đề nghị NHNN báo cáo Chính Phủ cần đẩy mạnh cơng tác đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hóa các DNNN để tạo nên khu vực mới năng động hiệu quả hơn. Nhà nước cần phải đặt vấn đề xử lý nợ xấu tồn đọng của các NHTM là một chiến lược chung của Chính phủ để có thể thực hiện được tái cơ cấu Ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh cho các NHTM.

Thứ năm: NHNN cần có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn để các NHTM tăng cường,

mở rộng và phát triển hoạt động của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng to lớn của nền kinh tế. Đặc biệt là nâng cao khả năng trích lập dự phịng rủi ro, chủ động đối phó với các khoản nợ xấu, nhất là các khoản nợ không lường trước được và khơng có khả năng thu hồi. Nguồn vốn hỗ trợ phải đúng thời điểm, đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống Ngân hàng gặp khó khăn, nền kinh tế suy thối, để tăng tính thanh khoản của hệ thống, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, đưa đất nước qua cơn thách thức như hiện nay.

3.3.3. Đối với Hiệp hội Ngân hàng

Thứ nhất: HHNH cần có biện pháp kịp thời nắm tình hình, phản ánh những vướng mắc trong quá trình thực thi luật Ngân hàng và các luật liên quan, cũng như các quyết định được ban hành như Thông tư 02, đồng thời kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi bổ

sung, nhằm góp phần hồn thiện pháp luật về Ngân hàng và các luật có liên quan.

Thứ hai: HHNH nên theo dõi tình hình hoạt động quản trị rủi ro tín

dụng cụ thể từng Ngân hàng hội viên để kịp thời nắm bắt tình hình, những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị nợ xấu nói riêng của các tổ chức hội viên; từ đó tổng hợp, phản ánh với cơ quan Nhà nước thẩm quyền để xem xét, tháo gỡ.

Thứ ba: HHNH cần thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, quảng

bá chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực Ngân hàng nói chung và vấn đề quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng, song song với đó là thành lập các diễn đàn trao đổi về các vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị nợ xấu trong các Ngân hàng, góp phần hỗ trợ các Ngân hàng hội viên đạt được mục tiêu kinh doanh và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Nợ xấu tại các NHTM trong những năm qua luôn là vấn đề thường trực cần giải quyết của không chỉ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh mà còn của hệ thống các NHTM nói chung. Chính vì vậy, việc xử lý nợ xấu cần nhiều hơn những biện pháp mang tính đồng bộ, quyết liệt và nhằm vào gốc rễ của vấn đề nợ xấu. Có như vậy, sức cạnh tranh của Chi nhánh mới được nâng cao, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, phát triển.

Dựa trên những cơ sở lý luận về nợ xấu, quản lý nợ xấu, và kinh nghiệm rút ra từ xử lý nợ xấu của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam, luận văn tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng nợ xấu và thực trạng quản lý nợ xấu tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh trong cơng tác phịng ngừa nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, đưa ra những giải pháp cụ thể để tăng cường quản lý nợ xấu trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới.

Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cơ để có thể rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. NguyễnkThịkThukCúc (2014), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luậnkánktiếnksĩkkinhktế,khọc viện

tàikchính.k

2. PGS.TS Phan Thị Cúc (2008), Giáo Trình Tín Dụng Ngân Hàng, Nhà

xuất bản Thống kê.

3. Hoàng Dũng (số 1/2008), Một số yếu tố ảnh hưởng đến môi trường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2008, Tạp

chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, trang 36-38.

4. Thùy Duyên (02/03/2010), Nợ xấu Ngân hàng sẽ phản ánh chính xác

hơn, http://vneconomy.vn/20100302055554838p0c6/no-xau-ngan-hang-se-

phan-anh-chinh-xac-hon.htm

5. Nguyễn Kim Đức, Hoạt động thẩm định giá trong việc quản lý nợ xấu

tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Tạpkchí khoa học

Phátktriển và hội nhập, Số 7 (17) tháng 11-12/2012.

6. Minh Đức, Ánh Hồng (15/8/2010) Phân loại nợ xấu của Vietcombank:

Hiểu thế nào?

7. TS. Đoàn Thanh Hà, TS.Lý Hoàng Ánh (2006), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.

8. PGS.TS.Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản thống kê.

9. Trương Thị Hà (1996), Chuyên đề quản lý tiền tệ và tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

10. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại

ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc

sỹ quản lý kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

11. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, (2009), Quản lý nợ xấu tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và chiến lược tối đa hoá.

12. PGS. TS Lưu Thị Hương; PGS. TS Vũ Duy Hào - Giáo trình Tài chính

doanh nghiệp- Đại học Kinh tế quốc dân.

13. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định Tín dụng Ngân

hàng, Nhà xuất bản Tài chính

14. Nguyễn Văn Lâm (số 20 ngày 15/10/2007), Phòng ngừa rủi ro và nâng

cao chất lượng tín dụng ngân hàng, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, trang

số 18.

15. Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi 2017. 16. Luật Ngân hàng nhà nước 2010.

17. Thanh Lý (số 5/2008), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, Tạp

chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, trang 1.

18. Vũ Ngọc Minh (2019), Quản trị nợ xấu trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương Mại.

19. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi “Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt

Nam và giải pháp tháo gỡ” Tạp chí Tài chính số 11-2012

20. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, (2019), Triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2009, Tài liệu hội nghị.

21. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, (2019), Chính sách dự phịng rủi ro tín dụng của Vietcombank, Tài liệu hội nghị tín dụng

22. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, (2019), Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ, Tài liệu hội nghị tín dụng.

23. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2017), Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh năm 2017.

24. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2018), Báo cáo tình hình

hoạt động kinh doanh NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh năm 2018.

25. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2019), Báo cáo tình hình

hoạt động kinh doanh NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh năm 2019.

26. NguyễnkThịkHoàikPhương (2013) , Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, Luậnkánktiếnksỹkkinh tế, ĐH. Kinh tế quốc dân.

27. Ngô Văn Quế (2003), Quản lý và phát triển tài chính tiền tệ tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

28. Lê Thị Quyên (2017), Quản trị nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam – chi nhánh Tràng An, Luận văn thạc sỹ kinh

tế, Đại học Thương Mại.

29. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ

sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2005)

30. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNH của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử

lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng

31. Thông tư số 2/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 về việc “Quy định các

giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân”

32. Website: http://vneconomy.vn/2010051809058403p0c6/phan-loai-no-xau-cua- vietcombank-hieu-the-nao.htm http://www.baobacninh.com.vn/chi-tiet-cong-nghiep/-/details/20182/tin-dung- cua-vietcombank-bac-ninh-nhieu-khoi-sac http://www.vnbaorg.info/index.php?option=com_content&task=view&id=16 &Itemid=54 https://thoibaonganhang.vn/vietcombank-bac-ninh-10-nam-xay-dung-va-phat- trien-25487.html

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 110 - 117)