Thực trạng chính sách về hỗ trợ hoạt động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 68 - 72)

7. Kết cấu khóa luận văn

2.2. Phân tích thực trạng chính sách phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn

2.2.3. Thực trạng chính sách về hỗ trợ hoạt động

2.2.3.1. Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Một vấn đề quan trọng trong đánh giá nguồn nhân lực ngành cơng nghiệp nói chung, các CCN nói riêng đó là vừa phải đánh giá lực lƣợng lao động hiện có, vừa phải đánh giá những yếu tố giữ vai trò là nguồn cung lao động cho ngành công nghiệp và cho các doanh nghiệp trong CCN. Do đặc điểm các doanh nghiệp trong CCN chủ yếu hƣớng đến sử dụng nguồn lao động tại chỗ nên đây là một thuận lợi trong q trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở nơng thơn. Nhƣng đặc điểm đó cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi lao động địa phƣơng phải tự ý thức về nâng cao trình độ, tay nghề nhằm đáp ứng các yêu cầu mới về đổi mới công nghệ. Do vậy, thời gian qua tỉnh Hà Nam đã ban hành các chính sách để hỗ trợ cơng tác đào tạo nghề tại nông thôn. Tại Quyết định số 829/2003/QĐ-UB ngày 01/8/2003 của UBND tỉnh Hà Nam quy định: Nhà đầu tƣ sử dụng từ 50 lao động trong tỉnh trở lên đƣợc ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề 300.000 đồng/ngƣời…Ngày 29/12/2011, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành quyết định số 1742/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó, đến năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 55%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 45%; đến năm 2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 70%, tỷ lệ lao động qua đào

tạo nghề là từ 55% trở lên. Ngoài ra, Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam cũng quy định: Thứ nhất, DNNVV khi cử học viên tham gia các khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo; Thứ hai, DNNVV đƣợc miễn chi phí khi tham gia các phiên giao dịch việc làm để tuyển dụng lao động do các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh tổ chức. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề tỉnh Hà Nam đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng số liệu dƣới đây:

Bảng 2.5 Kết quả đào tạo nghề nông thôn tỉnh Hà Nam

Năm Đào tạo nghề Số lớp

học Số lao động nông thôn đƣợc đào tạo Số ngƣời có việc làm

Năm 2015 Phi nơng nghiệp 49 1.452 1.025

Nông nghiệp 22 605 551

Năm 2016 Phi nông nghiệp 54 1.926 1.747

Nông nghiệp 18 482 381

Năm 2017 Phi nông nghiệp 60 2.137 2.011

Nông nghiệp 20 546 487

Năm 2018 Phi nông nghiệp 63 2.516 2.452

Nông nghiệp 17 430 380

Năm 2019 Phi nông nghiệp 65 3.021 2.986

Nông nghiệp 17 430 390

(Nguồn Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam)

Đối với lao động nông thôn sau khi đƣợc đào tạo nghề bƣớc đầu áp dụng những kiến thức đã đƣợc đào tạo để phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao trình độ tay nghề, tăng tính kỷ luật trong lao động do vậy dễ dàng thích nghi với mơi trƣờng cơng nghiệp hơn. Chính vì vậy tỷ lệ lao động có việc làm hàng năm đều tăng, số lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cũng tăng dần. Điều đó chứng tỏ nhu cầu học nghề

phi nơng nghiệp ngày càng nhiều vì cơ hội kiếm đƣợc việc làm trong các khu công nghiệp, CCN cao hơn góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Số liệu lao động của các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đƣợc thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Số liệu lao động của các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam Năm Tổng số lao động % so năm trƣớc Lao động địa phƣơng Tỷ lệ % lao động địa phƣơng 2015 9.712 118,4 8.750 90,0 2016 10.341 106,5 9.400 90,9 2017 11.597 112,1 10.480 90,4 2018 11.616 102,0 10.424 89,7 2019 12.143 104,5 11.026 90,3

(Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Hà Nam)

Số liệu trong bảng trên cho thấy lao động nông thôn ngày càng lựa chọn các công việc trong CCN và hầu hết số lao động làm việc trong các CCN là lao động địa phƣơng, bình quân khoảng 90% tổng lao động trong các CCN. Lực lƣợng lao động trên sau khi làm việc tại doanh nghiệp, cơ bản đƣợc doanh nghiệp đào tạo, bồi dƣỡng trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tác phong làm việc công nghiệp, tƣ duy làm việc hiện đại, góp phần tạo dựng một đội ngũ lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu về lao động trong nền sản xuất tiên tiến, hiện đại.

Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu trong công tác đào tạo nghề tuy nhiên tác phong và kỷ luật lao động cơng nghiệp cịn chƣa cao. Đại bộ phận ngƣời lao động vẫn cịn tác phong lao động nơng nghiệp. Ngƣời lao động chƣa đƣợc trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm; chƣa có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro; ngại phát huy sáng kiến cá nhân và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng tập trung chủ yếu ở khu vực nông thơn do đó có rất nhiều hạn chế về trình độ khi gia nhập lực lƣợng lao động cơng nghiệp là ngành địi hỏi lực lƣợng lao động có chất lƣợng cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng qua các năm nhƣng nhìn chung vẫn chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của sản

xuất cơng nghiệp hiện đại. Đồng thời, nguồn kinh phí cho cơng tác đào tạo ngƣời lao động nơng thơn cịn hạn hẹp do vậy số lớp học chƣa nhiều. Chất lƣợng đào tạo tại các trƣờng có khả năng làm việc ngay tại các nhà máy còn rất thấp, một phần không nhỏ lao động phải đào tạo lại tại các doanh nghiệp. Đội ngũ lao động trình độ cao còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng. Các trƣờng dạy nghề trong tỉnh khó có khả năng đào tạo lao động có trình độ cao, có khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ hiện đại. Một hiện tƣợng rất phổ biến hiện nay tại các khu, CCN đó là sự có mặt với số lƣợng khơng nhỏ của lao động ngoại tỉnh (kể cả công nhân kỹ thuật và lao động có trình độ cao) điều này cho thấy có sự thiếu hụt lao động cho các doanh nghiệp. Vấn đề ở đây chính là chất lƣợng của lao động. Ngoài ra việc đầu tƣ ngân sách cho đào tạo, đào tại lại nguồn nhân lực và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao cịn nhiều hạn chế. Do đó khó khăn trong việc thu hút các doanh nghiệp lớn vào sản xuất, kinh doanh trong CCN mà chủ yếu là các DNNVV.

2.2.3.2 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường

Chính sách này nhằm tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thƣơng mại, phát triển thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là thị trƣờng nông thôn, đẩy mạnh xuất khẩu; xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động xúc tiến thƣơng mại; góp phần nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp trong CCN. Do đó, để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, hoạt động có hiệu quả, tỉnh đã ban hành Quyết định số 26/2019/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của UBND tỉnh Hà Nam quy định một số chính sách hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Theo đó hiện nay DNNVV đƣợc miễn phí quảng bá sản phẩm khi tham gia công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về sản phẩm hàng hóa Việt Nam đến ngƣời tiêu dùng trong nƣớc thông qua các hoạt động truyền thông trên Báo Hà Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh do các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh tổ chức. Đồng thời DNNVV khi tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về chất lƣợng và giá thành đƣợc hỗ trợ tƣ vấn xây dựng các hoạt động truyền thông marketing, quảng bá các thƣơng hiệu sản phẩm trên Báo

Hà Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; hỗ trợ miễn phí về hồn thiện hồ sơ đối với thủ tục chứng nhận chất lƣợng sản phẩm của DNNVV khi tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Thực tiễn triển khai cho thấy Sở Công thƣơng đã phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động khuyến công – xúc tiến thƣơng mại nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chủ động hội nhập liên doanh, liên kết, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nhƣ: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất; Tổ chức các phiên chợ “Đƣa hàng Việt về miền núi”; Quan tâm đến việc tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm (Năm 2019 hỗ trợ cho 150 lƣợt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trong tỉnh tham giakhoảng 15 hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh). Ngồi ra, cịn thực hiện một số nội dung khác nhƣ: Phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các tham tán thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam; Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Hà Nam theo kế hoạch hàng năm; duy trì, phát triển trang tin thƣơng mại điện tử; vận hành và khai thác sàn thƣơng mại điện tử nhằm kết nối cung cầu giữa nhà phân phối, ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay nguồn kinh phí đƣợc hỗ trợ để thực hiện các nội dung trên cịn ít so với nhu cầu, do đó chƣa triển khai đƣợc nhiều nội dung, mơ hình, dự án với quy mơ lớn, địa bàn hỗ trợ chƣa đồng đều; công tác chuẩn bị khi tham gia hội chợ, phiên chợ cịn gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 68 - 72)