Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh bình xuyên, vĩnh phúc (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu nội dung của đề tài

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng trong cho vay khách hàng

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Định hƣớng phát triển của ngân hàng

Là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Nếu trong kế hoạch phát triển của mình các ngân hàng khơng quan tâm đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân thì các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh cũng sẽ không được quan tâm và đáp ứng. Ngược lại, nếu ngân hàng muốn phát triển hoạt động cho vay này thì họ sẽ đưa ra các chiến lược cụ thể để thu hút nhiều hơn các khách hàng cá nhân có nhu cầu đến vay vốn. Và khi đó cung cầu sẽ có điều kiện thuận lợi để gặp nhau cũng có nghĩa là cho vay khách hàng cá nhân từ đó được mở rộng và phát triển.

Năng lực tài chính của ngân hàng

Là một trong những yếu tố được các nhà lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra các quyết định trong đó có các quyết định về hoạt động cho vay khách hàng

cá nhân. Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố như số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ, số lượng tài sản thanh khoản... Nếu ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận lớn, nợ quá hạn thấp và có số lượng tài sản thanh khoản lớn, khả năng huy động vốn lớn trong thời gian ngắn thì có thể coi là có sức mạnh về tài chính. Khi ngân hàng có sức mạnh tài chính thì ngân hàng có thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm hơn, vì thế hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng sẽ có cơ hội phát triển; ngược lại, nếu ngân hàng khơng có được số vốn cần thiết để tài trợ cho các hoạt động được ưu tiên thì hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng sẽ bị thu hẹp hơn.

Chính sách cho vay của ngân hàng

Là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động cho vay do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Thơng thường chính sách cho vay có các khoản mục như hạn mức cho vay, các loại hình cho vay mà ngân hàng thực hiện, quy định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản cho vay, hướng giải quyết phần cho vay vượt quá hạn mức cho vay, cách thức thanh tốn nợ... Chính sách cho vay vạch ra cho các cán bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rõ ràng về những căn cứ để xem xét các nhu cầu vay vốn. Vì vậy, những yếu tố trong chính sách cho vay đều tác động một cách mạnh mẽ tới việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Nếu như có những hình thức cho vay khơng nằm trong chính sách cho vay của ngân hàng thì chắc chắn các khách hàng cá nhân chẳng thể mong đợi vay được những khoản tiền từ ngân hàng để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu hay sản xuất kinh doanh của mình. Do tính chất cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thì một chính sách cho vay hợp lý là yếu tố đầu tiên thu hút khách hàng hiệu quả. Ngân hàng càng đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và cách xử lý đúng đắn các khoản nợ của khách hàng, đồng thời có các chính sách sản phẩm hấp dẫn thì càng thu hút

được đông đảo khách hàng đến với ngân hàng, từ đó thực hiện thành công việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân, chính là cơ sở để có một chất lượng cho vay tốt.

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có đạt được hiệu quả hay khơng một phần chính nhờ vào cán bộ nhân viên ngân hàng. Bởi vậy, trước tiên muốn hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có chất lượng tốt thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là các cán bộ tín dụng. Nếu như đạo đức khách hàng được xếp vào vị trí hàng đầu trong các nhân tố khách quan thì đạo đức cán bộ tín dụng được xếp vào vị trí hàng đầu trong các nhân tố chủ quan. Nếu cán bộ tín dụng khơng có đạo đức nghề nghiệp, vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích của tập thể ngân hàng thì dù có giỏi đến mấy cũng vô giá trị. Tuy nhiên, đạo đức khơng thơi chưa đủ, cán bộ tín dụng phải có trình độ chun mơn cao, trình độ hiểu biết rộng thì mới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vay vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Một cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ cao, có khả năng giao tiếp tốt, có trình độ ngoại ngữ, vi tính thành thạo, nhiệt tình trong cơng việc và có đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo được ấn tượng đẹp trong mắt khách hàng khi đến ngân hàng vay vốn. Hơn nữa, các cán bộ tín dụng có mối quan hệ rộng rãi trong xã hội cũng có thể thu hút thêm các khách hàng mới, từ đó mở rộng và đa dạng hoạt động cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng.

Trình độ khoa học cơng nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng

Là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của mỗi NHTM. Nếu một ngân hàng được trang bị các cơng nghệ hiện đại thì ngân hàng đó có thể tăng tiện ích cho khách hàng và các dịch vụ của ngân hàng sẽ được biết đến nhiều hơn. Hơn nữa, nhờ áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, các ngân hàng có thể quản lý danh sách khách hàng một cách dễ dàng, tiết kiệm được nhân lực cũng như chi phí quản lý, góp phần giảm giá thành dịch vụ. Thêm vào đó, khi có các cơng nghệ hiện đại hỗ trợ thì việc giải quyết

các thủ tục của ngân hàng sẽ nhanh chóng, chính xác, giảm bớt sự rườm rà và lãng phí thời gian cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh bình xuyên, vĩnh phúc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)