Nhân lực của Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) đào tạo nhân lực tại viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Trang 41 - 44)

giai đoạn 2018-2020

ĐVT: Người

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Tổng số nhân lực (Người) 314 327 333

Chia theo tính chất cơng việc

- Số người lao động gián tiếp 226 240 249

- Số người lao động trực tiếp 88 87 84

Cơ cấu nhân lực theo tính chất cơng việc (%)

- Số người lao động gián tiếp 71,97 73,39 74,77

- Số người lao động trực tiếp 28,03 26,61 25,23

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, Viện sức h e nghề nghiệp và mơi trường

Số lượng lao động gián tiếp giai đoạn 2018- 2020 liên tục tăng, từ 226 người (năm 2018) lên 249 người (năm 2020). Trong khi đó, số lao động trực tiếp liên tục giảm trong 3 năm liền từ mức 88 người (năm 2018) xuống còn 84 người (năm 2020). Do đó, trong cơ cấu lao động của Viện, lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn với con số thấp nhất là 71,97% vào năm 2018 và liên tục tăng qua các năm,

động trực tiếp giảm nhẹ qua các năm từ 28,03% (năm 2018) xuống còn 25,23% (năm 2020).

Điều này là phù hợp với đặc thù công việc tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường chuyên nghiên cứu: lao động trực tiếp bao gồm các nghiên cứu viên, cán bộ y bác sĩ trực tiếp tạo ra doanh thu hàng năm phải chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, lao động gián tiếp bao gồm bộ phận kế tốn, khối văn phịng, phục vụ là bộ phận hỗ trợ chiếm tỷ trọng cao hơn.

Lý do là thứ nhất, các đoàn khám sức khoẻ cho người lao động được tổ chức tại chỗ - tại các đơn vị, đa phần thuộc các khu công nghiệp. Mặt khác, Viện không đủ nhân lực và chi phí để tổ chức đồn khám đi các khu cơng nghiệp ở xa. Vì vậy giải pháp là thuê các công tác viên và nguồn lực tại chỗ, tại địa phương có đơn vị tổ chức khám.

Thứ hai, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các đề tài thì là do đội ngũ bác sĩ chuyên gia của viện đảm nhiệm, các công việc thu thập thơng tin, thì lại do các cơng tác viên, và các nguồn lao động gián tiếp tại nơi trực tiếp thu thập.

Chính vì vậy, tỷ lệ lao động gián tiếp tại Viện nhiều hơn lao động trực tiếp là phù hợp.”

2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI VIỆN SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

2.2.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo

2.2.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo tại Viện

“Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường là một Viện trực thuộc Bộ tế. Hàng năm, Viện xác định nhu cầu đào tạo thông qua các căn sứ sau:

Thứ nhất, căn cứ vào các chương trình đào tạo dự kiến do Bộ tế đề xuất gửi xuống để Viện phổ biến cho cán bộ, cán bộ xem xét và đăng ký, phịng Tổ chức – Hành chính được giao phụ trách tổng hợp danh sách tham gia. Cụ thể, căn cứ vào thơng báo về các chương trình của Bộ tế liên kết với các tổ chức giáo dục, đào tạo, trường học trong và ngoài nước, Viện sẽ đăng ký cho cán bộ của Viện tham gia nếu phù hợp đối tượng và mục đích của chương trình.

Thứ hai, căn cứ vào cơng tác quy hoạch của Viện. Đối với mỗi tiêu chuẩn của từng vị trí, phịng Tổ chức – Hành chính sẽ thống kê để có căn cứ cử đi đào tạo các lớp bồi dưỡng giúp cho cán bộ được quy hoạch hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định. Theo từng giai đoạn có kế hoạch quy hoạch lãnh đạo Viện, trưởng phó phịng khoa với các đặc trưng đặc thù riêng, tiêu chí riêng như với trưởng khoa, phó khoa yêu cầu đào tạo trình độ thạc sĩ trở lên, trình độ lý luận trung cấp. Hoặc với viện trưởng, phó viện trưởng u cầu đào tạo tiến sĩ, trình độ lý luận cao cấp. Và độ tuổi tham gia đào tạo có quy hoạch là dưới 45 tuổi.

Thứ ba, căn cứ vào đề nghị của người lao động. Xuất phát từ yêu cầu trong q trình thực hiện cơng việc của bản thân, cán bộ có thể tự đánh giá về các kỹ năng còn thiếu cần bổ sung các kiến thức và kỹ năng cần thiết nào từ đó đưa ra đề xuất với lãnh đạo Viện.

Viện có các khóa học, chương trình đào tạo chỉ đạo tuyến về các vấn đề như an toàn vệ sinh lao động, các kỹ thuật đo bệnh nghề nghiệp, khám bệnh nghề nghiệp. Hiện nay, Viện cũng được cấp giấy phép cho phép đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành bệnh nghề nghiệp cho các cán bộ y tế thuộc đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện có nhu cầu. Như vậy, đây là đặc trưng của Viện. Những cán bộ, người lao động đang công tác tại Viện nếu có nhu cầu được đào tạo các chương trình thiết kế riêng và do Viện tự tổ chức, thì tự đánh giá và làm đề xuất, Viện sẽ tạo điều kiện tối đa để người lao động có nhu cầu được học miễn phí để thực hành trong cơng việc, và không cần các điều kiện đi kèm như bằng cấp, chứng chỉ liên quan.

Thông qua các căn cứ trên, Viện xác định được nhu cầu đào tạo của cán bộ về bằng cấp, chứng chỉ như trình độ lý luận chính trị; quản lý nhà nước; bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ theo vị trí việc làm. Tuy nhiên, số lượng cán bộ thực tế được đào tạo thì chưa đáp ứng được nhu cầu. Về lĩnh vực chuyên môn chủ yếu của cán bộ nghiên cứu là lĩnh vực kinh tế, các lĩnh vực nghiên cứu khác như văn hóa, xã hội, giáo dục có rất ít, đặc biệt là chính trị và tơn giáo. Việc đào tạo các lĩnh vực cịn thiếu là vơ cùng cần thiết. Về ngoại ngữ, đặc điểm của Viện là nghiên cứu về y tế và mơi trường do đó ngồi việc biết tiếng nh thì cần phải có cán bộ

biết các thứ tiếng khác. Nhưng hiện nay, cán bộ Viện sử dụng thành thạo tiếng nh vẫn còn hạn chế, cán bộ biết tiếng Pháp có 03 cán bộ, các cán bộ biết tiếng khác là khơng có. Hàng năm, có nhiều chương trình đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài, tuy nhiên nhiều cán bộ chưa thực sự quan tâm. Từ khi thành lập đến nay, Viện mới có 02 viên chức tham gia đào tạo tiếng Pháp theo chương trình của Đại sứ quán Pháp trong thời gian từ 8 đến 9 tháng. Khơng có thạc sĩ và tiến sĩ đi học nước ngoài do Viện cử đi. ”

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp số liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp, nhu cầu đào tạo của Viện được thể hiện ở bảng 2.2:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) đào tạo nhân lực tại viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)