Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô (Trang 28 - 35)

6. Kết cấu của Luận văn

1.2. Nguồn vốn tiền gửi và Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thƣơng mại

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương

thương mại

Để đánh giá hoạt động huy động tiền gửi của một NHTM ta cần dựa vào các chỉ tiêu cụ thể. Mỗi chỉ tiêu nêu lên một mặt của hoạt động huy động tiền gửi của NHTM. Có nhiều nhóm chi tiêu khác nhau, nhưng tập trung vào bốn nhóm chi tiêu sau:

* Quy mơ của nguồn vốn tiền gửi

- Quy mô nguồn vốn tiền gửi

Quy mô nguồn vốn tiền gửi là tổng khối lượng vốn tiền gửi mà ngân hàng huy

động được trong một thời gian nhất định. Quy mô nguồn vốn tiền gửi của ngân

hàng là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Điều đó cho thấy ngân hàng đã thành công khi thu hút được nhiều khách hàng biết tới ngân hàng, tin tưởng và gửi tiền vào ngân hàng.

Vốn tiền gửi phải có sự tăng trưởng, phát triển ổn định về mặt số lượng để thoả mãn nhu cầu tín dụng, thanh tốn cũng như nhu cầu các hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Mặt khác vốn huy động đó cũng cần phải có sự

ổn định về mặt thời gian.

*Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi

Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi của năm i là tỷ lệ phần trăm sự chênh lệch về quy mô vốn tiền gửi của năm i so với năm i-1 trên tổng quy mô vốn tiền gửi của năm i

Tốc độ tăng trưởng

vốn tiền gửi năm i =

Quy mô nguồn vốn

tiền gửi năm i -

Quy mô nguồn vốn tiền gửi năm i-1

x 100%

Quy mô nguồn vốn tiền gửi năm i-1

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi qua các năm tăng trưởng như thế nào, có độ gia tăng đều đặn hay không. Việc mở rộng quy mô huy động vốn tiền gửi một cách liên tục cộng với tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi ngày càng cao sẽ chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng đang được cải thiện và nâng cao.

* Kết cấu của nguồn vốn tiền gửi

Một yếu tố quan trọng khác được đưa ra để đánh giá huy động vốn tiền gửi của NHTM là kết cấu vốn. Kết cấu vốn tiền gửi được phản ánh thông qua tỷ trọng các loại tiền gửi trên tổng số nguồn vốn tiền gửi mà ngân hàng huy động được.

Tỷ trọng từng loại vốn tiền gửi = Vốn tiền gửi loại i x100%

Tổng vốn tiền gửi

Ý nghĩa: “Kết cấu vốn tiền gửi là tỷ trọng vốn tiền gửi (theo loại tiền, theo đối

tượng, theo thời gian) trên tổng nguồn vốn tiền gửi. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ giữa các loại vốn tiền gửi trong tổng nguồn vốn tiền gửi, nguồn vốn tiền gửi loại nào nhiều nhất, nguồn vốn tiền gửi loại nào ít nhất.

Hoạt động kinh doanh truyền thống có tính chất cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi rồi cho vay để hưởng chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, các khoản cho vay của ngân hàng thường có thời gian đáo hạn dài hơn so với nguồn vốn huy động. Không những thế, trong lúc các ngân hàng không thể tuỳ tiện thu hồi các khoản cho vay thì

người gửi tiền lại có quyền được rút tiền gửi bất cứ lúc nào.Nói khác đi, quá trình “vay ngắn hạn, cho vay dài hạn” gọi là chuyển đổi kỳ hạn (maturity transformation) hay chênh lệch đáo hạn (maturity mismatch) là chức năng vốn có của ngân hàng. Với chức năng này, các ngân hàng sẽ có thể rơi vào tình trạng khơng đủ tiền mặt để chi trả cho nhu cầu rút vốn của người gửi tiền. Như vậy, mặc dù là chủ thể cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế nhưng vì chính hoạt động này, các ngân hàng đã phải đối mặt với rủi ro thanh khoản và càng tạo ra thanh khoản cho nền kinh tế thì ngân hàng càng đối mặt với rủi ro thanh khoản. Vì lý do đó, giám sát và quản trị rủi ro chênh lệch đáo hạn nói riêng và rủi ro thanh khoản là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cơ quan quản lý và các nhà quản trị ngân hàng để tránh xảy ra sự sụp đổ ngân hàng.

Thông tư 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Theo đó, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình

mới sau đây: Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/9/2021: 40% .Từ ngày

01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022: 37%. Từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 30/9/2023: 34%. Từ ngày 01/10/2023: 30%.

* Chi phí huy động vốn tiền gửi

Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - tín dụng, nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thường không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng do vậy Ngân hàng phải huy động các nguồn vốn khác. Với chức năng là trung gian tín dụng, trung gian thanh tốn nên nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thường là vốn tiền gửi thanh tốn và vốn tiền gửi có kỳ hạn. Để sử dụng các nguồn vốn này ngân hàng phải trả một khoản thu nhập nhất định cho người cung cấp vốn. Đó chính là cái giá mà ngân hàng phải trả

cho việc sử dụng nguồn tài trợ đó để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình hay cịn gọi là chi phí huy động vốn.

Xác định chi phí huy động vốn tiền gửi rất hữu ích cho ngân hàng để xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả đối với loại nguồn vốn này. Có hai lý do chủ yếu mà ngân hàng quan tâm khi xác định chi phí huy động vốn tiền gửi.

- Tính tốn tương đối chính xác chi phí huy động vốn tiền gửi là yếu tố cơ bản

để xác định mức lợi nhuận mà ngân hàng cần thu được từ các tài sản có sinh lời.

- Loại hình nguồn vốn mà ngân hàng huy động được và việc sử dụng nguồn

vốn này ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro vốn. Như vậy chi phí huy động vốn tiền gửi là một yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và có thể được xác định bằng số tuyệt đối là một số tiền hay được xác định bằng số tương đối là tỷ lệ phần trăm (%)

Về số tuyệt đối thì chi phí huy động vốn tiền gửi được tính như sau

Chi phí huy động vốn tiền gửi = lãi suất trả cho nguồn huy động vốn tiền gửi+ chi phí khác của huy động vốn tiền gửi

Lãi trả cho nguồn huy động là thành phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và hiệu quả huy động

Lãi trả nguồn huy động= Quy mô huy động* Lãi suất huy động

Chi phí huy động khác trong hệ thống vốn rất đa dạng và không ngừng gia tăng trong điều kiện các ngân hàng gia tăng cạnh tranh phi lãi suất. Nó bao gồm chi phí trả trực tiếp cho người gửi tiền (quà tặng, quay số trúng thưởng, kèm bảo

hiểm.... ), chi phí tăng tính tiện ích cho người gửi tiền ( mở chi nhánh, quầy phòng, điểm huy động, trang bị máy đếm tiền, soi tiền cho khách hàng kiểm tra, huy động tại nhà, tại cơ quan.... ), chi phí lương cán bộ phịng nguồn vốn, chi phí bảo hiểm

tiền gửi .... Một số chi phí khác được tính chung vào chi phí quản lý và rất khó phân bổ cho hoạt động huy động vốn tiền gửi.

Việc xác định chi phí huy động vốn tiền gửi là cơng việc phức tạp và khó khăn quyết định tới hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại. Vì vậy huy động vốn tiền gửi được coi là hiệu quả xét trên phương diện chi phí khi:

- Ngân hàng huy động được vốn tiền gửi với chi phí thấp để sử dụng trong khi

vẫn đạt được yêu cầu về sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn.

- Ngân hàng quản lý chi phí thường xuyên, coi đây là cơng việc quan trọng vì

khi có thay đổi cơ cấu nguồn hay lãi suất đều làm thay đổi chi phí trả lãi. Thơng thường các ngân hàng chịu chi phí thấp với nguồn vốn có thời hạn ngắn do tính ổn định khơng cao và ngược lại chịu chi phí cao với nguồn vốn có thời hạn dài do tính ổn định của nó.

Chi phí vốn huy động sẽ tác động ngược chiều đến thu nhập từ việc sử dụng nguồn vốn huy động, vì thế các ngân hàng ln tìm cách giảm tối đa chi phí để tăng lợi nhuận.

* Chi phí trả lãi tiền gửi bình qn

Chi phí lãi tiền gửi bình qn =

*100%

Ý nghĩa: Chi phí trả lãi tiền gửi bình qn là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn

nhất, nó là yếu tố quyết định đến việc hoạch định lãi suất cho vay, do vậy ngân hàng cần phải phân tích cụ thể chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào. Chỉ tiêu này phản ánh số tiền mà ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn tiền gửi huy động được. Nếu chi phí trả lãi bình qn giảm theo từng năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô vốn tiền gửi chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đạt được những hiệu quả nhất định.

*Nguyên tắc quản lý vốn của các ngân hàng thương mại a) Nguyên tắc quản lý vốn phân tán

Đây là cơ chế quản lý vốn từ các đơn vị quản lý đặt tại trung tâm các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng. Theo đó, mỗi chi nhánh hoạt động như một ngân hàng con, trên nguyên tắc độc lập và tự chủ trong sử dụng nguồn và tạo lập nguồn, việc nhận hỗ trợ từ trụ sở chính chỉ diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng thiếu hụt và không thể cân đối. Hiệu quả kinh doanh cũng như các vấn đề về rủi ro đều do chính chi nhánh chịu trách nhiệm. Như vậy việc định giá các sản phẩm là có thể khác nhau giữa các chi nhánh trong cùng một hệ thống, phản ánh thông qua lời lỗ trực tiếp có được với khách hàng.

b) Nguyên tắc quản lý vốn tập trung

Cơ chế FTP vận hành thông qua trung tâm quản lý vốn đặt tại trụ sở chính của mỗi ngân hàng, trên cơ sở các đơn vị kinh doanh trong hệ thống ngân hàng đó sẽ thực hiện mua bán vốn với trụ sở chính thơng qua trung tâm quản lý vốn. Dưới góc độ của các trung tâm quản lý vốn, cơ quan này sẽ đứng ra mua lại toàn bộ tài sản nợ từ chi nhánh (ví dụ như các khoản chi nhánh huy động từ khách hàng) và bán vốn để qua đó chi trả cho tồn bộ tài sản có (điển hình như các khoản chi nhánh cho vay khách hàng). Việc mua bán vốn này hình thành nên cơ sở chi phí và doanh thu của chi nhánh, từ đó thu nhập sẽ được xác định thơng qua chênh lệch mua bán với trụ sở chính. Trong q trình này, những vấn đề về thanh khoản, tỷ giá hay lãi suất sẽ được chuyển tồn bộ về trụ sở chính ngân hàng cho việc quản lý tập trung. Quy trình của cơ chế FTP trong ngân hàng dưới góc độ trụ sở chính được mơ tả tại sơ đồ.

Để vận hành theo cơ chế FTP, trụ sở chính của mỗi ngân hàng định kỳ sẽ chịu trách nhiệm xác định và thông báo giá mua bán vốn tới tất cả các đơn vị kinh doanh trong hệ thống. Sau khi nhận được thông báo, căn cứ trên kế hoạch được giao và năng lực triển khai hiện tại, kết hợp với bảng giá mua bán vốn thì các đơn vị kinh doanh sẽ đưa ra chiến lược thực hiện tại đơn vị mình. Mỗi thời kỳ mức giá mua bán sẽ được xây dựng căn cứ vào diễn biến tình hình thị trường, căn cứ vào từng sản phẩm hướng đến từng đối tượng khách hàng, từng ngành nghề kinh doanh hay từng loại kỳ hạn, đồng tiền tạo lập nguồn hay sử dụng vốn để điều chỉnh cho phù hợp.

Một trong những phương pháp quan trọng nhất đo lường lợi nhuận của ngân hàng là thu nhập lãi thuần (NII). Thu nhập lãi thuần từ trước đến nay trong kinh doanh ngân hàng là động lực lớn nhất cho lợi nhuận của sản phẩm, thường chiếm tới 80% tổng doanh thu của ngân hàng

Khi tính tốn giá cả cho mỗi khoản vay, cơ chế FTP sẽ thiết lập một mức giá nội bộ trên mỗi khoản tiền gửi trong một ngân hàng và được khấu trừ như một chi phí vốn cho khoản vay. Vì vậy, thơng qua hệ thống FTP thì ngân hàng đã hồn tồn có những thơng tin rõ ràng về lợi nhuận của các khoản vay, các khoản tiền gửi và các sản phẩm khác để từ đó có những điều chỉnh trong cơ cấu tài sản nợ và tài sản có sao cho hiệu quả nhất. Khơng dừng lại ở đó, cơ chế hữu hiệu này cịn cho phép các ngân hàng đo lường lợi nhuận của các ngành nghề kinh doanh khác nhau, các đối tượng khách hàng khác nhau. Từ việc đánh giá được đặc điểm và hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh khác nhau trong hệ thống mà từ đó cho phép ban điều hành của ngân hàng đưa ra quyết định chiến lược về giá cả sản phẩm, phát huy được tốt nhất lợi thế của từng chi nhánh ở từng địa bàn. Ngoài ra, cơ chế FTP cuối cùng còn giúp đo lường hiệu quả quản lý tài sản và nợ của trung tâm chuyên trách của mỗi ngân hàng, vốn được phụ trách bởi Ủy ban ALCO (ủy ban điều hành tài sản nợ - tài sản có) trong mỗi ngân hàng.

* Sự cân đối giữa nguồn vốn tiền gửi và sử dụng vốn

Để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, thường sử dụng các chỉ tiêu so sánh nguồn vốn huy động được với các nhu cầu tín dụng, thanh tốn và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động có thể đáp ứng được bao nhiêu, ngân hàng phải vay thêm bao nhiêu để thoả mãn nhu cầu ấy. Để đạt được mục tiêu này, NHTM phải có kết cấu vốn hợp lý. Kết cấu vốn huy động ở đây bao gồm cơ cấu vốn theo ngắn hạn và trung hạn, dài hạn, cơ cấu vốn theo nội tệ và ngoại tệ, theo tiền gửi dân cư và tiền gửi doanh nghiệp. Cơ cấu vốn hợp lý có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng vốn, khơng có tình trạng bất hợp lý giữa vốn huy động vốn tiền gửi với nhu cầu sử dụng vốn tiền gửi.

- Nếu nguồn vốn ngân hàng huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay đối với nền kinh tế, ngân hàng sẽ không phát huy hết khả năng sinh lời và không đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn. Bên cạnh đó, ngân hàng cịn phải gánh chịu những thiệt hại do việc bị mất khách hàng từ tay các ngân hàng bạn và những chi phí cơ hội khơng đáng có.

- Nếu ngân hàng huy động được một lượng lớn nguồn Ngân hàng nhà nước nhưng không sử dụng hết nguồn vốn này, ngân hàng phải trả các chi phí lãi và phi lãi cho khoản vốn bị đóng băng mà khơng có khoản thu nào để bù đắp lại.

*Hệ số sử dụng vốn huy động:

Hệ số sử dụng vốn huy động (%) = Dư nợ cho vay / Nguồn vốn huy động Nếu hệ số sử dụng vốn huy động của ngân hàng cao, điều đó chứng tỏ hiệu quả huy động vốn càng cao và ngược lại. Vốn kinh doanh của NHTM chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn lớn và tăng trưởng ổn định nhưng sử dụng để cho vay và đầu tư khơng có hiệu quả, tức là hệ số sử dụng vốn huy động thấp thì hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng thấp. Ngược lại, nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn đủ lớn, ổn định, đảm bảo được nhu cầu cho vay và hoạt động đầu tư của ngân hàng, hệ số sử dụng vốn huy động cao, có nghĩa là hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô (Trang 28 - 35)