Các hình thức huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu của Luận văn

1.2. Nguồn vốn tiền gửi và Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thƣơng mại

1.2.3.2. Các hình thức huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại:

- Huy động tiền gửi không kỳ hạn.

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng ln có nghĩa vụ phải thỏa mãn các nhu cầu đó. Mục đích của các khoản tiền gửi này khơng phải để hưởng lãi suất mà chủ yếu dùng để thanh toán.

Khách hàng gửi tiền phần lớn là các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân kinh doanh bn bán phải thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ liên tục. Người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào hoặc để trả cho người thứ ba. Hình thức rút có thể là lấy tiền mặt hoặc qua hình thức thanh tốn bằng séc. Đặc biệt người gửi tiền có thể khơng cần trực tiếp đến ngân hàng giao dịch mà có thể rút tiền qua các máy rút

tiền tự động (máy ATM). Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ ngân hàng nên mức lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí là khơng trả lãi.

- Huy động tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền. Khoản tiền này thường gắn với các tổ chức kinh tế có chu kỳ kinh doanh gần như xác định, ít có sự biến động.

Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, ngân hàng có thể chủ động trong quá trình sử dụng, vì thế mức lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền cũng cao hơn. Người gửi tiền ngồi mục đích sử dụng các dịch vụ ngân hàng cịn vì mục đích sinh lợi. Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và rõ nét đến hoạt động huy động nguồn vốn này của ngân hàng.

- Huy động tiền gửi tiết kiệm.

Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của các NHTM. Bao gồm các loại sau:

+ Huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là một sản phẩm mà ngân hàng cung ứng để phục vụ khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi muốn gửi tiển vào ngân hàng vì mục tiêu an tồn và sinh lời mà không thiết lập được mục tiêu sử dụng trong tương lai. Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào. Các giao dịch này không thường xuyên, chủ yếu là giao dịch gửi tiền và rút tiền trực tiếp. Do tính chất khơng ổn định nên lãi suất của tiền gửi tiết kiệm này rất thấp.

Khi gửi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn khách hàng sẽ được ngân hàng cấp cho một sổ tiết kiệm. Sổ này sẽ phản ánh tất cả các giao dịch gửi tiền, rút tiền, số dư hiện có, tiền lãi được hưởng hoặc khách hàng sẽ được cấp một báo cáo tài khoản sau mỗi giao dịch. Mỗi lần giao dịch, khách hàng phải xuất trình sổ tiết kiệm và chỉ

có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như gửi tiền và rút tiền, khơng thực hiện được giao dịch thanh tốn như loại tiền gửi thanh toán.

+ Huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng.

Đây là khoản tiền tích lũy có tính chất như tiền gửi có kỳ hạn thơng thường. Khách hàng gửi vì mục tiêu an tồn và sinh lợi. Chủ yếu là những cá nhân có thu nhập ổn định và thường xuyên, thường là công chức, viên chức hoặc những người đã nghỉ hưu. Do vậy, lãi suất đóng vai trị quan trọng trong việc thu hút đối tượng khách hàng này. Khi gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn khách hàng cũng được giao giữ một sổ tiết kiệm.

Các hình thức thường thấy là: Chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm nhà ở, tiết kiệm dự thưởng...

* Huy động vốn tiền gửi theo đối tượng

- Huy động tiền gửi của cá nhân.

Tiền gửi của cá nhân là tiền gửi với mục đích an tồn, thanh tốn và sinh lợi. Tiền gửi của cá nhân bao gồm các hình thức tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. Đây là khu vực huy động đầy tiềm năng cho ngân hàng. Vì thế, để khai thác nguồn vốn này, ngân hàng cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động cũng như lãi suất hợp lý.

- Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội.

Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh tốn, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều lập tài khoản tiền gửi trong ngân hàng. Các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng khi bán được hàng hóa và rút ra khi cần. Chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khơng giống nhau. Do vậy ngân hàng có trong tay một khoản tiền lớn có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi.

- Huy động tiền gửi từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Trong q trình hoạt động, các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh tốn... Mục đích của những khoản tiền gửi này là để NHTM sử dụng các dịch vụ lẫn nhau, như: Thanh toán hộ, phát hành hộ

chứng chỉ tiền gửi, giao dịch ngoại tệ, giúp mua bán chứng khoán, tư vấn đầu tư, cho vay hợp vốn, đồng tài trợ... Mặt khác, các ngân hàng đang có nguồn dự trữ vượt yêu cầu có thể cho các ngân hàng khác vay để hưởng lãi suất.

* Huy động vốn tiền gửi theo loại tiền

- Huy động tiền gửi bằng nội tệ (VND)

Ngoài việc phân biệt nguồn vốn huy động tiền gửi theo đối tượng, theo kỳ hạn thì việc xác định vốn tiền gửi theo đồng tiền Việt Nam đồng huy động cũng rất quan trọng. Tiền gửi bằng nội tệ là nguồn tiền huy động chủ yếu nên các NHTM ln chú trọng đa dạng các gói sản phẩm huy động.

- Huy động tiền gửi bằng ngoại tệ

Tiền gửi bằng ngoại tệ là khoản tiền gửi chiếm tỉ trọng khơng cao nhưng nó giúp ngân hàng duy trì mối quan hệ với các cá nhân, doanh nghiệp, TCKT có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên. Nên các NHTM vẫn chú trọng tới các gói sản phẩm huy động tiền gửi bằng đồng ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô (Trang 25 - 28)