Giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 96 - 100)

3.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP

3.2.1. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh

- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát khách hàng.

Hiện nay, chi nhánh VCB – Bắc Ninh vẫn chưa có ban kiểm sốt nội bộ và phòng xử lý nợ xấu chun biệt, cơng tác kiểm sốt nội bộ, quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu vẫn do Phó Giám đốc và phịng Khách hàng đảm nhiệm nên thường xuyên xảy ra tình trạng chồng chéo nhiệm vụ, công việc, tạo gánh nặng lên cán bộ nhân viên mà hiệu quả xử lý và thu hồi nợ xấu lại không cao.

Vì vậy, để giải quyết những vấn đề trên về lâu dài, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh thuận lợi, Chi nhánh nên thành lập, xây dựng một

phịng kiểm sốt nội bộ khu vực, chịu trách nhiệm kiểm tra toàn diện hoạt động của chi nhánh. Qua đó, q trình kiểm tra, giám sát sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục đặc biệt ở những thời điểm nhạy cảm như: ngay sau khi giải ngân; khi thị trường có sự biến động về giá cả đầu ra và đầu vào của sản phẩm mà khách hàng đang kinh doanh; một số bạn hàng gặp khó khăn, mất khách hàng lớn, ngành hàng của khách hàng đang trong thời kỳ suy thối, các hệ số tài chính xấu đi, vốn chủ sở hữu sụt giảm, vốn lưu động ròng bị âm, khi khách hàng có hiện tượng chậm trả gốc, lãi; quan hệ mua bán lịng vịng hay có những thơng tin bất thường liên quan đến khách hàng; ... Việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khách hàng cũng sẽ hạn chế được ý đồ không trung thực, lừa gạt của khách hàng đối với ngân hàng.

Việc kiểm tra, giám sát khách hàng phải được lập thành văn bản và có đầy đủ chữ ký của khách hàng và CBTD thực hiện. Việc kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, trung thực , đánh giá, truyền đạt, báo cáo thơng tin một cách đầy đủ chính xác nhất về tất cả các nội dung liên quan đến việc kiểm tra giám sát mà không bị ảnh hưởng bởi mục tiêu quyền lợi riêng hay bị chi phối bởi bất kỳ ai khác ; cán bộ khi kiểm tra phải có ý thức trách nhiệm cao, khơng kiểm tra theo kiểu hình thức, đối phó để hạn chế rủi ro cho ngân hàng , cập nhật kịp thời các thông tin kiểm tra giám sát, báo cáo kịp thời các thông tin bất lợi và các dấu hiệu rủi ro của khoản tín dụng với lãnh đạo ngân hàng để có ứng xử tín dụng phù hợp.Biên bản kiểm tra phải chuyển cho lãnh đạo phòng xem xét và có ký xác nhận “ đã xem” của lãnh đạo phòng ( trừ trường hợp lãnh đạo phòng trực tiếp tham gia kiểm tra).

- Định giá và tái định giá giá trị TSĐB

Đối với tài sản thế chấp khi dùng để xử lý nợ gặp phải một số vấn đề như: thiếu tính pháp lý về quyền sở hữu, việc định giá ban đầu quá cao,... cho

nên khi những khoản nợ đó trở thành nợ xấu thì việc bán TSBĐ khơng đủ thu hồi nợ. Vì vậy, cần phải có một cơ quan định giá tài sản trong khi thẩm định cho vay, điều này địi hỏi phải chính xác và trung thực. Có như thế mới có thể thu hồi đủ nợ khi khách hàng mất khả năng chi trả.

Ngân hàng cần thận trọng khi nhận tài sản bảo đảm là đất nông nghiệp, đất diện quy hoạch. Cần thẩm định tài sản qua nhiều kênh thơng tin, trong đó có kiểm tra thực tế đặc biệt là các TSBĐ là nhà đất nhưng khác hiện trạng, máy móc thiết bị, phương tiện giao thơng vận tải đã qua sử dụng vì chất lượng tài sản có thể bị suy giảm nhiều hơn so với giá trị trên hồ sơ. Thực hiện định giá/ định giá lại theo định kỳ đầy đủ để xác định lại giá trị thực tế để xác định lại mức cho vay tương ứng với từng loại tài sản, nhằm ngăn ngừa rủi ro , đồng thời yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với các loại tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm theo quy định và chuyển hưởng thụ hưởng bảo hiểm cho NHCT.Đối với TSBĐ là kho hàng, ngân hàng cần theo dõi biến động vật tư hàng hóa trong kho của bên trơng giữ, liên tục cập nhật thông tin chi tiết về kho hàng, đánh giá khả năng tài chính của người trơng giữ và/ hoặc khả năng kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ trông giữ của pháp nhân cho thuê kho và trông giữ vật tư hàng hóa. Theo dõi chặt việc tiêu thụ hàng hóa để yêu cầu khách hàng trả nợ vay được bảo đảm bằng hàng hóa trong kho, tránh tình trạng tẩu tán tài sản trong kho làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Có thể thấy một trong những giải pháp quan trọng nhất để phịng ngừa nợ xấu chính là bản thân mỗi cán bộ tín dụng. Chất lượng cán bộ tín dụng đóng vai trị then chốt trong việc sàng lọc được khách hàng tốt, dự án tốt. Cán bộ tín dụng phải tiếp xúc nhiều với khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh

có được sự đánh giá chính xác về khách hàng họ phải thực sự am hiểu khách hàng, lĩnh vực ngành nghề mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống. Cán bộ tín dụng phải có kỹ năng phân tích tổng thể và chi tiết các thông tin về khách hàng cũng như dự án đề nghị vay vốn. Như vậy, cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo bài bản và tự đào tạo kỹ lưỡng và toàn diện.

Mặt khác, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng các khoản cho vay. Nợ xấu rất dễ phát sinh khi cán bộ tín dụng cố tình làm sai quy trình tín dụng hay bỏ sót một vài bước trong quy trình để nhằm nhận được những khoản bồi thường từ khách hàng.

Ngoài ra, việc Ngân hàng giao mức tăng trưởng tín dụng cho từng cán bộ tín dụng là một chính sách rất dễ gây rủi ro. Để chạy theo mức tăng trưởng tín dụng được giao cán bộ tín dụng có thể làm trái các quy định. Vì vậy để phịng ngừa rủi ro Ngân hàng không nên giao tăng trưởng tín dụng mà cần nâng cao chất lượng tín dụng. Một cán bộ tín dụng tuy khơng đạt được mức tăng trưởng tín dụng nhưng các khoản cho vay của anh ta đều thu hồi đủ thì cũng cần có chính sách khuyến khích và phát huy.

- Hoàn thiện, thực hiện nghiêm ngặt quy trình tín dụng

Việc thực hiện đúng quy trình này sẽ giúp loại bỏ những rủi ro, giúp q trình cho vay được an tồn. Trên thực tế ở nhiều chi nhánh vẫn chưa thực hiện đúng quy trình này. Để thực hiện quy trình này một cách nghiêm túc hơn Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Bắc Ninh cần:

- Ban hành đầy đủ các quy trình nghiệp vụ và có hướng dẫn thực hiện cụ thể đồng thời quán triệt đến từng từng bộ phận, từng cán bộ Chi nhánh nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Bắc Ninh nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng nhận thức đầy đủ tính cấp thiết, lợi ích của

việc ngăn ngừa phát sinh nợ xấu.

- Quy định về nhiệm vụ, phân công trách nhiệm, xác định rõ quan hệ điều hành từ Chi nhánh chính xuống cơ sở. Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp, từng cá nhân. Xác định lại thẩm quyền phán quyết đối với từng đơn vị, từng bộ phận nhằm nâng cao tính độc lập và giảm bớt khối lượng công việc cho Chi nhánh VCB – Bắc Ninh

- Trên cơ sở trách nhiệm và quyền hạn, cần xử lý nghiêm các trường hợp làm sai quy trình nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng và cán bộ tín dụng móc ngoặc với nhau. Đồng thời thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá thực hiện và xử lý sau khi thực hiện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 96 - 100)