Đánh giá chung về công tác đào tạo nhân lực tại Viện Sức khỏe nghề

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) đào tạo nhân lực tại viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Trang 72 - 75)

6. Bố cục của đề tài

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CỦA VIỆN

2.4.2. Đánh giá chung về công tác đào tạo nhân lực tại Viện Sức khỏe nghề

nghiệp và môi trường

2.4.2.1. Đánh giá về công tác xây dựng ế hoạch đào tạo

* Ưu điểm:

“Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã thực hiện tốt công tác xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo và xác định đối tượng đào tạo. Kể từ khi thành lập, Viện đã thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo lực lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có năng lực trình độ nghiên cứu và thực hiện chun mơn nghiệp vụ, cụ thể kết quả đạt được như sau:

- Viện đã cử 72 lượt cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng trong đó: Đào tạo sau đại học trong nước có 18 thạc sĩ, 08 tiến sĩ. Tuy nhiên, đào tạo sau đại học nước ngồi Viện chưa có cán bộ nào, đào tạo kỹ năng tại nước ngồi chỉ có 02 cán bộ.

- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Chi ủy, Lãnh đạo Viện trong công tác đào tạo đặc biệt là đào tạo về nâng cao trình độ lý luận chính trị cho nhân lực, Viện đã cử 03 cán bộ tham dự lớp đào tạo về lý luận chính trị cao cấp và 04 cán bộ tham dự lớp đào tạo về lý luận chính trị trung cấp.

- Bên cạnh đào tạo về trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, Viện đã cử 20 cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, chức danh … nhằm nâng cao chất lượng thực hiện công việc. ”

* Nhược điểm:

“Mặc dù công tác xác định nhu cầu nhân lực của Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường được tiến hành thường xuyên hàng năm, tuy nhiên do tính chất phức tạp trong cơng việc nên kết quả xác định mới chỉ phản ánh một phần nào nhu cầu thực tế về nhân lực của các đơn vị.

Công tác xây dựng kế hoạch, đặc biệt là xác định nhu cầu đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế một cách phù hợp. Viện mới chỉ tập trung đào tạo chuyên môn và kiến thức cho cán bộ công nhân viên, chưa chú trọng tới nhu cầu về các kỹ năng mềm như giao tiếp, ngoại ngữ, tinh thần chủ động học hỏi và làm việc,…

Công tác tổ chức thi tuyển viên chức và người lao động do có những khó khăn khách quan và chủ quan tiến hành còn chậm so với kế hoạch đề ra, việc tuyển chọn nhân lực vào làm tại Viện những năm qua còn chưa linh hoạt. ”

2.4.2.2. Đánh giá về công tác tổ chức đào tạo

* Ưu điểm:

Trong những năm qua, Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường luôn bám sát các quy định của Đảng và Nhà nước để thực hiện các công tác điều động, luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị thuộc Viện tạo điều kiện để viên chức và người lao động tích lũy thêm kinh nghiệm, có điều kiện nâng cao trình độ và khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu nhân lực.

Việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng đã đúng đối tượng, kế hoạch đào tạo và quy hoạch cán bộ, góp phần phát huy hiệu quả bền vững cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ trong diện quy hoạch chú trọng cơng tác đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. ”

* Nhược điểm:

“Tuy hàng năm Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đều tổ chức các lớp đào tạo về chuyên môn và ngoại ngữ cũng như tin học nhưng hiệu quả của các lớp đào tạo này chưa thực sự cao. Nhân lực tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học,… không hào hứng và tập trung trong công tác tiếp nhận đào tạo, dẫn tới việc đào tạo không đạt mục tiêu ban đầu đề ra.

Một trong những nội dung chương trình đào tạo cần đáp ứng được để giải quyết tình trạng chồng chéo cơng việc, nhầm lẫn, khó khăn và mất thời gian của nhân lực tại Viện, đó là đào tạo về các thủ tục hành chính tại Viện. Vì Viện trực thuộc Bộ tế là cơ quan Nhà nước, nên việc đảm bảo sự chính xác và hợp lý của giấy tờ, thủ tục hành chính là vơ cùng quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, do chưa hiểu rõ về quy trình, thủ tục hành chính và chưa được đào tạo cụ thể về vấn đề này, việc chạy giấy tờ giữa các phòng ban, bộ phận còn gây mất thời gian, chồng chéo dẫn tới hiệu quả làm việc.

Các chương trình đào tạo được thiết kế chưa khơi dậy được tính năng động, sáng tạo và cống hiến hết mình vì kết quả chung của Viện do chính sách tạo động lực lao động còn chưa được chú trọng.

Một trong những hạn chế của chương trình đào tạo tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và mơi trường là các chương trình đào tạo chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cần đào tạo của Viện, các chương trình chỉ dừng lại ở nội dung đào tạo chuyên môn, đào tạo nghiên cứu hơn là đào tạo thực tế để làm việc và thực hành. Nội dung của các bài học chủ yếu về kiến thức đào tạo chuyên môn cho các y bác sĩ, điều dưỡng, y tá, các thông tin cập nhật về y tế thế giới, đào tạo lý thuyết khoa học thiên về nghiên cứu, điều tra và xử lý dữ liệu.

Nội dung, chương trình bồi dưỡng cịn trùng lặp; mang tính khái quát, chung chung, chưa đạt được kiến thức cần thiết cho từng loại cán bộ, công chức, viên chức; còn mang nặng lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tiễn; chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ.

Hạn chế tiếp theo là việc xác định mục tiêu của mỗi chương trình đào tạo chưa có, do vậy sẽ khơng biết được sau khi kết thúc khóa học người học sẽ đạt được cái gì? Người quản lý mong muốn cái gì? ”

Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cịn gặp nhiều khó khăn vì nguồn kinh phí hạn chế. Tỷ lệ viên chức và người lao động có trình độ chun mơn cao cịn hạn chế. ”

“Việc tìm kiếm người hướng dẫn, giảng viên, giáo viên đào tạo cho nhân viên của Viện còn gặp nhiều hạn chế, do kinh phí, do trình độ và do khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. Với đặc thù của ngành nghề hoạt động liên quan đến sức

khỏe nghề nghiệp và môi trường, việc tuyển dụng chuyên gia kĩ thuật không dễ, thời gian đào tạo khơng nhiều nên chương trình đào tạo có thể khơng đạt hiệu quả cao như thiết kế ban đầu.

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chậm được cải tiến, hiện đại hoá, nặng về truyền đạt kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người lao động..

Số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế, chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng còn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ được đặt ra. ”

2.4.2.3. Đánh giá về công tác đánh giá đào tạo

* Ưu điểm:

“Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường thực hiện đánh giá đào tạo thường xuyên nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp cải thiện công tác đào tạo và chất lượng cán bộ, nhân viên.

“Với kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong thời gian qua, Viện đã đào tạo được đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc; Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chun môn, năng lực, sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng tương đối yêu cầu nhiệm vụ được giao. Viện có 03 cán bộ được đề bạt bổ nhiệm giữ chức vụ cấp cao cụ thể là: 01 cán bộ được Bộ Chính trị luân chuyển, điều động về công tác tại địa phương, nay đã được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Bộ tế. 01 cán bộ được bổ nhiệm giữ chức Phó Viện trưởng của Viện và 01 cán bộ được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đơng. Ngồi ra có nhiều cán bộ được bổ nhiệm ở những vị trí cấp phịng. ”

* Nhược điểm:

Đối với cơng tác đánh giá cán bộ, nhìn chung vẫn mang tính hình thức và chưa thực sự phản ánh đúng mức kết quả công tác của cán bộ. Kết quả đánh giá thường mang tính cào bằng, cho qua và đơi khi chịu sự tác động của người quản lý đơn vị.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) đào tạo nhân lực tại viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)