Thực trạng các chính sách khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 72 - 76)

7. Kết cấu khóa luận văn

2.2. Phân tích thực trạng chính sách phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn

2.2.4. Thực trạng các chính sách khác

Ngồi các chính sách về quy hoạch, thu hút đầu tƣ, hỗ trợ hoạt động CCN UBND tỉnh Hà Nam cịn ban hành một số chính sách khác nhằm hỗ trợ thủ tục hành chính, tƣ vấn để giúp các doanh nghiệp có thêm thơng tin, các thủ tục đƣợc thực hiện nhanh nhằm ổn định hoạt động kinh doanh sản xuất. Qua đó thu hút các doanh nghiệp vào CCN. Các chính sách hỗ trợ khác nhƣ:

Về chính sách hỗ trợ thủ tục hành chính: Hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đƣợc tƣ vấn, hƣớng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp. Hỗ trợ về việc hoàn thiện hồ sơ đối với các thủ tục hành chính: Đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký đầu tƣ, đăng ký chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, đăng

ký chứng chỉ hành nghề. DNNVV đƣợc lựa chọn thực hiện đồng thời 02 thủ tục

(đăng ký thành lập doanh nghiệp và đăng ký khắc con dấu) tại một nơi duy nhất là

Trung tâm phục vụ hành chính cơng tỉnh Hà Nam (Bộ phận đăng ký kinh doanh). Về chính sách hỗ trợ thông tin, tƣ vấn. Các thông tin về kinh tế xã hội của tỉnh đƣợc cập nhật hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hàng năm; bản đồ tổng thể các đồ án quy hoạch đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong và ngồi khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp; bảng giá đất hàng năm trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra cịn cơng khai danh mục và thơng tin các dự án kêu gọi đầu tƣ của tỉnh; thơng tin về kế hoạch, chƣơng trình, dự án, hoạt động hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh; các chính sách ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ của tỉnh; các văn bản pháp luật của Trung ƣơng và của tỉnh liên quan đến doanh nghiệp; các thông tin khác theo nhu cầu của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Tất cả các thông tin trên đƣợc công bố trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các nhà đầu tƣ có nhu cầu nắm bắt thơng tin phục vụ việc đầu tƣ tại tỉnh. Hàng năm có trên 60% doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ thơng tin và tƣ vấn doanh nghiệp; bình quân mỗi năm đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp cho khoảng 2.000 lƣợt ngƣời; 40% doanh nghiệp trở lên đƣợc trợ giúp pháp lý...

Ngoài ra DNNVV đƣợc hỗ trợ miễn phí tƣ vấn pháp luật tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh nhƣ: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ hỗ trợ tƣ vấn, hƣớng dẫn miễn phí trình tự, thủ tục hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đƣợc chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh hỗ trợ, hƣớng dẫn miễn phí cho DNNVV đƣợc chuyển đổi từ hộ kinh doanh sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp; hƣớng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc theo chuyên ngành của tỉnh hỗ trợ tƣ vấn, hƣớng dẫn miễn phí trình tự, thủ tục hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho doanh nghiệp đƣợc chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Chính vì

vậy đến nay nhiều hộ kinh doanh trong CCN đã đƣợc hƣớng dẫn chuyển đổi sang mơ hình doanh nghiệp: Năm 2017 một số CCN trên địa bàn tỉnh vẫn còn 48 hộ sản xuất kinh doanh nhƣng đến năm 2019 chỉ còn 5 hộ (CCN Nhật Tân: 03 hộ, CCN Hồng Đơng: 02 hộ) chƣa thực hiện thành lập doanh nghiệp theo quy định do các hộ tự chia cắt diện tích quá nhỏ để cho thuê. Các trƣờng hợp này đang đƣợc UBND tỉnh giao cho sở Công thƣơng phối hợp với sở Kế hoạch – Đầu tƣ tiếp tục hƣớng dẫn để thực hiện chuyển đổi mơ hình.

Khơng chỉ ban hành chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, để các CCN hoạt động hiệu quả trên cơ sở các quy định chung của nhà nƣớc và thực tiễn địa phƣơng, tỉnh Hà Nam đã ban hành các văn bản để quản lý CCN trên địa bàn:

Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2014 về tăng cƣờng công tác quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Trong Chỉ thị nêu rõ những kết quả đạt đƣợc trong công tác phát triển CCN: Đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tƣ, phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp tăng giá trị sản xuất cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập ngƣời lao động, góp phần giải quyết ơ nhiễm mơi trƣờng trong các khu dân cƣ...., chỉ ra những tồn tại, hạn chế: Mơ hình quản lý cụm cơng nghiệp tại các địa phƣơng chƣa thống nhất; chất lƣợng quy hoạch và thực hiện quy hoạch các cụm cơng nghiệp chƣa tốt; quyết tốn vốn đầu tƣ các cụm công nghiệp hỗ trợ từ vốn ngân sách còn chậm; một số doanh nghiệp, hộ sản xuất sau khi thuê đất chậm đầu tƣ, sử dụng đất đai lãng phí, khơng hiệu quả, cá biệt có trƣờng hợp sử dụng sai mục đích; phần lớn các dự án có quy mơ nhỏ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp; chƣa khắc phục đƣợc tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng. Xác định nhiệm vụ, giải pháp phải thực hiện trong thời gian tới nhằm phát huy kết quả đạt đƣợc, khắc phục tồn tại hạn chế để đẩy nhanh tiến độ xây dựng CCN và thu hút đầu tƣ vào CCN. Phân công rõ trách nhiệm từng cấp, từng ngành phối hợp thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên, chỉ thị chƣa đề cập đến chế tài xử lý vi phạm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và tiến độ khắc phục tồn tại nêu trên.

Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh với nội dung Ban hành Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam vào ngày 10 tháng 8 năm 2018. Trong văn bản này đã nêu nguyên tắc và phƣơng thức phối hợp quản lý CCN, trình tự, thủ tục thành lập, mở rộng CCN, lập thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng CCN, tiếp nhận, triển khai dự án đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, quản lý dịch vụ cơng cộng tiện ích hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động và công tác khen thƣởng kỷ luật. Tuy nhiên, trong quy chế chƣa nêu những đặc thù trong cơng tác quản lý các doanh nghiệp nƣớc ngồi và các cam kết hội nhập quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. Trách nhiệm một số cơ quan chƣa rõ ràng, cụ thể, cịn chung chung, khơng đề cập đến cơng tác khen thƣởng, kỷ luật.

Nhằm phấn đấu thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và các năm tiếp theo, tỉnh Hà Nam đang tập trung đầu tƣ hoàn thiện xây dựng hạ tầng khung các khu, cụm công nghiệp thu hút các doanh nghiệp cả trong nƣớc và nƣớc ngồi, đẩy mạnh cơng tác xúc tiến thu hút đầu tƣ. Tỉnh đã đầu tƣ xây dựng các hạng mục cơng trình hạ tầng nhƣ đƣờng giao thơng, thốt nƣớc, kè mƣơng, điện chiếu sáng, lát hè, trồng cây xanh,…Ngoài ra, Tỉnh đặc biệt chú trọng xây dựng, ban hành cơ chế chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp, cải thiện mơi trƣờng kinh doanh, chính sách về đất đai, chƣơng trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng hạ tầng khung tại các CCN, thực hiện tốt 10 cam kết của tỉnh với các nhà đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Để nắm bắt tình hình và kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, hàng năm UBND tỉnh đều tổ chức gặp mặt với các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài. Qua các buổi gặp mặt, đối thoại, tỉnh đã kịp thời có những chính sách phù hợp đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp. Công tác đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trƣờng tại các CCN cũng đƣợc tỉnh Hà Nam đặc biệt quan tâm. UBND tỉnh giao cơ quan quản lý các CCN thƣờng xuyên phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam. Công an chủ động các phƣơng án phịng ngừa, khơng để xảy ra các vụ việc phức tạp, đảm bảo tốt an ninh trật tự trong CCN. Đơn vị quản lý các CCN phối hợp với các cơ quan chức năng cung cấp và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của nhà

đầu tƣ, của doanh nghiệp về điện, nƣớc, viễn thơng, dịch vụ tài chính - ngân hàng; thƣờng xuyên tổ chức hƣớng dẫn, tƣ vấn pháp luật cho các doanh nghiệp và ngƣời lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi về các chế độ, chính sách pháp luật nhƣ thủ tục lao động nƣớc ngoài, luật bảo hiểm xã hội, luật lao động….

Tuy nhiên, ngoài những CCN thuộc nhóm 1 đƣợc tỉnh đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thì các CCN thuộc nhóm 2, đặc biệt là nhóm 3 chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Theo đánh giá chung, các CCN trên địa bàn đã thu hút đƣợc các doanh nghiệp nhỏ trong khu dân cƣ, hộ gia đình ở các làng nghề vào mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần hạn chế ơ nhiễm môi trƣờng, thúc đẩy làng nghề phát triển. Mặc dù vậy, hiện trạng phát triển các CCN còn nhiều hạn chế khi có tới 13/15 CCN đang hoạt động chƣa có trạm xử lý nƣớc thải; cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thơng, hệ thống thốt nƣớc xuống cấp song chƣa đƣợc cải tạo nâng cấp; nhiều doanh nghiệp trong cụm còn sử dụng đất khơng đúng mục đích, để lãng phí đất đai, chuyển nhƣợng, cho thuê không đúng quy định, đầu tƣ không đúng dự án đăng ký… (theo Báo số

189/BC-SCT ngày 05 tháng 3 năm 2018 về tình hình hoạt động các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 72 - 76)